Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 8 phần Văn học - Năm học 2016-2017 - Trần Đoàn Khoát

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 575Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 8 phần Văn học - Năm học 2016-2017 - Trần Đoàn Khoát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 8 phần Văn học - Năm học 2016-2017 - Trần Đoàn Khoát
ôn tập ngữ văn 8 kỳ I - phần văn học
Bài 1 : Tôi đi học - Thanh Tịnh
1. Tác giả :
- Thanh Tịnh ( 1911 - 1988 ) tên khai sinh là Trần Văn Ninh , quê ở ngoại ô thành phố Huế .
- Từ 1933 ông làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn , làm thơ. 
- Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm , tình cảm êm dịu , trong trẻo.
- Một số tác phẩm chính: Hận chiến trường ( tập thơ 1937) , Quê mẹ ( tập truyện ngắn 1941) , Sức mồ hôi ( ca dao, 1954 ) 
- Năm 2007 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản :
- Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ 1941.
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: TS ( là chính )+ MT + BC. BC trựctiếp.
- Trình tự kể: thời gian + không gian + hồi ức.
- Bố cục 3 phần :
+ P1 : từ đầu đến ngọn núi - Nhân vật tôi trên đường đến trường .
+ P2 : từ tiếp đến ngày nữa - Nhân vật tôi trong sân trường .
+ P3 : phần còn lại - Nhân vật tôi trong lớp học .
3. Tóm tắt :
 Vào cuối thu lá rụng nhiều, lòng nv tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Trên đường 
đến trường, con đường mà nv tôi vẫn đi hàng ngày hôm nay thấy lạ , cảnh vật chung quanh 
cũng thay đổi vì chính lòng nv tôi có sự thay đổi lớn - đi học . Trước sân trường Mĩ Lí ai cũng
 quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi. Nhân vật tôi nhớ lại đã có lần ghé thăm trường nhưng lần 
này thì thấy khác, trường xinh xắn và oai nghiêm như cái đình làng, nhân vật tôi cảm thấy lo sợ
 vẩn vơ . Bỗng có tiếng trống thúc vang nhân vật tôi thấy chơ vơ , lúng túng thấy một bạn đứng
 đầu khóc , nv tôi cũng khóc theo. Nhưng ông đốc đã tươi cười động viên, dặn dò và cho vào 
lớp. Khi vào lớp học, nv tôi thấy mọi vật trong lớp lạ và hay hay rồi lạm nhận là của mình, những
 bạn chưa hề quen biết mà không cảm thấy xa lạ. Một cánh chim chao liệng ngoài cửa sổ nv tôi 
nhớ lại những ngày đi bẫy chim. Bỗng tiếng phấn gạch mạnh của thầy giáo khiến nv tôi quay về 
với việc học .
4. Nội dung: 
- Những sự việc khiến nhân vật tôi có nhữn liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình : biến chuyển của cảnh vật sang thu, hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường ...
- Những hồi tưởng của nhân vật tôi :
+ Không khí của ngày tựu trường : náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
+ Tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo, trường lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên.
5. Nghệ thuật.
- Miêu tả tinh tế chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi 
- Giọng điệu trữ tình trong sáng. 
- Lời văn rung động, tinh tế giàu chất thơ.
6. ý nghĩa văn bản.
- Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhân vật tôi.
Bài 2 
Trong lòng mẹ
 (trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)
1. Tác giả :
- Nguyên Hồng(1918-1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng quê ở thành phố Nam Định sống chủ yếu ở Hải Phòng.
- Ngòi bút của ông hướng về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương.
- Những tác phẩm chính: Bỉ vỏ ( tiểu thuyết, 1938) , Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938), Sóng gầm 1961 
- Năm1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản :
-Văn bản trích từ chương IV trong 9 chương của tập hồi kí Những ngày thơ ấu (1938). Tiêu đề văn bản do người biên soạn sgk đặt .
- Cấu trúc văn bản :
+ Thể loại: hồi kí (là ghi chép lại).
+ Các phương thức biểu đạt : Tự sự + miêu tả + biểu cảm. 
+ Bố cục : 2 phần :
. P1: từ đầu đến hỏi đến chứ (cuộc đối thoại của Hồng với bà cô)
. P2: phần còn lại (cảm giác sung sướng của Hồng khi ngồi trong lòng mẹ).
3. Tóm tắt :
 Hồng đã bỏ cái khăn tang trên đầu không phải vì đoạn tang bố Hồng mà vì Hồng vừa có được 
cái băng đen quấn quanh mũ .Gần đến ngày giỗ bố mà mẹ Hồng ở Thanh Hoá vẫn chưa về. 
