Đề cương ôn tập môn địa lý lớp 9 học kì một

docx 10 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1454Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn địa lý lớp 9 học kì một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn địa lý lớp 9 học kì một
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 HKI
A.Lí Thuyết:
Câu 1:Trình bàí số dân và gia tăng dân số ở nước ta?
Số dân: 80,9 triệu (2003), 85,8 triệu (2009) 
Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới (2002) (nhưng nay dân số nước ta đứng thứ 13 trên thế giới). 
Tình hình gia tăng dân số: 
- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục qua các năm. 
- Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 .Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, nên nhiều năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm và có sự khác nhau giữa các vùng miền
Câu 2: Tình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta ? giải thích?
Đặc điểm phân bố dân cư :
 Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng, các địa phương. MĐDS trung bình 246 người/ km2 (2003) 
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị nhưng lại thưa thớt ở vùng núi và trung du 
- Dân cư phân bố nhiều ở nông thôn (74%) và ít ở thành thị (26%) 
Giải thích:
- Vì vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sinh sống thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu phát triển sản xuất. Miền núi và trung du là nơi điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như đi lại khó khăn, thiếu nước... 
- So về quy mô diện tích và dân số nước ta thì số thành thị còn ít nên chưa thu hút được nhiều thị dân, do đó tỉ lệ dân thành thị còn ít so với dân sống ở nông thôn 
Câu 3:Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: 
- Đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm lớn ( năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn là 77,7 %. Tỉ lệ thất nghiệp của thành thị là 6 %) 
- Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp 
Để giải quyết vấn đề việc làm cần tiến hành những biện pháp: 
- Phân bố lại lao động và dân cư ở các vùng 
- Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn như: tăng vụ, cải tạo giống, chuyên canh các lọai cây trồng có năng suất cao phù hợp với từng vùng 
- Mở thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy để thu hút lao động 
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp dạy nghề giới thiệu việc làm. 
Câu 4:Trình bày nét đổi mới trong nền kinh tế của nước ta ?
Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt chủ yếu:
_ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
_ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ 
_ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần 
Câu 5: Nêu một số thành tựu và thách thức trong nền kinh tế nước ta thời kì đổi mới.
Thành tựu:
- Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc 
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Đã hình thành một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm....
- Sự phát triển của ngành sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu thúc đẩy ngoại thương & đầu tư nước ngoài 
- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực & toàn cầu, nước ta đã trở thành thành viên của WTO 
 Khó khăn 
- Nhiều vùng miền núi nước ta vẫn còn xã nghèo 
- Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm 
- Vấn đề việc làm phát triển văn hóa, giáo dục, y tế... chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội 
Tìm hiểu các thách thức của Việt Nam khi tham gia AFTA, WTO
 Sau khi VN gia nhập WTO vấn đề nan giải nhất là cạnh tranh trên thị trường chiếm lĩnh thị trường xuất nhập khẩu, nếu các ngành trong nước không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (chất lượng, sản phẩm, mẫu mã, giá cả) để cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì nhanh chóng sẽ bị phá sản
Câu 6:Phân tích những điều kiện để phát triển nghành nông nghiệp nước ta?
 Những thuận lợi:
_ Tài nguyên đất đa dạng gồm 2 nhóm chính:
Đất phù sa phân bố ở các đồng bằng như đồng bắng sông hồng , ĐBS Cửu Long.Thích hợp trồng cây lương thực và các cây công nghiệp ngắn ngày.
Đât feralit phân bố ở các vùng trung du và miền núi . Thích hợp trồng cây công nghiệp laau năm.
_Tài nguyên khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo điều kiện cho cây cối sinh trưởng và phát triển quanh năm.
Khí hậu phân hóa đa dạng nên đa dạng được các loài cây trồng. Ngoài cây nhiệt đới có thể trồng cây cận nhiệt và ôn đới.
_ Tài nguyên nước: Sông ngòi ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
_ Tài nguyên sinh vật: nguồn động thực vật phong phú tạo điều kiện để thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi
Khó khăn:
_ Khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển nhanh. Thiên tai như hạn hán, sương muối, lũ lụt làm cho sản xuất bấp bênh
_ Thiếu nước về mùa khô ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Câu 7:Tình hình phát triển của ngành trồng trọt ?
Tình hình phát triển:
 _ Cơ cấu cây trồng đa dạng . Lúa là cây trồng chính có diện tích năng suất , chất lượng và sản lượng bình quân dầu người không ngừng tăng. Cây ăn quả và cây công nghiệp phát triển khá nhanh có nhiều sản phẩm xuất khẩu; cao su , hồ tiêu,.
Phân bố:
_ Hai vùng trồng lúa chủ yếu : ĐB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long 
_Cây công nghiệp được trồng nhiều ở Tây Nam Bộ, Tây Nguyên ,Trung du và miền núi phía Bắc.
_Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng song Cửu Long và Đông Nam Bộ 
Câu 8:Phân tích các điều kiện phát triển ngành công nghiệp nước ta ?
