Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý lớp 9

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý lớp 9
NỘI DUNG ÔN TẬP LÝ HỌC KỲ 1 LÝ 9
1/ -Trị số không đổi đối với mỗi dây dẫn gọi là điện trở của dây dẫn đó.
 - Đơn vị điện trở là ôm, kí hiệu là Ω. 
 - Điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn.
2/ Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Hệ thức: , trong đó: I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đo bằng ampe (A); U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đo bằng vôn(V); R là điện trở của dây dẫn, đo bằng ôm (Ω).
3/Điện trở tương đương (Rt đ) của một đoạn mạch gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp (hoặc song song) là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng một hiệu điện thế đặt vào đoạn mạch thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: Rtđ = R1 + R2 
 Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần.
Đối với hai điện trở mắc song song thì: 
4/Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây. 
= ; = ; = ; 
Điện trở của các dây dẫn có cùng cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. 
= 
5/Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Công thức điện trở :
 R Trong đó, 
 R là điện trở, có đơn vị là ; 
 l là chiều dài dây, có đơn vị là m ; 
 S là tiết diện dây, có đơn vị là m2 ;
 là điện trở suất, có đơn vị là.m
Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1 m và tiết diện là 1 m2.
Kí hiệu là , đọc là rô ; đơn vị : .m
Chất nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt
- Các nội dung kiến thức :
 + Điện trở của dây dẫn là nguyên nhân làm tỏa nhiệt trên đường dây. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là nhiệt lưọng vô ích, làm hao phí điện năng.
 + Mỗi dây dẫn làm bằng một chất xác định chỉ chịu được cường độ dòng điện một cách xác định. Nếu sử dụng dây dẫn không đúng cường độ dòng điện cho phép có thể làm dây dẫn nóng chảy, gây ra hỏa hoạn và những hậu quả môi trường nghiêm trọng.
Biện pháp GDBVMT : Để tiết kiệm năng lượng, cần sử dụng dây dẫn có điện trở suất nhỏ. Ngày nay, người ta đã phát hiện ra một số chất có tính chất đặc biệt, khi giảm nhiệt độ của chất thì điện trở suất của chúng giảm về giá trị bằng không (siêu dẫn). Nhưng hiện nay việc ứng dụng vật liệu siêu dẫn vào trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do các vật liệu đó chỉ là siêu dẫn khi nhiệt độ rất thấp (dưới 0oC rất nhiều).
6/Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
7/Số vôn ghi trên các dụng cụ đó là hiệu điện thế định mức đặt vào dụng cụ này, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ đó sẽ bị hỏng.
 - Số oát trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là khi hiệu điện thế đặt vào dụng cụ đó đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ của nó bằng công suất định mức.
 Công thức : = U.I, trong đó,
 là công suất của đoạn mạch (W);
 I là cường độ dòng điện trong mạch (A);
 U là hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch.(V)
- Đơn vị công suất là oát (W) 
Các nội dung kiến thức : Khi sử dụng các dụng cụ điện trong gia đình cần thiết sử dụng đúng công suất định mức. Để sử dụng đúng công suất định mức cần đặt vào dụng cụ điện đó hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
- Biện pháp GDBVMT :
+ Đối với một số dụng cụ điện thì việc sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng đối với một số dụng cụ khác nếu sử dụng dưói hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.
 + Nếu đặt vào dụng cụ điện hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức, dụng cụ sẽ đạt công suất lớn hơn công suất định mức. Việc sử dụng như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của dụng cụ hoặc gây ra cháy nổ rất nguy hiểm.
 + Sử dụng máy ổn áp để bảo vệ các thiết bị điện
8/- Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.
- Bóng đèn sáng, bàn là, bếp điện nóng lên, động cơ điện có thể thực hiện công hoặc truyền nhiệt khi dòng điện chạy qua;... chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
- Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
 - Điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng khi cho dòng điện chạy qua bàn là, bếp điện,...
- Điện năng chuyển hoá thành cơ năng khi cho dòng điện chạy qua các động cơ điện, nam châm điện,...
- Điện năng chuyển hoá thành quang năng khi cho dòng điện chạy qua bóng đèn điện
 Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác 
Công thức: A = .t = U.I.t 
- Đơn vị: jun (J)
 1 kWh = 1000 Wh = 1000 W.3600 s = 3,6.106 Ws = 3,6.106 J
- Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1kilôat giờ (1kWh) hay 1‘‘số’’ điện.
