Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016 môn Sinh - 10

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1468Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016 môn Sinh - 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016 môn Sinh - 10
TRƯỜNG THCS – THPT ĐỨC TRÍ
TỔ SINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC LỲ 1 - NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN SINH - 10
LÝ THUYẾT – VẬN DỤNG
TẾ BÀO NHÂN THỰC
Cấu trúc và chức năng của các loại bào quan
Ty thể:
Cấu trúc ( học theo hình 1):
Chức năng: cung cấp nguồn năng lượng chính cho tế bào hoạt động là các phân tử ATP 
Lục lạp:
Cấu trúc ( học theo hình 2)
Chức năng: Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, có chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy dưới dạng tinh bột
Nhân
Cấu trúc ( học theo hình 3) 
Chức năng: 
- Lưu trữ thông tin di truyền.
- Quy định các đặc điểm của tế bào.
- Điều khiển các hoạt động sống của tế bào
Màng sinh chất
Cấu trúc ( học theo hình 4)
Chức năng
Ứng dụng: Ti thể, lizoxom, lưới nội chất hạt có nhiều nhất trong tế bào thuộc cơ quan nào ở cơ thể người? Vì sao?
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Thế nào là vận chuyển chủ động, điều kiện xảy ra vận chuyển chủ động?
Khái niệm: Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng
Điều kiện: Có các bơm chuyên dụng.
Thế nào là vận chuyển thụ động, điều kiện xảy ra vận chuyển thụ động?
Khái niệm: Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không tiêu tốn năng lượng.
Điều kiện: Có sự chênh lệch và gradien nồng độ.
Vận dụng: Tại sao muốn rau quả tươi lâu thì phải thường xuyên vẩy nước vào rau?
Vận dụng: Một học sinh giải thích sự hút nước của những cây sống trong rừng ngập mặn như sau: “Mặc dù sống trong môi trường có nồng độ muối cao hơn nồng độ dịch tế bào ở rễ cây, song các cây này vẫn hút nước nhờ các prôtêin mang và phải tiêu tốn năng lượng”. Bạn học sinh này giải thích chưa đúng ở những điểm nào?
Vận dụng: Tại sao khi làm mứt các loại quả, củ, trước khi rim đường người ta thường luộc qua nước sôi?
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Trình bày cấu trúc và chức năng cuả ATP?
a. Cấu trúc:
- ATP gồm bazơnitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.
- 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.
 ATP D ADP + P i + năng lượng
b. Chức năng:
Cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp của tế bào.
- Cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển tích cực).
- Cung cấp năng lượng để sinh công cơ học.
Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa?
- Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng hoá năng.
Chất hữu cơ phức tạp + ADP à Chất hữu cơ đơn giản + ATP
- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng.
Chất hữu cơ đơn giản + ATP à Chất hữu cơ phức tạp + ADP
Nêu một số ví dụ về các hiện tượng rối loạn chuyển hóa vật chất ở cơ thể người?
Rối loạn chuyển hóa gluxit
Rối loạn chuyển hóa protein.
Hô hấp tế bào là gì? Nơi xảy ra hô hấp tế bào
Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O giải phóng năng lượng và chuyển hóa năng lượng đó thành năng lượng dự trữ dưới dạng ATP
Vị trí: ti thể
 Hô hấp xảy ra gồm nhưng giai đoạn nào? Nêu vị trí xảy ra các giai đoạn của hô hấp?
Đường phân, xảy ra ở tế bào chất
Chu trình Crep, xảy ra ở chất nền ti thể
Chuổi truyền điện tử, xảy ra ở màng trong ti thể.
Vận dụng: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
 Vận dụng: Hiện tượng hô hấp tế bào có liên quan đến hoạt động hô hấp của cơ thể (hô hấp ngoài) hay không?
Vận dụng: Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP?
Phân biệt đường phân với chu trình Crep về: vị trí, nguyên liệu, năng lượng?
Đường phân
Chu trình Crep
Vị trí
Tế bào chất
Chất nền ti thể
Nguyên liệu
Glucozo
PEP
Năng lượng
2ATP và 2 NADH
2 ATP + 6NADH + 2FADH2
Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
Oxi được sinh ra từ nước, tại pha sáng của quang hợp.
Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
Pha tối diễn ra ở Stroma
Sản phẩm đầu tiên là hợp chất có 3C
Gọi là chu trình C3 và sản phẩm đầu tiên trong chu trình có 3C
THỰC HÀNH
Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào vảy hành và tế bào lá thài lài tía.
Trình bày thí nghiệm đối với enzime catalaza trên mẫu khoai lang.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_Sinh_10_hk1.doc