Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử lớp 5

doc 30 trang Người đăng dothuong Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử lớp 5
Đờ̀ cương ụn tọ̃p mụn LỊCH SỬ lớp 5
A.Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
(1858-1945)
BàI 1: “Bình tây đại nguyên soáI" trương định.
Câu 1: Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?
Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải lẽ.
Câu 2: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
 Nghĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.
Câu3: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
 Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
Câu 4: Em biết gì thêm về Trương Định?
 +Trương Định sinh năm 1820, ở Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng Ngãi, là con của Lãnh binh Trương Cầm. Trương Định theo cha vào Nam giữa thời Thiệu Trị (1841-1847). Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định, Trương Định đã chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập đồn điền, được phong chức Quản cơ, nên còn được gọi là Quản Định.
 +Trong khi Trương Định đang chuẩn bị kế hoạch chiếm lại căn cứ Tân Hoà (Gò Công), thì ngày 20-8-1864, giặc Pháp đã cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn- trước kia đã từng dưới quyền của Trương Định- đem quân lính vây đánh bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, Trương Định bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát, khi đó ông mới 44 tuổi.
BàI 2: nguyễn trường tộ mong muốn canh tân đất nước.
Câu 1: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
 + Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
 + Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản để phát triển kinh tế.
 + Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc
Câu 2: Những đề nghị đó được triều đình thực hiện không? Vì sao?
 Khụng.Vì vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi ở các nước trên thế giới.Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn có một sự thay đổi nào.
Câu3: Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
 + Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.
 + Khâm phục lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
Câu 4: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
 Trước hoạ xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,  còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
BàI 3: cuộc phản công ở kinh thành huế
Câu 1: Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà tong triều đình nhà Nguyễn.
 . Trong các quan lại của triều đình có 2 phái: Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp và phái chủ chiến -đại diện là Tôn Thất Thuyết-chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc.
Câu 2: Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
 Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hoá. Ông còn cho lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.
Câu 3:Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
 Cuộc phản công ở kinh thành Huế thể hiện lòng yêu nước của một số bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
Câu 4: Chiếu Cần vương có tác dụng gì? Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?
 Nhờ có Chiếu Cần vương mà từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước, đó là phong trào Cần Vương.
Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành- Đinh Công Tráng lãnh đạo; Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo; Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
BàI 4: xã hội việt nam cuối thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx
Câu 1: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu:
 Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nèn kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mọt số ngành như dệt, gốm, đúc đồng.
Câu 2: Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị, chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào?
 -Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng khai thác khoáng sản của đất nước ta như khai thác than ở Quảng Ninh, thiếc ở Tĩnh Túc- Cao Bằng, bạc ở Ngân Sơn- Bắc Kạn, vàng ở Bồng Miêu-Quảng Nam.
 +Chúng xây dựng các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt để bóc lột người lao động nước ta bằng đồng lương rẻ mạt. 
 +Chúng cướp đất của nông dân để xây dựng đồn điền trồng cà phê, chè, cao su.
 +Lần đầu tiên ở Việt Nam có đường ôtô, đường ray xe lửa.
 -Các ngành nghề chủ yếu là: nông nghiệp, thủ công nghiệp, khai mỏ, sản xuất đIện, nước, xi măng, dệt, lập và khai thác đồn điền cao su, cà phê, chè, 
Câu 3: Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào? Sau khi đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội có gì thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào?
 -Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân.
 -Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới kéo theo sự thay đổi của xã hội. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành; thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là giai cấp công nhân.
Câu 4: Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
 Nông dân Việt Nam bị mất ruộng đất, đói nghèo phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền và nhận đồng lương rẻ mạt nên đời sống vô cùng khổ cực.
BàI 5:phan bội châu và phong trào đông du
Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
 Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, để sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.
Câu 2: Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông du?
 KQ: Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. ít lâu chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.