9/Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
- Biểu thức: Q = I2.R.t hay Q = 0,24 I2.R.t ( Q: cal)
Trong đó,
 Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn; đơn vị là Jun (J)
 I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn; đơn vị là ampe (A)
 R là điện trở của dây dẫn; đơn vị Ôm (Ω)
 t thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn; đơn vị là giây (s)
1 cal = 4,2 J 1J = 0,24 cal 
Đối với các thiết bị đốt nóng như: bàn là, bếp điệnviệc tỏa nhiệt là có ích. Một số thiết bị khác như: động cơ điện, các thiết bị điện tử gia dụng khác việc tỏa nhiệt là vô ích.
- Biện pháp GDBVMT: Để tiết kiệm điện năng, cần giảm sự tỏa nhiệt hao phí đó bằng cách giảm điện trở nội của chúng.Tìm hiểu các phương án sử dụng tiết kiệm điện năng.
10/Giải thích và thực hiện được các biện pháp sử dụng an toàn điện.
- Chỉ làm thí nghiệm với U < 40 V, vì hiệu điện thế này tạo ra dòng điện có cường độ nhỏ, nếu chạy qua cơ thể người thì cũng không gây nguy hiểm.
- Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng theo tiêu chuẩn quy định, nghĩa là các vỏ bọc này phải chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ điện.
- Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện để đảm bảo tự động ngắt mạch khi có sự cố xảy ra. Chẳng hạn khi bị đoản mạch thì cầu chì sẽ kịp nóng chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng.
- Thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện gia đình, vì nó có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi sử dụng, cần kiểm tra xem các bộ phận tiếp xúc với tay và cơ thể đã đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn quy định hay chưa.
Nêu được lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng :
+ Giảm chi tiêu cho gia đình.
+ Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn.
+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải.
+ Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
- Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
+ Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp.
+ Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc có bộ phận hẹn giờ).
- Người sống gần các đường điện cao thế thường bị suy giảm trí nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc dù ngày càng được nâng cấp nhưng đôi lúc sự cố lưới điện vẫn xảy ra như: chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp..Để lại những hậu quả nghiêm trọng. 
- Biện pháp an toàn : Di dời các hộ dân sống gần các đường điện cao áp và tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Các bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu suất phát sáng rất thấp 3%, các bóng đèn neon có hiệu suất 7%. Để tiết kiệm điện cần thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng ( bóng đèn compăc).
- Biện pháp GDTKNL : Thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
Tìm hiểu các phương án sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng
Các đường dây điện cao thế nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sinh sống gần. Khi có mưa bão thì có thể sảy ra chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp,  nên ta tránh làm nhà dưới đường điện cao thế, đồng thời chú ý phòng tránh điện giật khi trời mưa bão.
11/ Kim nam châm có hai cực là cực Bắc và cực Nam. Cực luôn chỉ hướng Bắc của Trái Đất gọi là cực Bắc của kim nam châm kí hiệu là chữ N, cực luôn chỉ hướng Nam của Trái Đất gọi là cực Nam của kim nam châm kí hiệu là chữ S. - Mọi nam châm đều có hai cực: Cực Bắc và cực Nam.
Đưa một thanh nam châm vĩnh cửu lại gần các vật: gỗ, sắt, thép, nhôm, đồng.Ta thấy thanh nam châm hút được sắt và thép. Nam châm có từ tính, nên nam châm có khả năng hút các vật liệu từ như: sắt, thép, côban, niken,...
 Khi đặt hai nam châm gần nhau thì chúng tương tác với nhau: Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau.
 Đưa một đầu nam châm chưa biết tên cực lại gần cực Nam của thanh nam châm: nếu thấy chúng hút nhau thì đó là cực Bắc của nam châm và đầu còn lại là cực Nam; nếu chúng đẩy nhau thì đó là cực Nam của nam châm và đầu còn lại là cực Bắc. 
Bộ phận chính của la bàn là một kim nam châm có thể quay quanh một trục. Khi nằm cân bằng tại mọi vị trí trên Trái Đất, kim nam châm luôn chỉ hai hướng Bắc - Nam. 
