Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới

doc 64 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới
LỊCH SỬ THẾ GIỚI 1945 – 2000
Câu
Trang
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH( 1945- 1949)
Câu 1: Hoàn cảnh, nội dung và tác động của Hội nghị Ianta ( tháng 2 năm 1945)
Câu 2: Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước đồng minh ở Châu Âu và Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Em có nhận xét gì về sự phân chia này
Câu 3: Nêu những quyết định của Hội nghị Ianta tháng 2- 1945. Nhận xét gì về những quyết định này.
Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể trong hơn nửa thế kỷ hoạt động em hãy chứng minh và làm rõ vai trò cử tổ chức này đối với sự phát triển của thế giới
Câu 5: Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, các cơ quan chính và vai trò của Liên hợp Quốc
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945 – 1991) LIÊN BANG NGA ( 1991 – 2000)
Câu 1: Những thành tựu của Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Ý nghĩa lịch sử của những thành tựu này
Câu 2: Giải thích từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, vị thế của Liên Xô được đề cao trên trường quốc tế
Câu 3: Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu . Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế
Câu 4: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu? Tù sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu, Việt nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì. 
Câu 5: Liên Bang Nga từ 1991 – 2000
BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
Câu 1: Trình bày thay đổi lớn mang tính bước ngoặt đầu tiên của lịch sử Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai 
Câu 2: Hãy nêu sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này
Câu 3: Vì sao năm 1978 trung Quốc phải thực hiện cải cách mở cửa? Những biến đổi căn bản của Trung Quốc sau 20 năm thực hiện cải cách, mở cửa? 
Câu 4: So sánh cuộc nội chiến ở Trung Quốc ( 1946 – 1949) và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ( 1946 – 1950)
Câu 5: Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thé giới thứ hai.
BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Câu 1: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 – 1950
Câu 2: Sự thành lập nước cộng hòa Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Tóm tắt những thành tựu cộng hòa Ấn Độ đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước từ năm 1950 đến năm 2000
Câu 3: Làm rõ những thắng lợi tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống đế quốc và các thế lực phản cách mạng ở khu vực châu Á trong các năm 1945, 1949, 1950.
Câu 4: Nêu và làm rõ biến đổi to lớn nhất của khu vực Đông nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 5: Sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á
Câu 6: Khái quát về quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 7: Trình bày sự thành lập của tổ chức ASEAN. Giải thích tại sao từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX một thời kỳ mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á
Câu 8: Các mốc đánh dấu thắng lợi và bước phát triển của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 9: Trình bày những thành tựu tiêu biểu trong sự phát triển kinh tế của Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN . Từ sự phát triển kinh tế của một số nước trong khu vực rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày nay
Câu 10: Có đúng hay không khi cho rằng Hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kỳ phát triển mới cho tổ chức ÁSEAN và giải thích tại sao Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN năm 1995
Câu 11: Trình bày sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Câu 12: Những biến đổi lớn của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 13: Những sự kiện chính của lịch sử Campuchia và nêu nội dung của những sự kiện đó.
Câu 14: Sự phát triển của cách mạng Lào 1945 – 1975
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH
Câu 1: Những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân các nước Châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai . So sánh kẻ thù của nhân dân Châu Phi và nhân dân Mĩ La Tinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời kỳ này
Câu 2: Bước phát triển và thắng lợi của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Giải thích tại sao Cu ba được coi là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh ở Khu vực Mĩ La tinh
Câu 3: Phân tích những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai . Tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc
Câu 4: Thắng lợi tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng thế giới trong các năm 1945, 1959,1960.
Câu 5: Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Làm rã thắng lợi tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong các năm 1945, 1959, 1960
Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản trong quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước thuộc khu vực Mĩ La Tinh so với khu vực châu Á, châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 7: Em hãy chứng minh bước phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Tìm điểm khác biệt cơ bản nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ la Tinh
BÀI 6: NƯỚC MĨ (1945 – 2000)
Câu 1: Trình bày những sự kiện lịch sử để làm rõ từ năm 1947 đến năm 1949 Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đã khởi động cuộc chiến tranh lạnh
Câu 2: Trình bày âm mưu và hành động của Mĩ từ những năm 1947 – 1949. Tác động của những sự kiện này đối với quan hệ quốc tế
Câu 3: Sự hình thành các trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới Mĩsau chiến tranh thế giới thứ hai . Khó khăn của Mĩ hiện nay là gì.