Một hôm, bà cô gọi đến bên cười hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ không? Hồng 
đáp lại không vào và tin rằng thế nào đến giỗ bố, mẹ sẽ về. Hồng tưởng đến vẻ mặt hiền từ của 
mẹ mà căm tức những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến mẹ. Vào một buổi chiều khi tan học thấy
 một người ngồi trên xe kéo giống mẹ, Hồng chạy đuổi theo và gọi bối rối. Đến nơi đúng là mẹ, 
mẹ kéo Hồng lên xe, xoa đầu Hồng. Trong giây phút sung sướng ấy Hồng oà lên khóc. Hồng thấy 
mẹ mình xinh đẹp như xưa , những câu nói của bà cô bị chìm ngay đi, Hồng không nghĩ ngợi gì
 nữa .
4. Nội dung :
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng.
- Nỗi cô đơn, niềm khao khát tình mẹ của bé Hồng chấp nhận sự tàn nhẫn, sự vô tình của bà cô.
- Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ.
=> Giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản:
- Giá trị hiện thực: tái hiện lại số phận đau khổ,bất hạnh của người phụ nữ và trẻ em Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám-1945.
- Tố cáo, phê phán những hủ tục nặng nề của lễ giáo phong kiến.
- Tác giả : đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp ; trân trọng cảm thông và yêu thương con người
5. Nghệ thuật :
- Tạo dựng mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả , biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả (người đọc).
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thực.
6. ý nghĩa văn bản :
- Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giời phai trong tâm hồn con người.
Bài 3 
Tức nước vỡ bờ
(Trích tiểu thuyết: Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
1. Tác giả :
- Ngô Tất Tố (1893-1954) quê huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội.
- Là học giả của nhiều công trình khảo cứu.
- Là nhà văn, nhà báo...
- Tác phẩm chính: Tắt đèn (tiểu thuyết, 1939).Phóng sự: Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)
- Năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản :
- Trích trong chương 18 của tiểu thuyết Tắt đèn (26 chương) .
- Nhân vật trung tâm : chị Dậu.
- Thể loại của Tắt đèn : tiểu thuyết.
- PTBĐ : TS + MT 
- Bố cục văn bản chia thành 2 phần:
+ P1 : từ đầu đến ngon miệng không - chị Dậu chăm sóc chồng .
+ P2 : phần còn lại - chị Dậu đương đầu với cai lệ .
- ý nghĩa tiêu đề văn bản Tức nước vỡ bờ thâu tóm được nội dung trong văn bản: chị Dậu bị áp bức đến cùng quẫn buộc phải phản ứng chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Thể hiện đúng tư tưởng của nhà văn - có áp bức có đấu tranh.
-> Tiêu đề văn bản phù hợp với nội dung văn bản .
3. Tóm tắt :
 Nhận được bát gạo của bà hàng xóm cho, chị Dậu nấu một nồi cháo vì cả nhà chị đã nhịn đói từ hôm trước . Nhưng khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy chưa kịp đưa bát cháo lên miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào định trói và đưa anh Dậu ra đình một lần nữa. Chị Dậu hốt hoảng van xin nhiều lần nhưng chúng không tha, không những không tha mà cai lệ còn bịch vào ngực, tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy đến cạnh anh Dậu . Chị Dậu tức quá bèn liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng .
4. Giá trị phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản :
- Tái hiện sinh động, chân thực để phê phán, tố cáo sự xấu xa, tàn bạo, vô nhân đạocủa xã hội thực dân nửa phong kiến .
- Thương cảm, xót xa cho số phận đau khổ, bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám - 1945.
- Đề cao ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người - của người nông dân đặc biệt người phụ nữ Việt Nam, họ xinh đẹp, khoẻ mạnh, đảm đang, tháo vát, giàu lòng yêu thươngvà có tinh thần phản kháng .
5. Nghệ thuật .
- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ .
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực , sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí nhân vật ).
 6. ý nghĩa văn bản :
- Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành chất phác.
Bài 4 Lão Hạc (trích) - Nam Cao
1. Tác giả :
- Nam Cao (1917 -1951) tên thật là Trần Hữu Tri quê làng Đại Hoàng phủ Lí Nhân ( nay là xã Hòa Hậu huyện Lí Nhân tỉnh Hà Nam .
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn văn học 1930 - 1945 , những tác phẩm của ông :
+ Viết về nông dân nghèo đói bị vùi dập.
+ Những trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội.
- Một số tác phẩm chính : Chí Phèo (1941 ), Đời thừa ( 1943), Đôi mắt (1948) ...
- Năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản :
- Là phần trích cuối của truyện ngắn Lão Hạc, đăng báo 1943.
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +B iểu cảm.
- Bố cục: 2 phần
+ P1: những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
+ P2: cái chết của lão Hạc.
- Lão Hạc là nv chính vì xoay quanh cuộc đời khốn khổ và cái chết của Lão Hạc .
3. Tóm tắt :
 Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu ở đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng lão yêu và nuông chiều nó. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó - lão hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo coi mảnh vườn . Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, lão từ chối tất cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để giết con chó hay đến vườn nhà lão. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện đó. Nhưng rồi bỗng dưng lão chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
4. Nội dung : Qua văn bản Lão Hạc ta thấy người nông dân VN trước CMT8 - 1945 họ: Có số phận nghèo khổ, bế tắc nhưng họ có nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp (nhân cách cao đẹp).
=> Giá trị nhân đạo của văn bản Lão Hạc : 
- Phê phán , tố cáo hủ tục nặng nề của lễ giáo phong kiến (tục thách cưới cao ) ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945. ( phần đọc thêm)
 - Qua truyện ngắn Lão Hạc tác giả thể hiện niềm thương xót, đồng cảm  trước số phận đau khổ , bất hạnh đồng thời tác giả đề cao, ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người nông dân VN trước CMT8 - 1945 : trong hoàn cảnh khốn cùng nhất họ không hề bị hoen ố .
5. Nghệ thuật đặc sắc:
- Dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt (kể băng ngôi kể thứ nhất - xưng tôi - ông giáo.
- Văn bản giàu kịch tính: đặt nhân vật chính vào tình cảnh trớ trêu để nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính ; nhân vật chính đối thoại với nhân vật khác và bộc lộ mình.
- Kết hợp hài hoà các PTBĐ tự sự trữ tình , lập luận , thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp , sinh động .
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
Bài 5 : Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
1. Tác giả :
- An-đéc-xen(1805 - 1875) nhà văn Đan Mạch nổi tiếng truyện kể cho trẻ em.
- Nhiều truyện ông biên soạn từ truyện cổ tích , có nhiều truyện do ông sáng tạo .
- Một số tác phẩm chính : Cô bé bán diêm , Bầy chim thiên nga , Nàng tiên cá , Nàng công chúa và hạt đậu ...
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản :
- Văn bản trong sgk Ngữ văn 8 trích gần hết truyện ngắn.
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: tự sự (chính) + miêu tả (nổi bật) + biểu cảm.
- Các yếu tố:
+ Hiện thực: khi kể, tả về cuộc sống thực của cô bé bán diêm.
+ Huyền ảo: khi kể, tả về những mộng tưởng của cô bé qua những lần quẹt diêm trong đêm giao thừa.
- Bố cục: 3 phần:
+P1: từ đầu → cứng đờ ra (hoàn cảnh sống của cô bé).
+P2: từ tiếp theo → Thượng đế (thực tế và mộng tưởng).
+P3: còn lại (cái chết của cô bé).
3. Tóm tắt :
 Vào một đêm giao thừa giá lạnh, xuất hiện một cô bé bán diêm đầu trần , chân đất ngồi nép vào một xó tườngtrên phố. Cô bé không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bố mắng. Cô nép vào góc tường và quẹt diêm cho ấm. Que diêm thứ nhất, cô thấy ánh lửa lò sưởi, que diêm tắt, lò sưởi biến mất. Cô quẹt que diêm thứ hai thấy bàn ăn sang trọng có cả ngỗng quay . Que diêm tắt chỉ còn phố vắng tanh và lạnh lẽo. Cô quẹt que diêm thứ ba thấy một cây thông Nô-el trang trí lộng lẫy, diêm tắt, cây thông biến mất. Quẹt que diêm thứ tư cô thấy bà nội hiền hậu hiện lên trước mặt,cô reo lên gọi bà ,cô muốn đi theo bà.Diêm tắt, ảo ảnh rực sáng trên khuân mặt cô cũng biến mất. Cô quẹt hết những que diêm còn lại trong bao, diêm nối nhau chiếu sáng, hai bà cháu cô về chầu thượng đế. Sáng hôm sau, một buổi sáng lạnh lẽo người ta thấy một cô bé đã chết với đôi má ửng hồng và đôi môi mỉm cười. Chẳng ai biết những điều kì diệu mà cô bé thấy.
4. Giá trị nhân đạo. Tác giả muốn :
- Thể hiện lòng xót thương cho số phận bất hạnh của con người , đặc biệt là các em nhỏ. 
- Ước mong người nghèo được sống hạnh phúc .