Các nhân tố tự nhiên:
_ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cở sở để phát triển cơ cấu đa ngành :
Nguồn khoang sản phong phú tạo điệu kiện các ngành công nghiệp nhóm A
Phân bố tài nguyên tạo nên các thế mạnh khác nhau của các vùng
Các nhân tố kinh tế xã hội:
_ Dân cư lao động: nguon lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ lớn có khả năng tiếp thu khoa học , kĩ thuật
_ Cơ sở vật chất _kĩ thuật và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, song vẫn còn nhiều hạn chế
Trình độ công nghiệp thấp
Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao , tiêu hao năng lượng và nguyên vât liệu lớn
_ Có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp phát triển
_ Thị trường ngay càng mở rộng song tính cạnh tranh quyết liệt bởi hang ngoại nhập
Câu 9: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng:
 _ Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như công nghiệp khai thác khoáng sản, cơ khí, điện tử, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.....
 * Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:
 ·Công nghiệp khai thác nhiên liệu 
 ·Công nghiệp điện 
 ·Công nghiệp cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liêụ xây dựng 
 ·Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 
 ·Công nghiệp dệt may
Câu 10: Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn và đa dạng nhất nước ta ?
_ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có vị trí rất thuận lợi cho sự giao lưu, là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước, nằm ở trung tâm của hai vùng kinh tế năng động, là hai trung tâm CN lớn lại tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các hoạt động tài chính, thương mại, ngân hàng đều rất phát triển 
Câu 11: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thanh trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước?
_ Hà Nội là thủ đô của cả nước , TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế chính trị ,hành chính lớn nhất phía Nam
_ Là hai thành phố lớn nhất cả nước, đông dân , đân cư tập trung vơi mật độ cao
_ Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước , đặc biệt là các hoạt động công nghiêp :là nơi tập trung nhiều nhất các dịch vụ về tiêu dùng sản xuất
Câu 12:Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiện , tài nguyên thiên nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đặc điểm, vị trí của vùng trung du và miền núi Bắc bộ:
_ - Diện tích:100.965km2 (chiếm 30,7% diện tích cả nước)
- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm ở phiá bắc lãnh thổ nước ta bao gồm phần đất liền và vùng biển có các đảo trên vịnh Bắc Bộ 
- Giáp với Trung Quốc, Lào, ĐB sông Hồng, Bắc Trung bộ và Biển Đông 
-> thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế với các nước, mở rộng thị trường tiêu thụ, là cửa ngõ thông ra biển taọ điều kiện thuận lợi cho giao lưu đường biển, phát triển du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra vùng Trung du và miền núi Bắc bộ còn có ý nghĩa cả về mặt quốc phòng 
Điều kiện tự nhiện , tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm: Có địa hình cao, cắt xẻ mạnh , khí hậu có mùa đông lạnh, có nhiều loại khoáng sản, trữ lượng thủy điện dồi dào 
Thuận lợi : coa tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng ,tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành
Khó khăn :
_Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường
_ Khoang sản có trữ lượng nhỏ , điều kiện khai thác phức tạp , thường xuyên xảy ra xói mòn, sạt lở đất, lũ quét
Tài nguyên
- Tài nguyên khoáng sản rất phong phú: than, sắt, thiếc bôxít, apatit.....
- Tài nguyên nước: Trong vùng có nhiều sông lớn có giá trị về mặt thủy điện như thủy điện Hoà Bình, Sơn La (sông Đà), Thác Bà (sông Chảy) 
- Tài nguyên đất: thích hợp trồng các loại cây công nghiệp (nổi tiếng nhất nước là chè) đồng cỏ chăn nuôi 
- Tài nguyên khí hậu: Vùng có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, thuận lợi trồng cây cận nhiệt và ôn đới
- Các cảnh quan đẹp: thế mạnh du lich như Sa Pa, Hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long 
-Tài nguyên biển: vùng biển kín, nhiều đảo phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 
Câu 13:Điền kiện tự nhiên của ĐBSH có thuận lợi và khó khan gì cho phát trieenr kinh tế xã hội?
Thuận lợi 
- ĐB sông Hồng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc Trung bộ, vùng biển, vị trí điạ lý dễ dàng trong giao lưu KT-XH với các vùng trong nước 
- Tài nguyên thiên nhiên 
+ Đất phù sa tốt, điều kiện thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ, trồng cây ôn đới, cận nhiệt
+ Tài nguyên khoáng sản có giá trị là các mỏ đá xây dựng trữ lượng lớn, sét cao lanh thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 
+ Bờ biển phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản, du lịch 
 Khó khăn 
- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão lụt làm thiệt hại mùa màng, đường sá.... 
- Nhiều khu vực đất đã bị bạc màu...
Câu 14:Sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào? ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực thực phẩm?
Sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH có tầm quan trọng :
Cung cấp cho nhu cầu nhân dân về lương thực, thực phẩm. Đây là vùng đông dân nhất nước ta, vì vậy đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân là nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân 
- Tạo ra nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiêp chế biến 
Những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: đất phù sa sông phì nhiêu màu mỡ; khí hậu nhiệt đới gió mùa; hệ thống sông ngòi dày đặc: thuận lợi cho sản xuất lúa nước; cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện; dân cư và nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm sản xuất cây lúa nước
- Khó khăn: Do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nhiều nơi đất bị bạc màu. Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai. Dân số quá đông, gây sức ép lớn đến sản xuất lương thực thực phẩm.
