Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết học kì II Giáo dục công dân lớp 11

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết học kì II Giáo dục công dân lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết học kì II Giáo dục công dân lớp 11
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾTHỌC KỲ II LỚP 11.
MÔN GDCD.
I.Trắc nghiệm:
Bài 9. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 1.a. Nhà nước ra đời khi trong xã hội có
A. phân chia giai cấp	B. chế độ tư hữu.
C. phân chia tầng lớp.	D. chế độ công hữu.
Câu 2. a.Chế độ xã hội không chưa có nhà nước là chế độ 
A. phong kiến.	B. tư bản	C. XHCN.	D. nguyên thủy.
Câu 3.a. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của
A. nông dân.	B. nhân dân.	C. công dân	D. công nhân.
Câu 4. a.Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng
A. pháp luật.	B. chủ trương.	C. pháp chế.	D. chính sách.
Câu 5.b. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do ai lãnh đạo?
A. Đảng Cộng sản.	B. Đảng Công sản Việt Nam.	C. Chủ tịch nước.	D. Chủ tịch quốc hội.
Câu 6. b.Quốc hội thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?
A. Quyền lực. 	B. Quản lí.	C. Lãnh đạo.	D. Giám sát.
Câu 7.b. Chính phủ thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?
A. Quyền lực. 	B. Quản lí.	C. Lãnh đạo.	D. Giám sát.
Câu 8. b. Chủ tich Quốc hội hiện nay là ai?
A. Nguyễn Tấn Dũng.	B. Nguyễn Thị Kim Ngân.
B. Nguyễn Thiện Nhân.	D. Nguyễn Phú Trọng.
Câu 9.b. Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật trước tiên Nhà nước cần phải làm gì?
A. Ban hành pháp luật.	B. Tăng cường giám sát.
C. Tổ chức thực hiện pháp luật.	D. Tăng cường xử lí vi phạm pháp luật.
Câu 10. a. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của 
A. giai cấp nông dân.	B. tầng lớp trí thức.
B. giai cấp công nhân.	D. nhân dân lao động.
Câu 11.b. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thể hiện tập trung dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.	B. Chính Phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội.	D. Chủ tịch nước.
Câu 12.b. Điểm khác nhau giữa nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam so với các nhà nước trước đó là ngoài mang giai cấp thống trị, nhà nước còn mang tính
A .nhân dân.	B. quần chúng	C. tập thể	D. nhân loại.
Câu 13. a.Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có bao nhiêu chức năng cơ bản?
A .2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 14. b.Chức năng nào sau đây là chức năng quan trọng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
A. Giữ gìn trật tự.	B. Bảo vệ chính quyền.	
C. Tổ chức và xây dựng.	D. Đảm bảo an ninh.
Câu 15.b. Quyền lợi hợp pháp là quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức mà
A. được pháp luật công nhận.	B. được người khác thừa nhận.
C. không ai tranh chấp.	D. được mọi người tôn trọng.
Câu 16.b. Cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có tên gọi là gì?
A. Chính Phủ.	B. Viện kiểm sát.	C. Quốc hội.	 D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 17.b. Cơ quan quản lí cao nhất trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có tên gọi là gì?
A. Chính Phủ.	B. Viện kiểm sát.	C. Quốc hội.	 D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 18.b. Cơ quan xét xử cao nhất trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có tên gọi là gì?
A . Chính Phủ.	B. Viện kiểm sát tối cao.	C. Quốc hội.	 D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 19.b. Cơ quan kiểm tra, giám sát cao nhất trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có tên gọi là gì?
A. Chính Phủ.	B. Viện kiểm sát tối cao.	C. Quốc hội.	 D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 20.b. Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là ai?
A. Nguyễn Phú Trọng.	B. Nguyễn Thị Kim Ngân.	
C. Nguyễn Xuân Phúc.	C. Trần Đại Quang.
Câu 21.c. Khi học về Nhà nước XHCN, các bạn trong lớp tranh luận với nhau về vai trò lãnh đạo đối với nhà nước. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về chủ thể lãnh đạo đối với nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản.	B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Chính phủ.	D. Chủ tich nước.
Câu 22.d. Ông A đã sử dụng Facebook để viết bài và tuyên truyền các thông tin sai lệch nói xấu Đảng và Nhà nước. Em là bạn trên Facebook của ông A, em phải lựa chọn cách ứng xử này sau đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân đối với việc góp phần xây dựng nhà nước?
