Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I lớp 5 - Năm học 2016-2017

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I lớp 5 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I lớp 5 - Năm học 2016-2017
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I KHỐI 5
 Năm học: 2016-2017
Đề: MÔN TOÁN
I. Trắc nghiệm: (3 điểm):	Khoanh tròn vào ý em cho là đúng.
Câu 1: (1 điểm)	a/ Chữ số 5 trong số thập phân 12,354 có giá trị là:
A. 5	B.0,5	C.0,05	D.50 
b/ 6 viết dưới dạng số thập phân là :
 A. 6,900 B. 6,009. C. 6,9. D. 6,09.
Câu 2: (1 điểm)
a/ Số thập phân gồm: Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm viết là: 
A. 3285 	B. 32,85 	C. 3,285 	D. 328,5 
b/ Đọc số : 1098,25 : .............................................................................................................
Câu 3: (1 điểm):	a/ Một hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 6,5cm, chiều cao là 4,2cm. Diện tích của hình tam giác đó là:
	A 13,65 cm2 B. 5,35cm2 C. 27,3cm2 
b/ 8600 kg bằng bao nhiêu tấn?
 A. 86 tấn B. 8,6 tấn C. 0, 86 tấn D. 0, 086 tấn
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (1 điểm )
5 = . . . . = . . . 
Câu 5. Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (1 điểm )
a. 8m2 4dm2 = . . . . . m2 3450 cm2 = . . . . . . m2
Câu 6: Đặt tính rồi tính. (2 điểm)
a. 56,23 + 143, 6;	b. 168,89 - 58,65;	c. 25,4 x 6,3;	d. 15,12 : 3,6
. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . . . 	. . . . . . . . . . .
Câu 7: (2 điểm) Một lớp học có 18 học sinh nữ. Biết số học sinh nữ chiếm 60% số học sinh của lớp học. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam?
Câu 8: (1 điểm) TìmBạn hãy kích vào dấu (o) bên trái các lựa chọn Đúng;Sai để khẳng định các kết luận sau là đúng hay sai.T2mTTT x, biết x là số tự nhiên và (1,2 + 3,7) < x < (2,1 + 3,2)
MÔN: TIẾNG VIỆT 
A. PHẦN ĐỌC:
a. Đọc thành tiếng: 
Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút).
Đoạn 1: “Một sớm chủ nhật có gì lạ đâu hả cháu” Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách TV5 tập 1 trang 103.
Đoạn 2: “Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt” Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 trang 114.
Đoạn 3: “Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài” Bài Hành trình của bầy ong sách TV5 tập 1 trang 118.
Đoạn 4: “Nhờ phục hồi vững chắc đê điều” Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 trang 129.
Đoạn 5: “Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối bài” Bài Hạt gạo làng ta sách TV5 tập 1 trang 139.
Đoạn 6: “Y Hoa đến bên gài Rok xem cái chữ nào” Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 trang 144, 145.
Đoạn 7: “Hải Thượng Lãn Ông cho thêm gạo, củi” Bài Thầy thuốc như mẹ hiền sách TV5 tập 1 trang 153.
Đoạn 8: “Khách đến xã Trịnh Tường đất hoang trồng lúa” Bài Ngu Công xã Trịnh Tường sách TV5 tập 1 trang 164.
b. Đọc thầm bài văn sau:
Trò chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm ! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “ chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế !
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu ! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? 
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ? 
A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”.
C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “ Đom đóm”.
Câu 3: Những từ nào trong câu “ Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn tẻ nít nhà quê đâu có thú gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế !” là đại từ? 
A. Như thế B. Trẻ nít C. Đâu, gì, thế
Câu 4: Gạch chân dưới những từ ngữ làm chủ ngữ trong câu sau “ Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” 
A. Tuổi thơ, những trò nghịch ngợm hồ nhiên
B. Những trò nghịch ngợm
C. Tuổi thơ qua đi
Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm? 
A. Rất nhớ B. Rất yêu thích C. Cả a và b đều đúng
Câu 6: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại: 
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 7: “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ khoét”.
Câu 8: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên.
B. PHẦN VIẾT: 
a. Viết chính tả: 
Hơi ấm quê hương
Ai còn nhớ những chiều đông tê tái, được trở về căn nhà ấm cúng ngọn lửa hồng, mẹ xới cho bát cơm nóng hổi, thơm lừng như một phép màu đủ sức hồi sinh. Mẹ cha làm ra hạt cơm ấy, nó trắng ngần trong lòng bát, nó ngào ngạt hương quê, nó tràn đầy chân tình và sức mạnh. Mồ hôi và nước mắt, máu đỏ cùng tả tơi da thịt chống lại rắn rết và cái ác rập rình để có miếng cơm, dễ gì ta thấu được một lúc một ngày.
b. Tập làm văn:
Tả một người trong gia đình em mà em yêu quý nhất.
LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ
A. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn trước câu trả lời em cho là đúng nhất: 
1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do ai chủ trì?
A. Nguyễn Ái Quốc B. Phan Bội Châu	C. Trương Định
2. Ở cuối thế kỉ XIX, Việt Nam đã xuất hiện các tầng lớp mới nào?