Xoay la bàn sao cho kim nam châm trùng với hướng Bắc - Nam ghi trên mặt la bàn. Từ đó xác định được hướng địa lí cần tìm
12/ Đặt một dây dẫn song song với kim nam châm đang đứng yên trên một trục quay thẳng đứng. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy kim nam châm bị lệch đi không còn nằm song song với dây dẫn nữa.
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này gọi là lực từ. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
Đưa một kim nam châm (nam châm thử) tại các vị trí khác nhau xung quanh một thanh nam châm, hoặc đưa một kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Ta thấy, tại mỗi vị trí đặt kim nam châm thì kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
- Các kiến thức về môi trường :
 + Trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thien trong không gian. + Các sóng radio, sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia gamma cũng là sóng điện từ. Các sóng điện từ truyền đi mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
- Các biện pháp GDBVMT :
+ Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
+ Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách; không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu (hàng giờ) để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể: , tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người. 
+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định hữu tuyến; chỉ sử dụng điện thoại di động khi thậy cần thiết.-Tìm hiểu sự ảnh hưởng của từ trường ngoài đến từ trường Trái Đất.
-Tìm hiểu về bão từ (nguyên nhân gây ra bão từ, các đặc điểm của bão từ, ảnh hưởng của bão từ) từ đó tìm các phương án phòng, chống. Bão từ, tai nạn giao thông	
13/- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
 Đặt nam châm thử tại các vị trí khác nhau thì tại mọi vị trí nam châm thử nằm cân bằng theo một hướng xác định. Nếu quay nó lệch khỏi hướng trên mà nó quay lại hướng cũ thì tại đó có từ trường.
Hình ảnh của các đường mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong xác định nằm xung quanh nam châm được gọi là từ phổ của nam châm. Dựa vào từ phổ, ta có thể biết được hình ảnh trực quan về từ trường mà ta đang xét. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
- Các đường sức từ có chiều nhất định, chiều của các kim nam châm thử đặt trên đường cảm ứng từ. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
- Từ trường trong lòng nam châm hình chữ U là từ trường đều. 
N
S
Các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
Đường sức từ của nam châm thẳng 
N
S
Đường sức từ của nam châm hình chữ U :
Ta dùng mũi tên để biểu diễn chiều đường sức từ (đi ra khỏi cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm)
Hình vẽ
A
B
+
_
14/.Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín đều đi ra từ một đầu ống dây và đi vào đầu kia của ống dây, còn trong lòng ống dây thì các đường sức từ gần như song song với trục ống dây. 
 Hình vẽ đường sức từ của ống dây
Qui tắc nắm tay phải : Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
15/Lõi sắt, lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.Khi được đặt trong từ trường thì lõi sắt thép bị nhiễm từ và trở thành nam châm.
Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính. Dựa vào tính chất trên người ta chế tạo nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu. 
Cấu tạo nam châm điện :gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non. Lõi sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của nam châm.
Hoạt động của nam châm điện: Khi dòng điện chạy qua ống dây, thì ống dây trở thành một nam châm, đồng thời lõi sắt non bị nhiễm từ và trở thành nam châm nữa. Khi ngắt điện thì lõi sắt non mất từ tính và nam châm điện ngừng hoạt động.
- Sắt thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
- Các biện pháp GDBVMT :
+ Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều bụi, vụn sắt, việc sử dụng các nam châm điện để thu gom bụi, vụn sắt làm sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả.
+ Loài chim bồ câu có một khả năng đặc biệt, đó là có thể xác định được phương hướng chính xác trong không gian. Sở dĩ như vậy bởi vì trong não bộ của chim bồ câu có các hệ thống giống như la bàn, chúng được định hướng theo từ trường của Trái Đất. Sự định hướng nầy có thể bị đảo lộn nếu trong môi trường có quá nhiều nguồn phát sóng điện từ. Vì vậy, bảo vệ môi trường tránh ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên nhiên.
16/ Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. 
Bộ phận chính gồm một ống dây L đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E, một đầu của ống dây được gắn chặt với màng loa M. Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai cực của nam châm.
- Hoạt động: Khi dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động. Vì màng loa được gắn chặt với ống dây nên khi ống dây dao động thì màng loa dao động theo và phát ra âm thanh đúng như âm thanh nó nhận được từ micrô. Loa điện biến dao động điện thành âm thanh.
- Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện và một lõi sắt non. Tuỳ theo chức năng của mỗi dụng cụ, thiết bị hay hệ thống điện mà người ta chế tạo rơle điện từ thích hợp.
17/Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ. Chiều của lực điện từdadahaong đường cong khép kín, phụ thuộc vào chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ.
 Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.
18/ Cấu tạo: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. Nam châm là bộ phận tạo ra từ trường, thông thường là bộ phận đứng yên gọi là stato. Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua là bộ phận chuyển động, gọi là rôto. Ngoài ra động cơ điện một chiều còn có bộ phận cổ góp có tác dụng chỉ cho dòng điện vào khung dây theo một chiều nhất định.
Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua
Khi cho dòng điện đi vào khung dây, bộ phận cổ góp chỉ cho dòng điện chạy vào theo một chiều nhất định, vì khung dây đặt trong từ trường của nam châm nên khung dây chịu tác dụng của lực từ. Lực từ tác dụng lên khung dây luôn theo một chiều nhất định và làm động cơ quay.Khi động cơ điện một chiều hoạt động thì điện năng được chuyển hoá thành cơ năng Bộ phận quay của động cơ điện trong kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép ghép lại và giữa các lá thép có sơn cách điện
19/Mô tả thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ 
Thí nghiệm 1: Hai đèn LED mắc song song nhưng ngược chiều vào hai đầu của một cuộn dây.
Giữ ống dây cố định, đưa nhanh thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây (hoặc cố định thanh nam châm đưa ống dây vào thanh nam châm) ta thấy đèn LED thứ nhất sáng và đèn thứ hai không sáng.
Khi thanh nam châm đứng yên trong cuộn dây ta thấy cả hai đèn không sáng.
Kéo nhanh thanh nam châm ra khỏi cuộn dây (hoặc kéo ông dây ra khỏi nam châm) ta thấy đèn thứ hai sáng còn đèn thứ nhất không sáng.
Như vậy, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện và có chiều thay đổi.
Thí nghiệm 2: Trong thí nghiệm 1 ta thay thanh nam châm bằng một nam châm điện. Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện ta thấy đèn 1 sáng lên đến khi dòng điện đã ổn định thì nó tắt, đèn 2 không sáng.
Ngắt mạch điện của nam châm điện thì đèn 2 sáng lên rồi sau đó tắt hẳn, đèn 1 không sáng.
Như vậy, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện và có chiều thay đổi.
20/ Dòng điện xuất hiện trong trường hợp trên gọi là dòng điện cảm ứng và hiện tượng xuất hiện xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên (tăng lên hoặc giảm đi).
 Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm, hoặc ngược lại đang làm giảm mà chuyển sang tăng.
Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi. Dòng điện xoay chiều là dòng điện liên tục luân phiên đổi chiều.
Có hai loai máy phát điện : cho cuộn dây kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì ta thấy, hai đèn LED liên tục thay nhau sáng và tắt (nhấp nháy). Tức là trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng 
KẾ HỌACH ÔN TẬP lý 9 HK1
TIẾT 1 : Lý thuyết : Câu 1-à Câu 10
Bài tập : Tính điện trở trong mạch nối tiếp song song , hổn hợp và sự phụ thuôc của điện trở vào dây dẫn 
TIẾT 2 : Lý thuyết : Câu 11-àCâu 20 
	 Bài tập : Tính công suất , công , nhiệt lượng trong mạch nối tiếp song song , hổn hợp và cách tiền điện , bài tập qui tắc nắm tay phải và bàn tay trái 
[NB]. Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là rôto.
[TH].- Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. 
- Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.
[TH]. Máy phát điện trong kĩ thuật có các cuộn dây là stato còn rôto là các nam châm điện mạnh.
- Để làm cho rôto của máy phát điện quay người ta có thể dùng máy nổ, tua bin nước, cánh quạt gió... để biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng.
 - Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành điện năng
[NB].- Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ.
- Dựa vào tác dụng từ của dòng điện mà ta có thể phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều
[TH]. Khi cho dòng điện qua nam châm điện:
+ Nếu nam châm

Tài liệu đính kèm:

  • doconthihk1_ly_9.doc