Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 11 (Bài 1 đến 4)

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 11 (Bài 1 đến 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 11 (Bài 1 đến 4)
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất
- Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
-Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. 
2) Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. (SXCCVC)
a) Sức lao động:
- Lao động:
Là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người làm biến đổi các yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người.
- Sức lao động: Là năng lực lao động của con người bao gồm thể lực và trí lực.
b) Tư liệu lao động
Tư liệu lao động ( TLLĐ) là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên ĐTLĐ, nhằm biến đổi ĐTLĐ thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
TLLĐ gồm 3 loại:
+ Công cụ lao động (cày, cuốc, máy móc ...)
+ Hệ thống bình chứa (ống, thùng, hộp ...)
+ Kết cấu hạ tầng của sản xuất (đường xá, bến cảng, sân bay...)
b) Đối tượng lao động: 
-Là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Đối tượng lao động + tư liệu lao động = tư liệu sản xuất.
Sức lao động + tư liệu sản xuất = sản phẩm.
3) Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
a) Phát triển kinh tế là gì ?
- PTKT là sự tăng trưởng KT gắn liền với cơ cấu KT hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội
b) Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ?
- Đối với cá nhân: bảo đảm đời sống cá nhân
- Đối với gia đình:
+ Thực hiện tốt các chức năng của gia đình.
+ Chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
Đối với xã hội:
+ Giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Củng cố an ninh quốc phòng, sự lãnh đạo của Đảng.
Kết luận: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nươc mạnh, xã hội công bằng văn mình dân chủ.
Bài 2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
1) Hàng hoá:
a) Hàng hoá là gì ?
-Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua thông qua trao đổi mua và bán.
VD : bàn, ghế, bảng,..
b) Thuộc tính của hàng hoá:
 - Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng của HH là công dụng của vật phẩm làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
+ Cùng với sự phát triển KT- XH giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú.
VD : điện thoại S5, S6
Giá trị hàng hóa hao phí sức lao động và người sản xuất để làm ra một đơn vị hàng hóa.
Vd : 1m vãi = 5kg thóc.
Kết luận : Hàng hoá là sự thống nhất của 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của 2 mặt đối lập mà thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì SP không trở thành hàng hoá. Hàng hoá biểu hiện quan hệ SXXH giữa những người SX và trao đổi hàng hoá.
2) Tiền tệ
a Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ:
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và các hình thái giá trị.
b) Các chức năng của tiền tệ.
- Thước đo giá trị : Tiền tệ dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng 1 lượng tiền nhất định, được gọi là giá cả của hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H.
- Phương tiện cất trữ: Tiền tệ rút khỏi lưu thông được cất trữ để khi cần đem ra mua hàng.
- Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.- Tiền tệ thế giới:Khi tiền có chức năng tiền tệ thế giới đó là khi trao đổi HH vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Kết luận: Tóm lại 5 chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau.
c) Quy luật lưu thông tiền tệ: là quy luật quy định số lượng tiền tề cần thiết cho lưu thông hàng hóa mỗi thời kì nhất định.
Kết luận: Hiểu được nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ, công dân không nên giữ nhiều tiền mặt mà nên tích gửi tiết kiệm vào ngân hàng, góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ vừa ích nước vừa lợi nhà.
3) Thị trường
a) Thị trường là gì ?
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
b) Các chức năng cơ bản của thị trường:
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa.
- Chức năng thông tin:
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
+ Đối với người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. Đối với người mua sẽ điều chỉnh sao cho lợi nhất.
+ Một sự tăng lên hay giảm đi của giá cả đều gây ra sự tác động trái ngược nhau đến việc sản xuất và tiêu dùng về 1 loại hàng hóa nào đó.
* Kết luận : Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người SX và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn. Nhà nước sẽ ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh ết vào những mục tiêu nhất định.
Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
Nội dung của quy luật giá trị.
Được thể hiện trong sản xuất và lưu thông
+ Trong sản xuất : Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất phải đam bảo cho TG lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
+ Trong lưu thông :
Thời gian lao động cần thiết của hàng A = 	Thời gian lđ của hàng B
Được trao đổi với nhau
Nội dung: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
Tác động của quy luật giá trị.
Diều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
Phân hóa giàu nghèo của những người sản xuất hàng hóa. 
Vận dụng quy luật giá trị.
Nhà nước :
Vận dụng quy lậu giá trị vào việc đổi mới kinh tế nước ta thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thực hiện chế độ một giá.
Một thị trường thống nhất trong cả nước và mở cửa với thị trường nước ngoài.
Về phía công dân :
Diều chỉnh, dịch chuyển cơ cấu sản xuất mặt hàng, ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng trong nước và trên thế giới.
Nâng cao cạnh tranh hàng hóa bằng thường xuyên đổi mới KH- KT nâng cao trình độ tay nghề lao động và cải tiến quân lương.
Phấn đấu giảm chi phí sản xuất trong sản xuất và lưu thông văn hóa. Đứng vững và phát triển trên thị trường thu nhiều lợi nhuận.
Bài 4 : CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 
1) Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
a) KN cạnh tranh: 
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong SX-KD tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
b) Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.	
- Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập tự do kinh doanh sản xuất.
- Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất lợi ích khác nhau.
2) Mục đích của cạnh tranh
- Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lợi ích về mình nhiều hơn người khác
VD: 
+ Cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liệu, giành các nguồn lực SX khác.
+ Giành ưu thế về khoa học - công nghệ
+ Chiếm thị trường tiêu thụ, nơi đầu tư, đơn đặt hàng, các hợp đồng.
+ Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hoá.
3) Tính 2 mặt của cạnh tranh:
a) Mặt tích cực:
- Kích thích lực lượng SX phát triển., NSLĐ tăng cao
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Mặt hạn chế:
- Chạy theo lợi nhuận => làm môi trường bị suy thái.
- Dùng những thủ đoạn phi pháp và bất lương để giành giật khách hàng.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGDCD.docx