- Nhắc nhở mọi người hãy quan tâm đến người nghèo đặc biệt là trẻ em nghèo .
- Tố cáo những kẻ giàu có mà không biết quan tâm , giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là các trẻ em nghèo 
5. Nghệ thuật.
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng nhưng hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
Bài 6 
Đánh nhau với cối xay gió 
(trích: Đôn Ki-hô-tê , Xéc-van-tét)
1. Tác giả :
- Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông vốn là một binh sĩ bị thương năm 1571 , bị bắt giam ở An-giê từ 1575 dến 1580 . Trở về Tây Ban Nha ông sống một cuộc sống cự nhọc , âm thầm đến khi công bố tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê .
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản Bố cục :
- Văn bản Đánh nhau với cối xay gió trích từ chương 8 Phần I Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê với tiêu đề Cuộc gặp gỡ rùng rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Đônvới chiếc cối xay gió và những sự việc đáng nhớ.
- Thể loại: tiểu thuyết.
- PTBĐ: TS (chính) + MT.
- Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được xây dựng theo lối tương phản, đối lập về:
+ hình dáng.
+ tính cách.
+ suy nghĩ.
+ hành động.
3. Tóm tắt :
 Chợt hai thầy trò phát hiện có ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ hung ác còn Xan-chô Pan-xa bảo đó là những chiếc cối xay gió và giải thích nhưng Đônvẫn bảo vệ ý kiến của mình và xông vào đánh. Kết quả Đônbị ngã một cái như trời giáng, ngọn giáo bị gẫy, con ngựa bị toạc nửa vai. Sau đó hai thầy trò vừa đi bàn chuyện phiêu lưu. Khi nghỉ mặc dù rất đau nhưng Đôn không hề rên rỉ làm như các hiệp sĩ. Đônkhông ăn gì còn Xanvừa đi vừa đánh chén no nê. Đêm đó hai người ngủ dưới một vòm cây, Xanngủ một mạch đến sáng còn Đônkhông ngủ chỉ nghĩ đến tình nương-nàng Đuyn-xi-nê-a. Sáng hôm sau, Đôn không ăn sáng vì chàng nghĩ đến tình nương là đủ no rồi.
4. Nội dung :
- Đônhoang tưởng nhưng cao thượng.
- Xantỉnh táo nhưng tầm thường.
→ ý nghĩa văn bản : Con người muốn tốt đẹp cần tỉnh táo và cao thượng nhưng không được hoang tưởng và thực dụng.
5. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật tương phản - đối lập.
Bài 7 
Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri)
1. Tác giả :
- O Hen-ri (1862-1910) nhà nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn .
- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, yêu thương người nghèo khổ.
- Các truyện ngắn tiêu biểu : Căn gác xép , Tên cảnh sát và gã lang thang , Quà tặng của các đạo sĩ ...
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản Bố cục :
-Văn bản là đoạn cuối của tác phẩm (khoảng 1/4 đoạn cuối).
- Thể loại : truyện ngắn.
- PTBĐ: TS (chính) + MT + BC.
- Nhân vật :Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men Giôn-xi là nv chính.
- Bố cục : 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu →Hà Lan ( Giôn-xi đợi cái chết ) .
+ Phần 2 từ tiếp theo → Vịnh Na-plơ ( Giôn-xi vượt qua cái chết ) .
+ Phần 3 : còn lại ( Bí mật của chiếc lá cuối cùng ) .
3. Tóm tắt :
 Xiu và Giôn-xi là hai họa sĩ nghèo, cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê ở tầng dưới gần công viên Oa-sinh -tơn.Giôn-xi bị bệnh sưng phổi cô chỉ nghĩ đến cái chết. Cô đặt số phận của mình vào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân .Sau một đêm mưa gió dữ dội , chiếc lá thường xuân vẫn bám trên cành.Giôn-xi nằm im nhìn chiếc lá hồi lâu và cô thay đổi hoàn toàn ý nghĩ dại dột của mình trước đó, cô muốn sống, ước một ngày nào đó được vẽ vịnh Na-plơ. Hôm sau, bác sĩ nói Giôn-xi đã vượt qua cơn nguy kịch. Nhưng đổi lại cụ Bơ-men bị chết vì sưng phổi khi vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào một đêm mưa gió dữ dội. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men .
4. Nội dung :
a. Giá trị của văn bản Chiếc lá cuối cùng :
- Ca ngợi tình cảm cao đẹp giữa người với người đăc biệt tình cảm ở những người cùng khổ.
- Ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người.
