Đề cương ôn tập học kì II Sinh học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 770Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Sinh học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II Sinh học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Môn : Sinh học 9 
 Năm học: 2015 - 2016 
ĐỀ CƯƠNG
STT
CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG CHÍNH
1
Ứng dụng di truyền học
- Nêu khái niệm, nguyên nhân và các phương pháp tạo ưu thế lai? Tại sao trong chăn nuôi người ta không dùng con lai F1 để nhân giống?
- Nêu khái niệm, nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống? Nêu vai trò của giao phối gần?
2
Sinh vật và môi trường
- Môi trường là gì, có mấy loại môi trường?
- Trình bày các nhân tố sinh thái của môi trường? Giới hạn sinh thái là gì? Hãy vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam?
- Các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) ảnh hưởng lên sinh vật như thế nào?
- Hãy nêu đặc điểm của các mối quan hệ cùng loài và khác loài? Lấy VD.
3
Hệ sinh thái
- Thế nào là quần thể sinh vật? Nêu các đặc trưng của quần thể?
- Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu tính chất và so sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã?
- Thế nào là cân bằng sinh học? Ý nghĩa của cân bằng sinh học?
- Thế nào là hệ sinh thái? Cho ví dụ về một hệ sinh thái. Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó?
- Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác?
- Nêu khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Lấy ví dụ minh họa?
- Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Khi nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
- So sánh hiện tượng cân bằng sinh học với khống chế sinh học?
4
Con người, dân số và môi trường
- Nêu tác động của con người tới môi trường?
- Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
- Nêu hậu quả ô nhiễm trường? Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
5
Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên là gì? Lấy ví dụ? Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu?
- Thế nào là phát triển bền vững? Nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên?
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng như thế nào?
- Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái?
- Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (tài nguyên đất, nước)?
- Ngày nay con người cần phải làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? 
- Nêu sự cần thiết của việc ban hành luật? Nội dung của luật BVMT?
- Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
******
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Mối quan hệ một bên có lợi, bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ:
	a. Hội sinh	b. Cộng sinh	c. Hợp tác	d. Hỗ trợ
Câu 2: Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan hệ nào sau đây?
 a. Dinh dưỡng	 b. Hội sinh	 c. Cộng sinh	 d.Hợp tác 
Câu 3: Quần thể người khác với quần sinh vật về đặc trưng nào sau đây?
 a. Thành phần nhóm tuổi.	 c. Pháp luật.
 b. Văn hóa, giáo dục.	 d. Mật độ quần thể.
Câu 4: Hành động nào sau đây được xem là tiêu cực, huỷ hoại tài nguyên?
 a. Xây dựng, bảo tồn rừng quốc gia. c. Du canh, du cư.	 
 b. Đốt rừng lấy đất canh tác.	 d. Định canh, định cư. 
Câu 5: Dạng tài nguyên không tái sinh là:
 a. Dầu mỏ, khí đốt.	 c. Nước mặn và nước ngọt. 
 b. Động vật, thực vật hoang dã. d. Than đá.
Câu 8: Ô nhiễm môi trường là:
 a. Hiện tượng gây ra nhiều bệnh dịch cho người và động vật.
 b. Hiện tượng môi trường chứa nhiều chất độc hại và dễ lên men.
 c. Hiện tượng môi trường có nhiều loại rác khó tiêu hủy và nhiều xác chết động vật gây hôi thối.
 d. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác.
Câu 9: Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật gây thoái hóa giống là do:
a. Giảm kiểu gen dị hợp, tăng kiểu gen đồng hợp.
b. Giảm kiểu gen đồng hợp, tăng kiểu gen dị hợp.
c. Có sự phân li về kiểu gen.
d. Giảm sự thích nghi của giống trước môi trường.
Câu 10: Mét lưới thøc ¨n hoµn chØnh gåm nh÷ng yÕu tè nµo?
	 	a. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
b. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
c. Sinh vật phân giải, sinh vật tiêu thụ.
d. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
Câu 11: Nhóm sinh vật nào là nhóm sinh vật hằng nhiệt:
a. Cá chép, cóc, bồ câu, thằn lằn. b. Chim sẻ, bò, con người.
c. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá chép. d. Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng.
Câu 12: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào gọi là quần thể sinh vật?
a. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, rô phi cùng sống trong một ao.
b. Các cá thể chuột đồng cùng sống trên một cánh đồng lúa.
c. Trên đồng cỏ đàn dê và bò đang ăn cỏ.
d. Trên thảo nguyên có các loài Sư Tử, Trâu rừng, Bò rừng, Ngựa vằn.
Câu 13: Tài nguyên nào thuộc dạng tài nguyên tái sinh
a. Dầu mỏ	c. Nước.
b. Than đá	d. Sinh vật.
Câu 14: Trong lưới thức ăn có các sinh vật: Lúa, Chuột, Gà, Mèo, Đại bàng, Trăn. Muốn Chuột không phát triển người ta tăng cường loài nào trong lưới thức ăn mà không ảnh hưởng đến Gà.
a. Không trồng lúa
b. Nuôi thêm mèo
c. Tạo điều kiện cho trăn, đại bàng phát triển.
Câu 15: Nhiệt độ cực thuận của cá rô phi ở Việt Nam là:
a. 420C b. 50C. 
c. 300C d. từ 50C đến 420C.
Câu 16:Trong quần thể người, nhóm tuổi lao động và sinh sản từ:
a. 15 đến 20 tuổi b. 15 đến 30 tuổi 
c. 15 đến 45 tuổi d. 15 đến 60 tuổi 
Câu 17: Trong 1 chuỗi thức ăn sau: 
Thực vật Sâu Chim ăn sâu RắnDiều hâuVSV. Chim ăn sâu là sinh vật
 a. Tiêu thụ bậc 1 b. Tiêu thụ bậc 2. 
 c. Tiêu thụ bậc 3 d. Tiêu thụ bậc 4. 
Câu 18: Vì sao từ F2 trở đi ưu thế lai giảm dần?
a. Tỉ lệ dị hợp giảm.
b. Tỉ lệ đồng hợp lặn có hại tăng.
c. Xuất hiện cả đồng hợp lẫn dị hợp.
d. Tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng.
Câu 19: Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường là:
a. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
b. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
c. Khai thác rừng.
d. Săn bắn động vật hoang dã.
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là:
a. Sinh vật gây bệnh. 
b. Khí thải từ phương tiện vận tải. 
c. Thuốc bảo vệ thực vật. 
d. Sản xuất công nghiệp.
CHÚC CÁC EM THI TỐT!

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG.doc