Câu 4: Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó tại Tây Âu trong những năm 1947 – 1949
Câu 5: Trình bày sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ. Trong những nguyên nhân đó , nguyên nhân nào là quan trọng nhất
Câu 6: sự phát triển kinh tế, KHKT Mĩ từ 1945 – 1973
Câu 7: Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 – 1973
Câu 8: Nội dung chiến lược toàn cầu của Mĩ. Mĩ đã áp dụng nó như thế nào ở Tây Âu và ở Châu Á
Câu 9: chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 – 2000. Mĩ đã đạt được gì và không đạt được gì.
BÀI 7: NHẬT BẢN ( 1945 – 2000)
Câu 1: Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Ngày nay các nước đang phát triển có thể học tập được gì từ sự phát triển của Nhật bản
Câu 2: Tình hình Nhật bản từ năm 1945 – 1952
Câu 3: Sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 – 1973. Nguyên nhân của sự phát triển. Việt Nam học tập được gì từ Nhât Bản
BÀI 8: TÂY ÂU ( 1945 – 2000)
Câu 1: Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 2000). Điểm giống và khác nhau trong chính sách đối ngoại của các nước Đức, Anh, Pháp
Câu 2: Trình bày sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển, vai trò của Liên minh Châu Âu - EU
Câu 3: Sự phát triển kinh tế của Tây Âu trong những năm 1945 – 2000
BÀI 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
Câu 1: Trình bày và nhận xét ba sự kiện chủ yếu trong thời kỳ chiến tranh lạnh từ 1947 – 1949
Câu 2: Biểu hiện sự sụp dổ hoàn toàn của trật tự hai cực Ianta. Những thay đổi của thế giới sau khi trật tự hai cực sụp đổ
Câu 3: Tại sao quan hệ quốc tế từ những năm 70 của thế kỷ XX chuyển dần từ đối đầu căng thẳng sang hòa hoãn đối thoại. Làm rõ những biểu hiện của xu thế hòa hoãn trong quan hệ của hai khối Đông - Tây
Câu 4: Giải thích tại sao một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh kết thúc là các nước đều có sụ điều chỉnh chiến lược phát triển , tập trung vào phát triển kinh tế . Liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Câu 5: Những thách thức của thế giới sau khủng hoảng năng lượng năm 1973. tác động của sự kiện này đối với quan hệ quốc tế như thế nào..
Câu 6: Biểu hiện của mâu thuẫn Đông –Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh. Tác động của tình hình trên đến khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 7: Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe TBCN và XHCN
Câu 8 : giải thích tại sao Xô – Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh năm 1989. Tác động của sự kiện này đối với mối quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000
Câu 9: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quôc tế nửa sau thế kỷ XX
Câu 10: Nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe TBCN và XHCN
Câu 11: Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lanh chấm dứt. Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta
Câu 12: Nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giưa hai phe TBCN và XHCN
Câu 13: vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chến tranh lạnh. Sự kiện này đã tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào
Câu 14: Những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Trong bối cảnh đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) có gì thay đổi. 
Câu 15: Quan hệ giữa Mĩ và Liên xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Trình bày những sự kiện lịch sử để làm rõ từ năm 1947- 1949 Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đã khởi động cuộc chiến tranh lạnh
BÀI 10: CMKHCN VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
Câu 1: Phân tích những biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa. Những thách thức của toàn cầu hóa đối với nước ta ngày nay
Câu 2: Phân tích đăc điểm và những tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
Câu 3: Giải thích tại sao khẳng định CMKHCN đã và đang đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới
Câu 4: Trình bày nguồn gốc và đặc điểm , tác động của cuộc CMKHCN lần thứ hai
Câu 5: Toàn cầu hóa là gì? Những biểu hiện của Toàn cầu hóa. Tại sao nói Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển
Câu 6: Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay . Thời cơ và thách thức đặt ra cho Việt Nam
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH( 1945- 1949)
Câu 1: Hoàn cảnh, nội dung và tác động của Hội nghị Ianta ( tháng 2 năm 1945)
Câu 2: Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước đồng minh ở Châu Âu và Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Em có nhận xét gì về sự phân chia này
Câu 3: Nêu những quyết định của Hội nghị Ianta tháng 2- 1945. Nhận xét gì về những quyết định này.
Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể trong hơn nửa thế kỷ hoạt động em hãy chứng minh và làm rõ vai trò cử tổ chức này đối với sự phát triển của thế giới
Câu 5: Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, các cơ quan chính của Liên hợp Quốc
Câu 1: Hoàn cảnh, nội dung và tác động của Hội nghị Ianta ( tháng 2 năm 1945)
1. Hoàn cảnh triệu tập
- Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, Hồng quân Liên xô đang tiến đánh Béc lin. Nhiều vấn đề đặt ra trước các nước đồng minh đòi hỏi phải giải quyết đó là:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
- Trong bối cảnh đó một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta ( Liên xô) từ ngày 4 đến 11-2-1945 với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc Liên xô, Mĩ , Anh
2. Nội dung
- Thống nhất một mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNFX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng két thúc chiến tranh trong vòng từ 2 đến 3 tháng sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên xô sẽ tham chiến chống nhật ở Châu Á
- Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới 
Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
+ Ở Châu Âu:
- Quân đội Liên xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béc lin và các nước thuộc khu vực Đông Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô
- Quân đội Mĩ chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc lin và các nước thuộc khu vực Tây Âu. Vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ
- Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập
+ Ở Châu Á:
- Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên xô tham chiến chống Nhật. Giữ nguyên trạng Mông Cổ , Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904. Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin: Liên xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin
- Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhât Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, hông quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm danh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ ,Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cần cải tổ với sự tham gia của một Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ; Trả lai cho Trung Quốc vùng Mãn Châu , đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. 
- Các vùng còn lại của Châu Á ( ĐNA, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương Tây
- Đông Dương: Việc giải giáp quân Nhật sẽ giao cho quân Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16, Quân Trung Hoa Dân Quốc ở phía Bắc
3. Tác động
- Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh , thường gọi là trật tự hai cực Ianta
- Những quyết định này đã dẫn tới tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai cực Xô – Mĩ, giữa hai hệ thống TBCN và XHCN
- Đối với Đông Dương:
+ Quyết định tiêu diệt tận gốc CNFX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho một số nước Đông Nam Á sau đó nổi dậy giành chính quyền, khôi phục nền độc lập dân tộc khi nhật bản đầu hàng Đồng minh
+ Tuy nhiên, với quyết định phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Đông Nam Á đã tạo điều kiện để các nước Phương Tây trở lại khôi phục địa vị thống trị cũ
Câu 2: Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước đồng minh ở Châu Âu và Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Em có nhận xét gì về sự phân chia này
Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng
- Tại hội nghị Ianta( 2- 1945) của ba cường quốc Mĩ, Liên xô, Anh quyết định phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước đồng minh khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
+ Ở Châu Âu:
- Quân đội Liên xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béc lin và các nước thuộc khu vực Đông Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô
- Quân đội Mĩ chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc lin và các nước thuộc khu vực Tây Âu. Vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ
- Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập
+ Ở Châu Á:
- Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên xô tham chiến chống Nhật. Giữ nguyên trạng Mông Cổ , Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904. Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin: Liên xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin
- Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhât Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, hông quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm danh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ ,Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cần cải tổ với sự tham gia của một Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ; Trả lai cho Trung Quốc vùng Mãn Châu , đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. 
- Các vùng còn lại của Châu Á ( ĐNA, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương Tây
- Đông Dương: Việc giải giáp quân Nhật sẽ giao cho quân Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16, Quân Trung Hoa Dân Quốc ở phía Bắc
2. Nhận xét
- Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu thuộc về hai nước lớn Mỹ, Liên Xô, như vậy việc phân chia này chủ yếu tùy thuộc vào công trạng của mỗi nước tham gia vào chiến tranh. Việc phân chia không quá khắt khe đối với những nước bại trận và tương đối thỏa đáng đối với các nước thắng trận
Câu 3: Nêu những quyết định của Hội nghị Ianta tháng 2- 1945. Nhận xét gì về những quyết định này.
