Đề cương ôn tập học kì II môn: sinh học

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1216Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II môn: sinh học
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
 Môn: Sinh học
Câu 1:
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh học đực(tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh đực cái(trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
Câu 2:
- Hợp tử phát triển thành phôi,vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt và các phần còn lại trong noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt.
Câu 3: 
- Hoa của cây ngô thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc, giao phấn nhờ gió
Câu 4:
- Bầu nhụy của hoa sẽ phát triển thành quả
Câu 5:
- Những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm
+Muốn cho hạt nảy mầm thì chất lượng của hạt phải tốt(hạt tốt, chắc,mẩy, không sâu mọt, ẩm mốc,sứt sẹo,...) và còn cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp
Câu 6:
- Vì tảo là thực vật bậc thấp;cơ thể của tảo chưa có rễ,thân,lá thực sự nên không thể hấp thu được nước khi ở trên cạn nên tảo luôn luôn sống trong môi trường nước và phụ thuộc vào nó
Câu 7:
- Khác:
+ Dương xỉ có rễ thật và có các mạch dẫn để làm chức năng vận chuyển
Câu 8:
- Quả chuối là loại quả mọng
Câu 9:
- Thụ phấn : là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm mật ngọt; hạt phấn to và có gai;đầu nhụy có chất dính.
Câu 10:
.-Vì:
+ Đậu xanh, đậu đen là loại quả khô nẻ. 
+ Khi chín vỏ quả tự tách ra làm hạt rơi ra ngoài không thu hoạch được khiến năng suốt cây trồng giảm sút.
Câu 11:
- Theo em,ý kiến của bạn cũng đúng nhưng chưa thật chính xác
- Vì: Hạt lạc không có phần chất dinh dưỡng dự trữ riêng mà chất này được dự trữ trong lá mầm của phôi.
Câu 12:
- Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:
+ Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở rễ, thân và lá nên chức năng hút nước và các chất khoáng hòa tan chưa hoàn chỉnh.
+ Rêu hút nước và các chất khoáng hòa tan qua toàn bộ bề mặt của cây vì vậy rêu thường sống ở chỗ ẩm ướt, sống thành từng đám, kích thước cây nhỏ bé.
Câu 13:
- Cây có hoa là 1 thể thống nhất
- Cây có hoa có nhiều cơ quan,mỗi cơ quan của cây đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng
Câu 14:
- Sống trong các môi trường khác nhau,trải qua quá trình lâu dài,cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất : trong nước,trên cạn,vùng nóng,vùng lạnh,...
Câu 15:
Thực vật gồm các ngành:- Tảo- Rêu - Dương xỉ- Hạt trần- Hạt kín
Đặc điểm chính các ngành thực vật là: 
- Ngành Tảo: Chưa có rễ thân lá. Sống chủ yếu ở dưới nước.
- Ngành Rêu: Có thân lá đơn giản và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ước.
- Ngành Dương xỉ: Có thân lá và rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi.
- Ngành Hạt trần: Có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng nón.
- Ngành Hạt kín: Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng, phân bố rất rộng, có hoa và sinh sản bằng hoa, quả, có hạt kín.
Câu 16:
- Giới thực vật xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất đến những dạng phức tạp nhất,thể hiện sự phát triển.Trong quá trình này,ta thấy rõ thực vật và điều kiện sống bên ngoài liên quan hệ mật thiết với nhau: khi điều kiện sống thay đổi thì những thực vật nào không thích nghi được sẽ bị đào thải và thay thế bởi những dạng thích nghi hoàn hảo hơn và do đó tiến hóa hơn.
Câu 17:
- Đối với việc điều hòa khí hậu: thực vật góp phần cân bằng lượng oxi và khí cacbonic trong không khí;cản bớt ánh sáng và tốc độ gió,tăng lượng mưa của khu vực và điều hòa khí hậu;ngăn bụi,diệt một số vi khuẩn,giảm ô nhiễm môi trường
- Đối với việc bảo vệ đất,bảo vệ nguồn nước:thực vật chống sói mòn-sạt lở đất-hạn chế lũ lụt;giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán 
Câu 18:
- Hình dạng: có rất nhiều và đa dạng về hình dạng như hình dấu phẩy,hình que,hình xoắn,...
- Kích thước: rất nhỏ( mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn m m).
- Cấu tạo: gồm những cơ thể đơn bào,riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám,từng chuỗi;có vách bao bọc,bên trong là chất tế bào,chưa có nhân hoàn chỉnh
- Dinh dưỡng: chủ yếu là dị dưỡng( hoại sinh hoặc kí sinh), một số tự dưỡng.
Câu 19:
* Vai trò của vi khuẩn: Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người :chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.Nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong nông nghiệp và công nghiệp. 
- Bên cạnh đó cũng có nhiều vi khuẩn có hại: Gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng 
và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường. 
- Vì vi khuẩn hoại sinh xâm nhập vào thức ăn,làm hỏng thức ăn nên gây ôi thiu hoặc thối rữa
- Muốn giữ thức ăn khỏi bị thiu thì ta cần phải:phơi khô, ướp lạnh, ướp muối,...
Câu 20:
- Đặc điểm: Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm
- Cấu tạo: Cơ thể nấm gồm những sợi không màu,một số ít có cấu tạo đơn bào( nấm men).Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt bởi vách ngăn,mỗi tế bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục
- Đặc điểm sinh học của nấm : là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh),ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn,nấm cần nhiệt độ thích hợp từ 250C-30oC và độ ẩm thích hợp để phát triển
- Nấm có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên vì nó có thể phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ giúp cho hoạt động sinh sống của nhiều loài thực vật và động vật khác
Câu 21: 
- Thành phần cấu tạo của địa y gồm tảo và nấm cộng sinh
- Vai trò của địa y: chúng phân hủy đá thành đất,khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.Ngoài ra địa y còn được dùng để chế rượu,nước hoa,phẩm nhuộm và làm thuốc.
 *** CHÚC CÁC BẠN THI TỐT ***

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Sinh_6_hoc_ki_II.doc