PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 CÂU HỎI I.VĂN BẢN: Lập bảng theo các nội dung: Tên văn bản, tác giả, thể loại, nghệ thuật và nội dung của các văn bản đã học? II.TIẾNG VIỆT: A.Lý thuyết. 1.Có mấy loại từ ghép? Nêu mỗi loại từ ghép đó? Cho ví dụ? 2.Từ láy:- Nắm được các loại từ láy.? Cho ví dụ? 3.Từ Hán Việt: - Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt? - Các loại từ ghép Hán Việt? Cho ví dụ? 4.Từ đồng nghĩa :- Thế nào là từ đồng nghĩa ? - Các loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? 5.Từ đồng âm:- Thế nào là từ đồng âm? - Cách sử dụng từ đồng âm?Cho ví dụ? 6.Từ trái nghĩa là gì? Lấy ví dụ? 7.Điệp ngữ:- Thế nào là điệp ngữ ?Cách sử dụng điệp ngữ? Cho ví dụ? 8.Chơi chữ là gì? Có mấy lỗi chơi chữ/ cho ví dụ? B.Thực hành: Bài 1: Tìm từ ghép trong câu văn sau, và cho biết chúng thuộc loại từ ghép nào? “Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.” Bài 2:Điền các từ láy vào trước hoặc sau tiếng gốc để tạo từ láy? .ló; nhỏ; nhức.; khác; .thấp;..chếch; .ách Bài 3: Nghĩa của những tiếng láy có vần ênh (trong những từ lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm chung gì về nghĩa? Bài 4: Tìm những từ ghép Hán Việt có yếu tố Hán Việt sau: quốc, sơn, cư, bại? Bài 5:Điền quan hệ từ thích hợp với chỗ trống: -Lâu lắm rồi nói mới cởi mở....tôi như vậy. -Tôi vui vẻ....tỏ ý muốn gần nó. -Tôi nhắc anh nhiều.... ...anh không nghe. Bài 6:Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau đây: gan dạ; nhà thơ; nước ngoài; trông; bát; heo. Bài 7: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: hoa tươi; cá tươi; lên, cao, Mắt nhắm mắt....., Gần nhà.......ngõ. Bài 8:Đặt câu với cặp từ đồng âm sau: bàn(danh từ)-bàn (động từ); sâu(danh từ)- sâu(tính từ). Bài 9: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn? Một nắng hai.....; lời......tiếng nói; ngày lành tháng ......; bách chiến bách.........;Sinh........lập nghiệp. Bài 10: Tìm phép điệp ngữ trong khổ thơ sau, cho biết chúng thuộc phép điệp ngữ nào? Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu. Buồn trông nội cỏ dầu dầu. Chân mây mắt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh. Ẩm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. III.TẬP LÀM VĂN. Đề 1 :Cảm nghĩ của em về ngày khai giảng đầu tiên? Đề 2: Cảm nghỉ của em về môt người thân? Đề 3:Cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu? Đề 4: Cảm nghĩ của em về con vật nuôi mà em yêu thích? ĐÁP ÁN I.VĂN BẢN: STT TÊN VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI NGHỆ THUẬT NỘI DUNG 1 Cổng trường mở ra Lý Lan Văn bản nhật dụng -Nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ, sâu lắng -Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 2 Mẹ tôi A-mi-xi Truyện ngắn Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư -Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. -Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng nhất đối với mỗi con người. 3 Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài Truyện ngắn -Xây dựng tình huống nhân vật. -Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể: nhân vật tôi kể lại câu chuyện của mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện một cách chân thực. Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, làm mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong một mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn hạnh phúc gia đình. 4 Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt Thơ thất ngôn tứ tuyệt Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. 5 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thơ thất ngôn tứ tuyệt -Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa. -Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ. Thấy được sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa càm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. 6 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thơ thất ngôn bát cú đường luật -Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. -Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. 7 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thơ Nôm Đường luật Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng oà ra niềm vui đồng cảm. -Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống cùa con người hôm nay 8 Cảnh khuya Hồ Chí Minh Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật -Hình ảnh thơ lung linh huyền ảo; Sử dụng phép tu từ so sánh, điệp từ có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong đêm. Bài thơ thể hiện một đặc điểm thơ nổi bật của Hồ Chí Minh: sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người. 9 Rằm tháng Giêng Hồ Chí Minh Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật -Sử dụng điệp ngữ có hiệu quả. -Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm. Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ-chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ. 