1. Những quyết định của hội nghị
- Tháng 2 – 1945 hội nghị ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên xô họp ở Ianta nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của các nước đồng minh quyết định : 
- Thống nhất một mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNFX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng két thúc chiến tranh trong vòng từ 2 đến 3 tháng sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên xô sẽ tham chiến chống nhật ở Châu Á
- Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới 
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
2. Những nhận xét
- Những quyết định của hội nghị là khuôn khổ của một trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai – Trật tự hai cực Ianta
- Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu thuộc về hai nước lớn Mỹ, Liên Xô, như vậy việc phân chia này chủ yếu tùy thuộc vào công trạng của mỗi nước tham gia vào chiến tranh. Việc phân chia không quá khắt khe đối với những nước bại trận và tương đối thỏa đáng đối với các nước thắng trận
Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể trong hơn nửa thế kỷ hoạt động em hãy chứng minh và làm rõ vai trò cử tổ chức này đối với sự phát triển của thế giới
1. Sự thành lập
- Tháng 2 – 1945 tại hội nghị Ianta ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh đã quyết định thành lập tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc , sau một quá trình chuẩn bị từ ngày 25 – 4 đến 26 – 6 – 1945 đại biểu của 50 nước đã họp ở Xan Phranxixcô ( Mỹ) để thảo luận và thong qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. ngày 24 – 10 – 1945 Hiến chương Liên Hợp Quốc đã được Quốc hội các nước tham gia phê chuẩn , sau đó trở thành “ Ngày Liên hợp Quốc”
- Mục đích của Liên hợp Quốc: Duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc
2. Vai trò của Liên Hợp Quốc
- Trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các quốc gia dân tộc , một diễn đàn để các quốc gia bày tỏ thái độ và chính sách của mình đối với các vấn đề quốc tế quan trọng , có nhiều cố gắng trong các hoạt động góp phần thúc đẩy sự phát triển của thế giới
- Giải quyết các tranh chấp xung đột duy trì hòa bình, an ninh thế giới, giải trừ quân bị , hạn chế chạy đua vũ trang. LHQ giải quyết vấn đề CPC năm 1991 ký hiệp định hòa bình ở CPC tạo điều kiện cho sự ra đời vương quốc CPC9 – 1993. LHQ giải quyết vấn đề Paletxtin, các hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Mỹ và Liên xô ( ABM) ; SALT- 1
- Thủ tiêu CNTD , chủ nghĩa phân biệt chủng tộc : Năm 1960 LHQ thong qua hiệp định phi thực dân hóa ở các nước thuộc địa tạo điều kiện cho các dân tộc đấu tranh giành độc lập . Thủ tiêu chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacsthai ở Nam Phi
- Giúp đỡ các dân tộc, các nước đang phát triển về kinh tế , văn hóa, các tổ chức chuyên môn của LHQ cóa mặt hầu hết các quốc gia, viện trợ tiền cho các nước , đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, trợ giúp các nước gặp thiên tai
- Việt Nam : Gia nhập LHQ 9 -1977 góp phần vào sự phát triển của tổ chức, là thành viên thứ 149 của LHQ đã thực hiện nghiêm chỉnh hiến chương và các nghị quyết của LHQ như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực , xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em , có tiếng nói ngày càng quan trọng , trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 – 2009. Quan hệ hợp tác giữa LHQ và Việt Nam trong nhiều năm qua là chặt chẽ, có hiệu quả và thiết thực, nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế
Câu 5: Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, các cơ quan chính Liên hợp Quốc
1. Sự thành lập
- Tháng 2 – 1945 tại hội nghị Ianta ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh đã quyết định thành lập tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc , sau một quá trình chuẩn bị từ ngày 25 – 4 đến 26 – 6 – 1945 đại biểu của 50 nước đã họp ở Xan Phranxixcô ( Mỹ) để thảo luận và thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24 – 10

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_PHAN_LICH_SU_THE_GIOI_LOP_12.doc