 YN: Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tàI cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
Câu 3: Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
 Tại vì Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam.Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách, trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật Bản cũng là một nước Châu á “đồng văn, đồng chủng” nên hi vọng vào giúp đỡ của họ.
Câu 4: Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
 Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đẫ câu kết với Chính phủ Nhật chống lại phong trào. Năm 1908, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du kết thúc năm 1909.
BàI 6: quyết chí ra đI tìm đường cứu nước.
Câu 1: Nêu một số hiểu biét của em về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tát Thành?
 -Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh.
-Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức chuyển sang nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868-1900) một phụ nữ có học, đảm đang chăm lo chồng con hết mực.
-Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước.
Câu 2: Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? Ông đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?
 -Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài đểtìm con đường cứu nước phù hợp.
-Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về phương Tây.
-Người không đi theo con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vì các con đường này đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà người Tây hay nói và muốn xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta.
Câu 3: Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? Người đã định hướng giải quyết khó khăn như thế nào?
-Người biết trước khi ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó Người cũng không có tiền.
-Người rủ Tư Lê, một người bạn thân cùng lứa đi cùng, phòng khi ốm đau có người bên cạnh nhưng Tư Lê không đủ can đảm đi cùng Người. Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài. Người nhận cả việc phụ bếp, một công việc mệt nhọc và nguy hiểm để được đi ra nước ngoài.
Câu 4: ý chí quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước của Người như thế nào? Vì sao Người có được quyết tâm đó?
Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đI tìm đường cứu nước. Bởi vì Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc.
Câu 5: Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào thời gian nào?
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành với cáI tên mới – Văn Ba - đã ra đI tìm đường cứu nước mới trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
BàI 7: đảng cộng sản việt nam ra đời
Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Từ những năm 1926-1927 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 – 1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức cộng sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng chưa tạo được sức mạnh chung, lại còn công kích, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình thiếu thống nhất không thể kéo dài, cần phải sớm hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất.
 Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh và thời gian nào? Ai là người chủ trì hội nghị, vì sao?
 +Đầu xuân năm 1930 (3-2-1930), hội nghị thành lập Đảng được tổ chức ở Hồng Công – Trung Quốc. Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc.
.+Chỉ có Nguyễn áAi Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam bởi vì: Nguyễn Aí Quốc là người có hiểu biết sâu rộng về lí luận và thực tiễn cách mạng, có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế; được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ. 
 Câu 3: Nêu kết quả của Hội nghị?
Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
 Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng?
 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập có ý nghĩa rất quan trọng: Từ đây, cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn và dành được những thắng lợi vẻ vang.
BàI 8: xô viết - nghệ tĩnh(1930-1931)
Câu 1: Em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?
 Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người này càng đông thêm, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!” Thực dân Pháp cho quân lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người bị chết và hàng trăm người bị thương.
 Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10-1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở, Những kẻ đứng đầu thôn, xã sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng.
Câu 2: Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh diễn ra điều gì mới?
 Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình. Suốt thời kì có chính quyền, ở các thôn xã không hề xảy ra trộm cắp. Những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãI bỏ, tệ cờ bạc, cũng bị đả phá. Đặc biệt là chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, xoá bỏ các thứ thuế vô lí. Nhân dân ở các xã vui mừng, phấn khởi. Nghe tiếng trống báo tin, bà con nô nức ra đình làng nghe nói chuyện, nghe giải thích chính sách hoặc bàn bạc công việc chung. Ai cũng thấy mình thoát được khỏi ách nô lệ, trở thành người chủ thôn xóm.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh?
 + Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
 +Phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
BàI 9: cách mạng mùa thu
Câu 1:Nêu diễn biến tiêu biểu của cuộc biểu tình ngày 19-8-1945 ở Hà Nội, thời gian nổ ra khởi nghĩa ở Huế và Sài Gòn.
 +Ngày 18-8-1945, cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng tràn ngập khí thế cách mạng.
+Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành và các tỉnh lân cẫnuống đường biểu dương lực lượng. Họ mang trong tay những vũ khí thô sơ như: giáo, mác, mã tấu, tiến về quảng trường 
 Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng, lính Bảo an đã hạ vũ khí đầu hàng cách mạng. Cờ đỏ sao vàng đã bay phấp phới trên nóc Phủ Khâm sai.
 Chiều ngày Hà Nội, đến lượt Huế (23-8), rồi Sài Gòn (25-8) và đến ngày 28-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công trong cả nước.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi ngiã giành chính quyền ở Hà Nội?
 -Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN đã thúc đẩy các địa phương khác đứng lên giành chính quyền và thúc đẩy tinh thần yêu nước của nhân dân cả nước.
Câu 3: Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
 -Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.
 -Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân phong kiến.
Câu 4: Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nước ta?
 Vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi, đI đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
BàI 10: bác hồ đọc tuyên ngôn độc lập
Câu 1: Em hãy tả quang cảnh ngày 2-9-1945?
 -Hà Nội tưng bừng cờ hoa (thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình).
 -Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, trai, mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ (Muôn triệu tim chờ, chim cũng nín).
 -Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
Câu 2: Nêu một số nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập?
 Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập,tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Câu 3 Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945?
 Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế chế độ thực dân phong kiến, đánh dấu kỉ nguyen độc lập của dân tộc ta.
 Sự kiện này cũng cho thấy truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.
BàI 11: ôn tập: hơn tám mươI năm chống thực dân pháp
xâm lược và đô hộ (1858-1945)
 Thống kê các sự kiện tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945?
 -1/9/1858: Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược nước ta.
 -1859-1864: Phong trào chống Pháp của Trương Định. Phong trào đang dâng cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
 -5/7/1885: Cuộc phản công ở kinh thành Huế: Để giành thế chủ động, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước nhưng do địch còn mạnh nên kinh thành nhanh chóng thất thủ. Sau cuộc phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương, từ đó bùng nổ phong trào vũ trang chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương.
 -1905-1908: Phong trào Đông du do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đã đưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài để học tập để đào tạo nhân tài ra cứu nước. Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam.
 -5/6/1911: Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đI tìm đường cứu nước, khác với con đường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX.
 -3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên giành nhiều thắng lợi vẻ vang.
 -1930-1931: Phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh. Nhân dân Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12-9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ – Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công.
 -8/1945: Cách mạng tháng Tám. Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công của nước ta.
 -2-9-1945: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền độc lập, tự do.
b.bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân pháp(1945-1954)
bàI 12: vượt qua tình thế hiểm nghèo
Câu 1: Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
 Nói nước ta đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”-tức tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:
 -Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.
 -Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, hơn 90% người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập.
Câu 2: Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì đIều gì có thể xảy ra đối với đất nước ta?
 Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì ngày sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói; nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước Nguy hiểm hơn, nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm, nước ta có thể trở lại cảnh mất nước.
Câu 3: Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
 Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy,chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước
Câu 4: Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc đó,Đảng và Chính phủ ta đã làm gì để lãnh đạo nhân dân đẩy lùi giặc đói và giặc dốt?
+Đẩy lùi giặc đói:
-Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” để dành gạo cho dân nghèo.
-Chia ruộng đất cho nông dân, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.
-Lập “Quỹ độc lập”, “Quỹ đảm phụ quốc phòng”, “Tuần lễ vàng” để quyên góp tiền cho Nhà nước.
+Chống giặc dốt:
-Mở lớp bình dân học vủơ khắp nơi để xoá nạn mù chữ.
-Xây thêm trường học, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.
+Chống giặc ngoại xâm:
 -Ngoại giao khôn khéo để đẩy quân Tưởng về nước.
-Hoà hoãn, nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Câu 5: ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm?
 -Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được ngững việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
 -Nhân dân ta một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng.
Câu 6: Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?
 -Đảng và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh của toàn dân.
 -Đản

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_SU_LOP_5_HK1.doc