A. Nông dân, chủ xưởng, nhà buôn.
B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn.
C. Công nhân, nông dân, trí thức.
3. Sau cách mạng tháng Tám nước ta dứng trước những khó khăn to lớn là:
A. Giặc đói, giặc ngoại xâm.
B. Giặc dốt, giặc dói.
C. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
4. Đặc điểm chính về địa hình phần đất liền của Việt Nam: 
A. diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng
B. diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng
C. diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng 
5. Ở Việt Nam, khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
A. Miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn ; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 	
B. Miền Bắc nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.; Miền Nam lạnh và mưa phùn quanh năm. 	
C. Miền Bắc khí hậu mát mẻ; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt
6. Vì sao số lượng gia súc gia cầm ngày càng tăng? 
A. Vì người dân thích chăn nuôi.
B. Do đảm bảo nguồn thức ăn.
C. Vì khí hậu mát mẻ.
B/ PHẦN II: TỰ LUẬN 
Câu 1: Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp. 
Năm 1862 , triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp.(1điểm) Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến) nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. (1điểm).
Câu 2: Hãy điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau:
A. Ngày 3 - 2 - 1930 là ngày: .......................................................................................................
Ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Ngày 2 - 9 - 1945 là ngày:.........................................................................................................
 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
C. Ngày 20 - 12 - 1946 là ngày:.....................................................................................................
 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Thu - đông 1947: .....................................................................................................................
 chiến thắng Việt Bắc.
Câu 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có đặc điểm gì?
Việt Nam là nước có nhiều dân tộc , trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất. Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng dân số nước ta sống ở nông thôn 
Câu 4: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ chấm của đoạn văn cho thích hợp: (biên giới, chiến trường, Việt Bắc)
Thu – đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch và đã giành thắng lợi. Căn cứ địa được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên.	(biên giới, Việt Bắc, chiến trường)
KHOA HỌC
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng.
Câu 1: Chúng ta chỉ nên dùng thuốc khi: 
A. Thích ăn quà vặt, ăn cơm cảm thấy không ngon miệng.
B. Thời tiết thay đổi, cảm thấy mệt mỏi trong cơ thể.
C. Thấy người không được khỏe là dùng thuốc và không cần theo sự chỉ định của thầy thuốc.
D. Cần thiết, đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Câu 2: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, em ưu tiên chọn cách nào trước?
Uống vi-ta-min
Tiêm vi-ta-min
Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min.
Câu 3: Tuổi dậy thì ở vào các giai đoạn sau: 
A. Con gái khoảng từ 8 đến 15 tuổi. Con trai khoảng từ 11 đến 17 tuổi.
B. Con gái khoảng từ 9 đến 15 tuổi. Con trai khoảng từ 12 đến 16 tuổi.
C. Con gái khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Con trai khoảng từ 13 đến 17 tuổi.
D. Con gái khoảng từ 11 đến 16 tuổi. Con trai khoảng từ 14 đến 18 tuổi.
Câu 4: Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ban ngày?
Để tránh bị gió
Để tránh bị muỗi vằn đốt
Để nhanh lành bệnh
Câu 5: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? 
 A. Vi-rút B. Vi khuẩn C. kí sinh trùng
Câu 6: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS 
Không xa lánh, không phân biệt đối xử.
Thông cảm, hỗ trợ, động viên.
Tất cả các ý trên
Câu 7: Cao su được sử dụng để làm gì ? 
A. Săm, lốp xe.
B. Làm một số đồ dùng trong nhà như: rổ, rá, thau, chén nhựa.
C. Làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
D. Cả ý a và ý c.
Câu 8: Các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép: 
A. Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước đổ vào các khuôn có cốt thép.
B. Xi măng trộn với cát và nước đổ vào các khuôn có cốt thép.
C. Xi măng, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước đổ vào các khuôn có cốt thép.
D. Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều đổ vào các khuôn có cốt thép.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu1:Nêu biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết?
- Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi ( 0,5 đ). Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ ( 0,5 đ)
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da, chảy máu cam, nôn mửa, đi ngoài ra máu, có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.( 0,75đ)
- Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết ( 0,75đ)
Câu 2: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng như thế nào ? Các hợp kim của sắt được dùng để làm gì ? 
Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Chấn song sắt, hàng rào sắt, đường sắt thực chất là thép. 
Các hợp kim của sắt được dùng để làm các đồ dùng như nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, và nhiều loại máy móc, tàu xe ., cầu, đường sắt.
Câu 3: Chúng ta cần làm gì để tránh bị xâm hại? ( Nêu ít nhất ý)
Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ..
Không đi nhờ xe người lạ..
Không ở trong phòng một mình với người lạ..
Không đi chơi xa với bạn mới quen..
Không cho người khác, kể cả người quen chạm vào vùng nhạy cảm của cơ thể.
Không cho người lạ mặt vào nhà khi ở một mình.
Chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác khi bị tấn công, ép buộc,.
Báo ngay cho cha mẹ khi bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào.
Không nhận quà từ người lạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_lop_5_HK1.docx