10 Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Thơ 5 tiếng -Bài thơ theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm, tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. II.TIẾNG VIỆT. Lý thuyết: STT TỪ KHÁI NIỆM KIỂU LOẠI VÍ DỤ 1 Từ ghép Có hai loại : Từ ghép đẳng lập; từ ghép chính phụ -Ghép đẳng lập: - Các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp ( không phân biệt tiếng chính và tiếng phụ). - Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính (tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau) Mặt mũi, ông bà, trầm bổng, ngắn dài Bà ngoại, trái lê, sách toán , màu trắng, nhà sàn 2 Từ láy Có hai loại: Từ láy toàn bộ và Từ láy bộ phận. - Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về âm thanh) . - Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Xanh xanh, đo đỏ, chiêm chiếp,bần bật -Tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, mạnh mẽ, liêu xiêu 3 Từ Hán Việt Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như một từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.Một số yếu tố Hán Việt như hoa,quả ,bút ,bảng có lúc dùng để tạo từ ghép ,có lúc được dùng độc lập như một từ.Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. -Từ ghép đẳng lập: Các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp. - Từ ghép chính phụ:+ Yếu tố chính đứng trước ,yếu tố phụ đứng sau: +Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau - Sơn hà , quốc gia, giang sơn -phát thanh, bảo mật, phòng hỏa. -thiên thư, cường quốc, đại hàn 4 Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Đồng nghĩa hoàn toàn - Đồng nghĩa không hoàn toàn - Đen tối- hắc ám. - Chết ,mất, hi sinh 5 Từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , không liên quan gì đến nhau Khi nói viết ta cần chú ý đến ngữ cảnh để hiểu nghĩa của từ đó. Mùa thu, thu tiền, thu mua, thu hoặch 6 Từ trái nghĩa Tứ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau -Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa: tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. cá tươi-cá ươn Hoa tươi-hoa héo; ăn yếu- ăn khoẻ. 7 Điệp ngữ Khi nói hoặc viết , người ta có thể dùng biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.Cách lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. -Điệp ngữ cách quãng: → - Điệp ngữ nối tiếp → -Điệp ngữ vòng(chuyển tiếp) → -“Trông trời , trông đất, trông mây. Trông mưa, trông gió, trông ngày , trông đêm.” -Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt. - Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? 8 Chơi chữ Chơi chữ là lợi dung đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,làm câu văn thâm hấp dẫn và thú vị. -Chơi chữ đồng âm → -Dùng lối nói trại âm. → -Dùng cách điệp âm. → -Dùng lối nói lái. → -Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa. → Lợi- lợi Ranh tướng Mênh mông muôn mẫu một màu mưa. Con cá đối bỏ trong cối đá. Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà. Bài tập: Bài 1: Từ ghép đẳng lập: Quần áo; giày nón; cặp sách. Từ ghép chính phụ: Tập vở. Bài 2: Lấp ló; nho nhỏ; nhức nhối; khang khác; thâm thấp; chênh chếch; anh ách. Bài 3: Chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn. Bài 4: Quốc gia; sơn hà; cư ngụ; thất bại. Bài 5: với; và; nhưng. Bài 6: gan dạ-dũng cảm; nhà thơ- thi sĩ; nước ngoài- ngoại quốc; trông- nhìn; bát- chén; heo- lợn. Bài 7: hoa tươi; cá ươn,xuống, thấp, mắt nhắm mắt mở, gần nhà xa ngõ. Bài 8: -Lọ hoa phong lan đặt trên bàn. -Chúng tôi đang bàn bạc công việc. -Trên lá cà có nhiều con sâu. -Nhà em có một cái giếng rất sâu. Bài 9: Một nắng hai sương; lời ăn tiếng nói, ngày lành tháng tốt, bách chiến bách thắng, sinh cơ lập nghiệp. Bài 10: Điệp từ “buồn trông”: thuộc điệp ngữ cách quãng. III.TẬP LÀM VĂN: Đề 1:Cảm nghĩ của em về ngày khai giảng đầu tiên? - Dàn bài gợi ý: A,Mở bài: Cảm nghĩ chung của em về ngày khai trường B, Thân bài:- Tâm trạng em đêm trước ngày khai trường - Quang cảnh đường phố, sân trường trong ngày khai trường - Không khí ngày khai trường như thế nào? - Ý nghĩa , tầm quan trọng của ngày khai trường ? C,Kết bài: Cảm xúc cúa em trong ngày khai trường. Đề 2: Cảm nghĩ của em về một người thân? - Dàn bài tham khảo: A, Mờ bài: Nêu người thân mà em yêu là ai? Tình cảm của em? B,Thân bài:- Miêu tả về hình dáng :khuôn mặt, vóc dáng, nụ cười -Tình cảm giữa người thân với xóm làng, họ hàng. - Những kỷ niệm đáng nhớ giữa em với người thân? - Tình cảm của người thân dành cho gia đình, cho em? C, Kết bài;- Cảm xúc ,tình cảm chung của em với người thân? - Lời hứa của em với người thân? Đề 3: Cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu? A.Mở bài: Giới thiệu về cây và cảm nghĩ khái quát về loài cây mà em yêu. B.Thân bài: -Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây: : Thân cây, lá, hoa, hương thơm đem đến cho mỗi người (cần kết hợp miêu tả, so sánh, biểu cảm) -Loài cây trong cuộc sống con người: +Cây cho bóng mát +cây cho hương thơm, hoa đẹp, quả ngọt -Loài cây trong cuộc sống của em +Cảm giác khi được thưởng thức hoa +Cây như người bạn +Cây gắn bó với kỉ niệm. C.Kết bài: Khẳng định lại phẩm chất của cây. Nêu được tình cảm của em với loài cây đó. Đề 4: Cảm nghĩ của em về con vật nuôi mà em yêu thích? A.Mở bài: Giới thiệu được tên con vật nuôi mà em yêu thích. B.Thân bài: Lần lượt nêu -Cảm nghĩ về hình dáng bên ngoài của vật nuôi đó. -Dáng vẻ cử chỉ nó như thế nào? (chỉ nêu cái ấn tượng và đáng yêu nhất) -Nó có lợi ích gì trong gia đình. -Em thường chăm sóc nó ra sao? D.Kết bài: nêu tình cảm của em về con vật nuôi đó.
Tài liệu đính kèm: