Đề cương ôn tập môn sinh học 9 năm học: 2015 – 2016

doc 58 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1327Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn sinh học 9 năm học: 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn sinh học 9 năm học: 2015 – 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016
♥♥♦♦♦♥♥♥
	PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương 1
Câu 1: Kh¸i niÖm di truyÒn, biÕn dÞ, di truyÒn häc? ý nghÜa cña di truyÒn häc?
* Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
* Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, cùng gắn liền với quá trình sinh sản.
* Di truyền học: Là ngành khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền và biến dị.
Nội dung: Gồm các lĩnh vực: Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
* Ý nghĩa của di truyền học: 
+ Di truyền học là một ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại.
+ Hiện nay di truyền học đang phát triển mạnh và đạt được những thành tựu to lớn.
+ Ví dụ:	Trong khoa học chọn giống: giúp nâng cao sản lượng nông nghiệp, ...
	Trong y học: Phòng chống các bệnh di truyền, chữa trị các bệnh hiểm nghèo, ...
	Trong công nghệ sinh học hiện đại: nâng cao cuộc sống của người dân, ...
Câu 2: Ph©n biÖt phÐp lai ph©n tÝch vµ ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch c¸c thÕ hÖ lai cña Men §en?
Phương pháp phân tích các thế hệ lai
Phép lai phân tích
Nội dung
+ Lai các bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một hoặc một số cặp tính trang tương phản. Sau đó theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể trội mang lai có kiểu gen dị hợp.
Mục đích
Là phương pháp khoa học nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền.
Là phép lai để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp (thuần chủng hay không thuần chủng)
P: AA x aa « F1: 100 %Aa
P: Aa x aa « F1: 1Aa : 1aa
Ý nghĩa
Dùng để phát hiện ra quy luật di truyền.
Dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống.
* Những thuận lợi khi Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu:
- Thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn.
- Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen.
- Có khả năng tự thụ phấn cao độ, do vậy tránh được sự tạp giao trong lai giống, nhờ đó đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai.
Câu 3: Các khái niệm, thuật ngữ của di truyền học:
* Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
VD: Ở đậu Hà Lan có các tính trạng: thân cao, hạt vàng, vỏ trơn, quả lục, hoa đỏ, ...
* Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng.
VD: 
Loại tính trạng
Cặp tính trạng tương phản
Chiều cao cây
thân cao và thân thấp
Hình dạng vỏ hạt
Hạt trơn và hạt nhăn
Màu sắc hạt
Hạt vàng và hạt xanh
Màu sắc hoa
Hoa đỏ và hoa trắng
Màu sắc quả
Quả lục và quả vàng
* Giống thuần chủng: 
	Là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình.
	Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước. (trên thực tế chỉ nói đến sự thuần chủng về một vài tính trạng nghiên cứu).
* Gen (nhân tố di truyền): Là một đoạn của phân tử ADN gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nucleotit, có trình tự xác định, có chức năng di truyền nhất định, quy định tính trạng của sinh vật.
Gen được kí hiệu bằng các chữ cái, chữ cái in hoa chỉ gen trội, chữ cái thường chỉ gen lặn.
VD: Gen A quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính trạng hạt xanh.
* Lai một cặp tính trạng: Là phép lai giữa cơ thể bố mẹ mang kiểu hình khác nhau (thậm chí trái ngược) về một tính trạng đang nghiên cứu nào đó.
VD: 	P: Đậu Hà Lan hạt vàng x Đậu Hà Lan hạt xanh
	P: Chuột lông đen x Chuột lông trắng
* Lai hai cặp tính trạng: Là phép lai giữa cơ thể bố mẹ mang kiểu hình khác nhau (thậm chí trái ngược) về hai loại tính trạng đang nghiên cứu nào đó.
VD: 	P: Đậu Hà Lan hạt vàng, vỏ trơn x Đậu Hà Lan hạt xanh, vỏ nhăn
	P: Chuột lông đen, ngắn x Chuột lông trắng, dài
* Phương pháp phân tích các thế hệ lai: Là phương pháp lai giống rồi phân tích các tính trạng biểu hiện ở đời lai, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng từ bố mẹ cho con cháu.
* Tính trạng trội: 
Là tính trạng được biểu hiện cả ở cơ thể đồng hợp và dị hợp.
VD: AA, Aa - Hoa đỏ
* Tính trạng lặn: 
Là tính trạng chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp, không được biểu hiện ở cơ thể dị hợp.
VD: aa - Hoa trắng
* Tính trạng trung gian: 
* Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể (trên thực tế chỉ xét đến một vài tính trạng quan tâm, nghiên cứu).
VD: Đậu Hà Lan có kiểu hình: Hạt vàng, thân cao, vỏ trơn,...
* Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể (trên thực tế chỉ xét một hoặc một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng được quan tâm, nghiên cứu).
VD: Đậu Hà lan có kiểu gen: AaBb
* Thể đồng hợp (đồng hợp tử): Là cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. Thể đồng hợp là cơ thể thuần chủng về tính trạng đang nghiên cứu.
VD: Cơ thể có kiểu gen AA, aa, BB, bb, ... là thể đồng hợp.
* Thể dị hợp (dị hợp tử): Là cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.
	Thể dị hợp không thuần chủng về tính trạng nghiên cứu.
VD: Cơ thể có kiểu gen Aa, Bb, ... là thể dị hợp.
* Sơ đồ lai: Là sơ đồ tóm tắt một quá trình lai giống, trong đó phải có kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ các loại giao tử của bố mẹ (P), tỉ lệ các loại kiểu gen, kiểu hình của con cháu (F).
* Đồng tính: Là hiện tượng con lai F1 đều đồng nhất về một loại kiểu hình nào đó (Tỉ lệ kiểu hình là 100%).
* Phân tính: Là hiện tượng con cái sinh ra có cả kiểu hình trội và kiểu hình lặn đối với một hay một số tính trạng nào đó.
* Di truyền độc lập: Là sự di truyền của các tính trạng không phụ thuộc vào nhau.
Câu 4: Các quy luật Menđen
* Nội dung qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
* Kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
* Ý nghĩa của tương quan trội lặn trong quy luật phân li
+ Tương quan trội lặn là hiện tượng khá phổ biến ở cơ thể động vật, thực vật và con người.
+ Tính trạng trội thường là tính trạng có lợi. Vì vậy một trong những mục tiêu của chọn giống là phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế cao.
+ Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi cấy trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
* Nội dung của qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
* Kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 cho tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
* Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
- Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối là do sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền.
- Là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ra giống mới trong lai hữu tính.
* Các điều kiện nghiệm đúng của các quy luật
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
+ P thuần chủng về các tính trạng 
+ Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn
+ Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn
+ Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống ngang nhau
+ P thuần chủng về các tính trạng 
+ Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn
+ Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn
+ Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống ngang nhau
+ Mỗi cặp gen phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau
Câu 5: Biến dị tổ hợp: 
* Khái niệm: Là sự tổ hợp lại các gen, trên cơ sở đó tổ hợp lại các tính trạng, làm xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
* Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp: 
	Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
	Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các NST, các cặp gen tương ứng từ đó tạo nên các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc.
* Đặc điểm: 
Biến dị tổ hợp xuất hiện: phong phú ở hình thức sinh sản hữu tính là do sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú hơn ở sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính vì:
- Loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Loài sinh sản vô tính chỉ theo cơ chế nguyên phân, vật chất di truyền được giữ nguyên vẹn như thế hệ xuất phát nên không xuất hiện biến dị tổ hợp.
* Ý nghĩa: Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.
Chương 2:
Câu 6: Nhiễm sắc thể
* Nhiễm sắc thể (NST): Là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu bằng thuốc nhuộm có tính chất kiềm. 
* Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể: Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.
VD: Về số lượng:
Loài
Người
Tinh tinh
Gà
Ruồi giấm
Đậu hà lan
Ngô
Lúa nước
Cải bắp
Khoai tây
Giun đũa
2n
46
48
78
8
14
20
24
18
48
4
n
23
24
39
4
7
10
12
9
24
2
* Theå ñoàng giao töû : laø nhöõng caù thể mang caëp NST giôùi tính XX. Khi giaûm phaân chæ cho ra 1 loaïi giao töû mang X.
* Theå dò giao töû : laø nhöõng caù theå mang caëp NST giôùi tính XY. Khi giaûm phaân cho ra hai loaïi giao tö û:1 loaïi mang X vaø 1 loaïi mang Y . 
* Cặp NST tương đồng: Là cặp NST giống nhau về hình dạng và kích thước, một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. 
* Bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n: là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.
* Bộ NST đơn bội, kí hiệu là n: là bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng. Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa 1 NST trong mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa.
* Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:
Bé NST l­ìng béi
Bé NST ®¬n béi
- Bé NST lµ 2n 
- Lu«n s¾p xÕp thµnh tõng cÆp.
- Mçi cÆp gåm: 1 chiÕc cã nguån gèc tõ bè vµ 1 chiÕc cã nguån gèc tõ mÑ.
- Cã trong hÇu hÕt c¸c tÕ bµo b×nh th­êng (2n) ngo¹i trõ giao tö.
- Bé NST lµ n 
- Lu«n tån t¹i thµnh từng chiÕc riªng lÎ.
- Mçi chiÕc hoÆc cã nguån gèc tõ bè hoÆc cã nguån gèc tõ mÑ.
- ChØ cã trong giao tö.
Câu 7: Cấu trúc và chức năng của Nhiễm sắc thể:
* Cấu trúc của nhiễm sắc thể
- Cấu trúc điển hình của NST có dạng đặc trưng được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của phân bào.
- Kích thức: Chiều dài từ 0,5 – 50 micromet, đường kính từ 0,2 – 2 micromet.
- Hình dạng cơ bản: Hình chữ V, hình móc, hình hạt, hình que, ...
- Cấu trúc: ở kì giữa mỗi NST gồm 2 cromatit (hai nhiễm sắc tử chị em) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó làm hai cánh.
- Mỗi cromatit gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
* Chức năng của nhiễm sắc thể
- NST là vật chất mang thông tin di truyền.
- NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.
- NST có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 8: Chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân.
* Chu kì tế bào: Là sự lặp lại vòng đời của mỗi tế bào, có khả năng phân chia bao gồm kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).
1. Nguyên phân
* Nguyeân phaân : laø hình thöùc phaân chia teá baøo coù thoi phaân baøo (xaûy ra ôû teá baøo sinh döôõng), töø 1 teá baøo meï taïo ra 2 teá baøo con coù boä NST vaãn giöõ nguyeân nhö teá baøo meï ban ñaàu.
a. Kyø trung gian 
- Tế bào lớn lên về kích thước.
- Trung tử nhân đôi.
- Nhieãm saéc theå ôû daïng sôïi maûnh.
- Cuoái kyø nhieãm saéc theå nhaân ñoâi thaønh nhieãm saéc theå keùp dính nhau ôû taâm ñoäng.
b. Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
Các kì
Những biến đổi cơ bản của NST
Kì đầu
(2n kép)
- Màng nhân biến mất, trung tử tiến về 2 cực tế bào hình thành thoi phân bào.
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa
(2n kép)
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
(4n đơn)
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
4n đơn ® 2n đơn
- Màng nhân xuất hiện.
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc, nằm gọn trong 2 nhân mới.
- Tế bào chất phân chia thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST 2n đơn.
Kết quả
Từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n giống như tế bào mẹ.
c. Ý nghĩa của nguyên phân
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, taùi taïo laïi caùc moâ vaø cô quan bò toån thöông.
- Nguyên phân duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào, vaø qua caùc theá heä cô theå ñoái vôùi sinh vaät sinh saûn voâ tính .
2. Giảm phân
* Giaûm phaân : cuõng laø hình thöùc phaân chia teá baøo coù thoi phaân baøo (xaûy ra ôû teá baøo sinh duïc ), goàm 2 laàn phaân chia lieân tieáp nhöng chæ coù 1 laàn nhaân ñoâi NST, keát quaû töø 1 teá baøo meï taïo ra 4 teá baøo con coù boä NST giaûm ñi 1 nöûa.
a. Kyø trung gian 
- Tế bào lớn lên v ề kích thước.
- Trung tử nhân đôi.
- Nhieãm saéc theå ôû daïng sôïi maûnh.
- Cuoái kyø nhieãm saéc theå nhaân ñoâi thaønh nhieãm saéc theå keùp dính nhau ôû taâm ñoäng.
b. Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình giảm phân
Các kì
Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì đầu
 - 2n NST kép xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau.
2n kép
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
n kép
Kì giữa
- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
2n kép
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
n kép
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào.
2n kép
- Từng NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
2n đơn
Kì cuối
- Hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép khác nhau về nguồn gốc .
2n kép ® n kép
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con mới với số lượng là đơn bội (n NST).
2n đơn ® n đơn
Kết quả
Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST).
c. Ý nghĩa của quá trình giảm phân: 
- Đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Cùng với quá trình thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể.
- Taïo ra caùc tế bào con coù boä NST ñôn boäi vaø khaùc nhau veà nguoàn goác
3. Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa NP và GP
a. Những điểm giống
- Có sự nhân đôi của NST tạo thành NST kép (kì trung gian).
- Có sự tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào.
- Trải qua các kì phân bào tương tự nhau (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối)
- Có sự biến đổi hình thái NST như đóng xoắn và tháo xoắn.
- Kì giữa, NST tập trung ở 1 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào.
- Giảm phân 2 có tiến trình giống nguyên phân.
b. Khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, trong suốt đời sống cá thể.
- Gồm 1 lần phân bào..
- Từ 1 TB sinh dưỡng ( 2n NST) qua nguyên phân hình thành 2TB con có bộ NST giống tế bào mẹ (2n).
- Kì giữa, NST tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Không có hiện tượng trao đổi chéo.
- Kết quả: tạo ra 2 tế bào con với bộ NST lưỡng bội 2n.
- Duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào, duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở các sinh vật sinh sản vô tính.
- Xảy ra ở TB sinh dục (2n) ở thời kì chín.
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
- Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua giảm phân hình thành 4 TB con có bộ NST đơn bội. (n NST) bằng ½ NST của tế bào mẹ.
- Kì giữa 2, NST tập trung 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì đầu 1 có hiện tượng trao đổi chéo.
- Kết quả: tạo ra 4 tế bào con với bộ NST đơn bội n.
- Cùng với quá trình thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở các sinh vật sinh sản hữu tính.
4. Thụ tinh
* Khái niệm: Là sự kết hợp của 1 giao tử đực và một giao tử cái tạo thành hợp tử.
* Bản chất: Là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
* Ý nghĩa: 
- Khoâi phuïc boä NST ñaëc tröng cuûa loaøi qua caùc theá heä cô theå, laøm xuaát hieän caùc BDTH.
- Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.
* Söï keát hôïp 3 quaù trình nguyeân phaân giaûm phaân vaø thuï tinh ñaõ duy trì boä NST ñaëc tröng cuûa loaøi giao phoái qua caùc theá heä cô theå, ñoàng thôøi taïo ra nguoàn bieán dò toå hôïp phong phuù cho tieán hoaù vaø choïn gioáng.
Câu 10: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật
1. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật
• Quá trình phát sinh giao tử đực: Các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào. Tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần GP I tạo ra 2 tinh bào bậc 2, lần GP II tạo ra 4 tinh tử, các tinh tử này phát triển thành 4 tinh trùng
• Quá trình phát sinh giao tử cái: Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần GP I tạo ra tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc II, Noãn bào bậc II tiến hành GP II cũng tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ hai và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là trứng
2. So sánh Quá trình phát sinh giao tử ở động vật
♦ Giống nhau: 
- Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần để tạo ra noãn nguyên bào và tinh nguyên bào.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.
 ♦ Khác nhau
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn).
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn), chỉ có 1 tế bào trứng tham gia quá trình thụ tinh
- Kết quả: Từ 1 noãn bậc1 giảm phân cho thể cực thứ nhất, thể cực thứ II và 1 tế bào trứng (n NST).
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng, đều tham gia quá trình thụ tinh
- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n NST).
3. Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính duy trì ổn định qua các thế hệ
	Vì do sự phối hợp của các quá trình NP, GP và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ
Câu 11: So sánh sự khác nhau 
Tế bào xôma
Giao tử
- Là loại tế bào sinh dưỡng.
- Bộ NST trong nhân là lưỡng bội.
- Chứa các cặp NST tương đồng.
- Khác nhau về 2 giới ở cặp NST gới tính trong đó.
- Tham gia cấu tạo cơ thể.
- Là loại tế bào sinh dục.
- Bộ NST trong nhân là đơn bội.
- Chứa 1 NST của cặp tương đồng.
- Gồm 2 loại: Trứng và tinh trùng.
- Có vai trò trong quá trìn

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_chi_tiet_on_tap_hoc_ki_1_Sinh_9.doc