Câu 15: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi?
 Thuận lợi:
* Vị trí lãnh thổ cuả vùng Bắc Trung Bộ đưọc coi là cầu nối của các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước
Phía tây và giáp Lào, phía đông là vùng biển giàu tiềm năng, đặc điểm vị trí giúp cho vùng mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Lào, đa dạng các ngành kinh tế biển 
* Tài nguyên thiên nhiên 
- Khoáng sản phong phú: quặng sắt, thiếc, đá vôi...
- Đất đai: dải đất ven biển cho phép sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đồi đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp 
- Rừng khá phong phú, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng cao 
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng, bãi cá tôm, cảng biển, nghề làm muối...
 Khó khăn 
- Vùng nằm trong khu vực có nhiều thiên tai thường xảy ra như bão, lũ, hạn hán, cát lấn, gió lào 
- Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp 
Câu 16: Điều kiện tự nhiên ở Duyên hải NTB có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi?
Thuận lợi: 
Về vị trí điạ lý: Với hình thể hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận; Duyên hải Nam Trung bộ là cầu nối Bắc Trung Bộ với Tây nguyên và Đông Nam Bộ đồng thời kết hợp kinh tế và quốc phòng giữa đất liền với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên biển Đông 
 Tài nguyên thiên nhiên: 
- Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ đều có núi, gò đồi ở phiá tây, dãy đồng bằng hẹp ở phiá đông ; các đồng bằng ven biển sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đất rừng chăn nuôi, có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc.Vùng nước lợ, nước mặn ven biển thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản 
-Rừng của Duyên hải Nam Trung bộ còn khá phong phú, độ che phủ rừng của vùng còn 39 %; cung cấp gỗ rừng, một số đặc sản quý hiếm: quế, trầm hương, kì nam...
- Khoáng sản: cát thuỷ tinh, titan, vàng 
 Kinh tế xã hội:
- Là vùng có nhiều di tích văn hoá lịch sử được UNESCO công nhận: phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam ) 
- Là vùng có quốc lộ IA, có đường sắt Bắc Nam chạy qua, có hệ thống cảng biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế 
 Khó khăn: 
- Vùng thường chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ, hạn hán 
- Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng 
Câu 17: Điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi?
 Thuận lợi 
*Về điều kiện tự nhiên :
- Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng, có mặt bằng rộng lớn hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp
- Đất đai: đất badan với diện tích 1,36 triệu ha (chiếm 66 % diện tích đất bazan cả nước) thích hợp trồng cây CN cà phê, caosu, tiêu, chè, dâu tằm
- Rừng tự nhiên có diện tích gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng cả nước) trong rừng có nhiều gỗ quý.
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp với nhiều cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp. Khí hậu mát mẻ kết hợp với thiên nhiên đẹp có thế mạnh phát triển du lịch.
- Sông ngòi giàu tiềm năng về thuỷ điện 
* Tài nguyên: Tây nguyên có khoáng sản là Bôxit với trữ lượng lớn
 Khó khăn
- Mùa khô kéo dài thiếu nước cho cả sản xuất và sinh hoạt. Mùa khô nguy cơ cháy rừng cao
- Việc chặt phá rừng để trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư
Câu 18: Duyên hải Nam Trung bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
- Việc khai thác các tiềm năng kinh tế biền ở Duyên hải Nam Trung Bộ được thể hiện ở các ngành kinh tế biển của vùng 
- Ngư nghiệp là thế mạnh cuả vùng, chiếm 27,4 % giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực tôm, cá đông lạnh 
- Nghề làm muối phát triển, chế biến thủy sản khá phát triển: muối Cà Ná, Sa Huỳnh; nước mắm Nha Trang, Phan Thiết 
- Khai thác cát thuỷ tinh, ti tan 
- Du lịch biển phát triển với các bãi tắm nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né
- Cảng biển phát triển như Đà Nẵng, Dung Quất
Câu 19:Vai trò của ngành giao thong vận tải ?
- Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới. 
Câu 20: Nêu điều kiện phát triển ngành thủy sản ở nước ta ?
_ Nước ta có nhiều điều kiện tự nhien thuận lợi để phát triển ngành thủy sản: 
có vùng biển rộng , có 4 ngư trường cá lớn , có nhiều đảo ,vũng,vịnh.
 ->Phát triển thủy sản nước mặn
Có nhiêu bãi triều dàm phà , các dải rừng ngập mặn 
->Phát triển thủy sản nước lợ
Có nhiều ao hồ , sông ,suối.
->Phát triển thủy sản nước ngọt.
B.Bài tập
Bài 3(tr10)
.........
Bài 2(tr23):
...
Bài 2 (tr33):
..
Bai 3(tr69):
..Bai 3(tr75)
..
Bài 3(tr99)
..
Bài 3(tr105)
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_dia_9_ki_I.docx