A. Chia sẻ thông tin.	B. Bình luận để tán thành, cổ vũ.
C. Phê phán, đấu tranh.	D. Chỉ đọc không thể hiện thái độ.
Câu 23.c. Cảnh sát giao thông tuần tra và xử lí các trường hợp vi phạm luật giao thông. Chứng tỏ cảnh sát giao thông đã thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Giữ gìn trật tự giao thông.	B. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hôi.
C. Đảm bảo an ninh.	D. Xây dựng văn hóa giao thông.
Câu 24.c. Ông A kinh doanh nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông A. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước?
A. Pháp chế.	B. Chủ trương.	C. Pháp luật.	D. Hiến pháp.
Câu 25.a. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của
A. quãng đại quần chúng nhân dân.	B. giai cấp công nhân.
C. nhân dân.	D. tầng lớp trí thức.
Câu 26.a. Nền dân chủ XHCN thực thi chủ yếu thông qua
A. Chính phủ.	B. Nhà nước.	C. Quốc hội.	D. Pháp luật.
Câu 27.a. Nền dân chủ XHCN tập trung dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Cộng sản.	B. Nhà nước.	C. Chính phủ.	D. Quốc hội.
Câu 28.a. Nền dân chủ XHCN mang bản chất
A. giai cấp nông dân.	B. giai cấp công nhân.	C. nhân dân lao động.	D. trí thức.
Câu 29.a. Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế dựa trên chế độ gì về TLSX?
A. công hữu.	B. tư hữu.	C. tập thể.	D. cá nhân.
Câu 30.a. Nền dân chủ XHCN về tư tưởng lấy hệ tư tưởng của ai làm nền tảng tinh thần của xã hội?
A. Hồ Chí Minh.	B. C. Mác.	C. Mác- Lê nin.	D. Ăng- ghen.
Câu 31. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?
A. Nhân dân lao đông.	B. Giai cấp công nhân. 	C. Giai cấp nông dân.	D. Trí thức.
Câu 32. Nền dân chủ XHCN gắn liền với
A . pháp luât.	B. cơ chế.	C. chính sách.	D. chủ trương.
Câu 33. b.Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội. Thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.	B. Kinh tế.	C. Văn hóa.	D. Xã hội.
Câu 34.b. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây? 
A. Chính trị.	B. Kinh tế.	C. Văn hóa.	D. Xã hội.
Câu 35.b. Quyền bình đẳng nam nữ thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.	B. Kinh tế.	C. Văn hóa.	D. Xã hội.
Câu 36.b.Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.	B. Kinh tế.	C. Văn hóa.	D. Xã hội.
Câu 37.c. H có năng khiếu về thơ văn, H đã sáng tác bài thơ và được đăng báo. Điều đó chứng tỏ H đã thực thi dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.	B. Kinh tế.	C. Văn hóa.	D. Xã hội.
Câu 38.c.Ông B tham gia phát biểu ý kiến về việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở thôn, xóm trong cuộc họp thôn. Điều đó chứng tỏ ông B đã thực thi dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.	B. Kinh tế.	C. Văn hóa.	D. Xã hội.
Câu 39.d. Anh T không cho chị H đi học Cao học vì cho rằng “ Phụ nữ chỉ nên ở nhà lo cơm nước nội trợ và chăm sóc con cái”. Chị H cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù với quyền bình đẳng nam nữ?
A. Nghe lời chồng mình ở nhà chăm con và lo việc nội trợ.	
B. Kiên quyết đi học bằng mọi cách để có được bằng thạc sĩ.
C. Trao đổi với chồng về nguyện vọng của mình và sắp xếp công việc hợp lí để đi học.
D. Đấu tranh để đòi quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình.
Câu 40.b. Người dân tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 2013. Điều đó chứng tỏ người dân đang thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp.	B. Dân chủ gián tiếp.	C. Dân chủ đa số. 	D. Dân chủ tập trung.
II. Tự luận:
Câu 1. Trình bày mục tiêu và phương hướng của chính sách dân số? Giải thích và bày tỏ thái độ của em đối với quan niệm “ Trọng nam khinh nữ; Đông con hơn nhiều của”? Tác động của quan niệm này đối với dân số nước ta?
Câu 2. Trình bày mục tiêu và phương hướng của chính sách giải quyết việc làm? Tương lai em chọn ngành nghề nào? Vì sao em chọn ngành nghề đó? Vì sao hiện nay tỉ lệ lao động trẻ ở nước ta thất nghiệp cao?

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_KIEM_TRA_I_TIET_HKII.doc