Đề cương ôn tập học kì I - Môn văn

docx 12 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1558Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I - Môn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I - Môn văn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Văn:
Đề 1:
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cung vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
Đề 2:
Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc
 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì
“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. 
Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng
Đề 3:
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.
Nguyên tác bằng chữ Hán:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền
 Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
Câu thơ tiếp:
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ cuối:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Sử:
Câu 1: - Năm 981 quân Tống tiến vào nước ta theo đường thủy ở cửa sông Bạch Đằng và đường bộ ở Lạng Sơn - Lê Hoàn chia thành 2 cánh quân chặn đánh giặc. Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch, Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, Cuối cùng quân thủy của địch bị đánh lui. Trên bộ quân ta chặn đánh tại ải Chi Lăng buộc chúng phải rút lui. - Quân giặc chết quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Câu 2:
Pdiện so sánh
Thời Đinh- Tiền Lê
Thời Lý
Văn hóa
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. 
-Nhiều loại hình văn hóa dân gian vẫn còn  tồn tại trong thời Đinh –Tiền Lê : ca hát, nhảy múa v.v.. 
   - Nhân dân ưa ca hát nhảy múa , hát chèo, múa rối nước , đá cầu , đấu vật, đua thuyền
- Kiến trúc và điêu khắc phát triển 
 -Đạo phật đang rất phát triển,nhiều nhà vua đi theo đạo phật,chùa chiềng được xây dựng nhiều
Giáo dục
Giáo dục chưa phát triển.
Đạo phật được truyền bá rộng rãi
Nho giáo đã xâm nhập nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.
 - Năm 1070 lậpVăn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử ,dạy con vua học .
   - Năm  1075 mở khoa thi đầu tiên  để chọn quan lại .
   - 1076 mở Quốc tử giám  cho con em quý tộc học , trường đại học đầu tiên của Việt Nam .
   - Học Nho học, và chữ Hán , bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt .
   - Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì  việc học chỉ giành cho con em  vua, quan , nhà giàu .
   - 
Câu 3:
 Tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lý:
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua do nhân dân canh tác
- Tổ chức lễ cày tịch điền
- Khai hoang,đào kênh mương đắp đê phòng lụt
- Cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo
-> Mùa màng bội thu cây cối hoa màu tốt tươi
* Nền nông nghiệp thời Lý phát triển vì:
- Đất nước bình yên,nhân dân yên tâm phấn khởi sản xuất
- Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
-Nhân dân cần cù chăm chỉ
Câu 4:
 1/1285 khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy -> xâm lược ta. 
- Ta lui về Vạn Kiếp-> Thăng Long-> Thiên Trường thực hiện chủ chương “vườn không nhà trống” để bảo toàn lực lượng 
- Cùng 1 lúc Toa Đô từ Cham-Pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, Thoát Hoan tấn công xuống phía nam hòng tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân ta –
 Giặc rút về Thăng Long cố thủ -> gặp khó khăn. 
-5/1285 ta phản công giành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương
* Quân ta đánh bại quân Mông Cổ vì
Vương triều Trần và nhân dân Đại Việt không hề run sợ, kiên quyết kháng chiến chống xâm lược 
Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, thực hiện “ Chiến tranh nhân dân”-> phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, Đánh vào chỗ yếu của giặc, phát huy thế mạnh của ta
Câu 6: 
.Chủ động tiến đánh để phòng vệ 
.Đánh vào tâm lý lòng người 
.Xây dựng phòng tuyến vững chắc 
.Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách " giảng hòa "
. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực. 
Tấn công dúng thời cơ
Câu 7:
Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa doạ.
Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nô tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất cực khổ.
Ờ Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình,... dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến ở các địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quậy phá nhân dân và chống lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần cảnh.