=> Giá trị nhân đạo cao cả của văn bản .
b.Văn bản còn nói nên ý nghĩa của nghệ thuật : nghệ thuật vì con người - nghệ thuật vị nhân sinh.
5. Nghệ thuật :
- Đảo ngược tình huống hai lần: 
+ ốm yếu → sống lại - Giôn-xi.
+ khoẻ mạnh → chết - cụ Bơ -men.
- Kết thúc truyện bất ngờ: tác giả không trực tiếp miêu tả bức tranh và cái chết của cụ Bơ-men mà để cho Xiu , bác sĩ , ông gác cổng kể lại.
- Diễn biến tâm lí nv không tả trực tiếp mà nó được thể hiên qua hành động, lời nói.
Bài 8 
Hai cây phong 
(trích: Người thầy đầu tiên, Ai-ma-tốp)
1. Tác giả :
- Ai-ma-tốp sinh năm 1928 - 10/6/2008 là nhà văn lớn của Cư-rơ-gư-xtan. Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như : Cây phong đen trùm khăn đỏ , Người thầy đầu tiên , Con tàu trắng ...
2. Xuất xứ - Cấu trúc văn bản :
- Văn bản Hai cây phong nằm ở phần đầu của truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp.
- Tên văn bản Hai cây phong do người biên soạn sgk đặt.
- PTBĐ: TS(chính) + MT + BC .
- Xuất hiện hai hình ảnh ( bố cục 2 phần) :
+ Phần 1 - hình ảnh thiên nhiên: hai cây phong và thảo nguyên.
+ Phần 2 - hình ảnh con người: tôi và chúng tôi.
- Hình ảnh hai cây phong nổi bật gắn với nhân vật tôi và nhân vật chúng tôi.
-+ Xưng tôi : từ đầu -> chiếc gương thần xanh và Tôi lắng nghe -> hết (tr99).
 + Chúng tôi : Vào đầu năm học.biếc kia. ( từ đầu đv 3 tr98)
- Tôi: người kể chuyện - xưng là họa sĩ (không phải là tác giả). Chúng tôi vẫn là người kể chuyện trên nhưng kể nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn.
- Mở rộng cảm xúc vừa chung vừa riêng.
3. Tóm tắt :
 Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi trên một thảo nguyên rộng. ở làng nhân vật tôi có hai cây phong giống như ngọn hải đăng trên đỉnh núi. Khi nhân vật tôi trở về làng thầm nghĩ với nỗi buồn da diết để mong lên đồi nhìn hai cây phong. Nhớ lại khi xưa nhân vật tôi cùng với bọn con trai thi nhau trèo lên ngọn cây để phá tổ chim và ngắm cảnh xung quanh. Nhân vật tôi lắng nghe hai cây phong rì rào và nghĩ tới một điều mà khi xưa chưa bao giờ nghĩ tới: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này ? Người vô danh ấy đã mơ ước gì ? Quả đồi có hai cây phong ấy có một ngôi trường không hiểu vì sao dân làng của nhân vật tôi gọi đó là Trường Đuy-sen.
4. Nội dung :
- Vẻ đẹp thân thuộc cao quý của hai cây phong. Tấm lòng gắn bó tha thiết của con người với vẻ đẹp của quê hương yêu dấu.
- Nhân vật tôi là người yêu quê hương tha thiết ; có tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc ; tâm hồn ấy giàu bản sắc quê hương.
5. Nghệ thuật.
- Miêu tả kết hợp với biểu cảm rất sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa khi kể chuyện.
Bài 9 
Đập đá ở côn lôn - Phan Châu Trinh -
1. Tác giả :	
- Phan Châu Trinh ( 1872 - 1926 ), hiêu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã quê ở tỉnh Quảng Nam . Ông đỗ phó bảng được bổ nhiệm một chức quan nhỏ nhưng chỉ một thời gian ngắn đã bỏ quan , chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước . Ông là người đề xướng dân chủ , bãi bỏ chế độ quân chủ . Hoạt động cứu nước của ông đa dạng , phong phú và sôi nổi ở trong nước , có lúc ở Pháp , lúc ở Nhật . Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương , thơ văn của ông trữ tình thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ .
- Các tác phẩm chính : Tây Hồ thi tập , Tỉnh quốc hồn ca , Xăng-tê thi tập  
2. Xuất xứ - Bố cục :
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : năm 1908 Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp khép vào tội xúi dục nhân dân lổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị bắt đầy ra Côn Đảo. Bài thơ ông làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt làm lao động khổ sai.
- Thể loại : thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
- PTBĐ : BC (chính)+TS+MT.
- Nhân vật trữ tình : tác

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_Van_hoc_8ki_120162017.doc