Trước tình hình đó nhà trần lên thay nhà lý rất hợp lý vì nhà lý đã suy yếu mà nhà trần đang có thế mạnh hơn nữa giặc ngoại đang đến rất gần nếu nhà lý vẫn nắm quyền thì đất nước sẽ rơi vào tay giặc
Sinh:
Câu 1:Giun sán kí sinh ở nội quan của con người và vật nuôi.Giun sán tranh lấy chất dinh dưỡng tiết ra chất độc gây tắc đường ruột .Cách phòng tránh bệnh giun sán:
-Tẩy giun theo định kỳ
-Không ăn thực phẩm sống khi chưa được rửa sạch
-Ăn chín uống sôi giữ vệ sinh thực phẩm
Câu 2: a/ Đặc điểm chung thân mềm: - Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi. Có khoang áo phát triển. Hệ tiêu hoá phân hoá. Cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuột thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
 	b/Vai trò của ngành thân mềm: 
- Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người: trai, sò, ốc,hến.....
	+ Nguyên liệu xuất khẩu: sò huyết, mực nang, mực ống,....
	+ Làm thức ăn cho động vật: ốc bươu vàng, ốc vặn, hến...
	+ Làm sạch môi trường nước: trai sò, hến....
	+ Làm đồ trang trí, trang sức: ngọc trai, vỏ ốc, vỏ sò...
 + Hóa thạch của 1 số loài ốc có giá trị về mặt địa chất.
- Tác hại: + Là vật trung gian truyền bệnh.
	+ Ăn hại cây trồng: ốc sên, ốc bươu vàng.
 + hại tàu thuyền bằng gỗ: hà sông, hà biển.
Câu 3: Để nhận biết châu chấu và sâu bọ dựa vào ba đặc điểm sau : 
+Đầu có đôi râu và mắt ( Mắt đơn hoặc mắt kép )
+Ngực có 3 đôi chân và hai đôi cánh .
+Bụng phân nhiều đốt, mỗi đốt có đôi lỗ thở .
Câu 4: ở trai sông trứng thụ tinh được giữ trong tấm mang. Ấu trùng sau được nở ra , sống ở mang mẹ một thời gian rồi bám vào mang cá một vài tuần nữa rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành. Chính vì có giai đoạn ấu trùng bám vào da và mang cá nên khi đem cá từ nơi này đến nơi khác , ấu trùng rơi xuống bùn ao và phát triển bình thường nên trong ao nuôi cá không thả trai nhưng vẫn có trai sinh sống
Câu 5: - Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang bằng kính lúp.
Nhận biết và chỉ rõ được 1 số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
Củng cố kĩ thuật mổ động vật không xương sống, biết sử dụng các dụng cụ mổ.
Câu 6:Thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi
Câu 7:Trùng sốt rét kí sinh ở máu người
Câu 8: Đặc điểm nào của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh?
+ Cơ thể dẹp, hình lá, 
+ Mắt lông bơi tiêu giảm
+ Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. 
+ Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh.
+ Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. 
Câu 9: cơ quan đường bên là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh.
Câu 10:
Nơi sống
Các đại diện
Dưới nước
Tôm sông,rận nước,con sun,cua nhện,..
Trong Không khí
Chuồn chuồn,bướm,ong,ruồi,muỗi,
Trên mặt đất
Bọ cạp,châu chấu,dế mèn,dế trũi,mọt ẩm,nhện,
Trong đất
Ve sầu,..
Trên cơ thể động vật
Con ve bò,loài chân kiếm kí sinh,
Địa:
Câu 1:Đới nóng gồm:
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới
Môi trường nhiệt đới gió mùa
Môi trường hoang mạc
Kiểu Môi trường
Đặc điêm khí hậu
Môi trường xích đạo ẩm
Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm
Nhiệt độ TB:25oC=>28oC
Lượng mưa TB:1500mm=>2500mm
Môi trường nhiệt đới
Nhiệt độ TB:>20oC
Có hai mùa rõ rệt mùa mưa
 mùa khô
Môi trường nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ TB:>20oC
Lượng mưa TB>1000mm/năm
Thời tiết diễn biến thất thường
Môi trường hoang mạc
Nhiệt độ cao hằng năm>30oC
Lượng mưa <1000mm/năm
Nắng nóng quanh năm
Câu 2: Nhiệt độ TB:>20oC
Lượng mưa TB>1000mm/năm
Thời tiết diễn biến thất thường
Câu 3:
	 Môi trường ôn đới hải dương
	 Môi trường ôn đới lục địa
Đới Ôn hòa Môi

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_thi_HKI_lop_7.docx