Đề cương ôn tập chương 3 Sinh học lớp 12 - Hà Đăng Khoa

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1295Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập chương 3 Sinh học lớp 12 - Hà Đăng Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập chương 3 Sinh học lớp 12 - Hà Đăng Khoa
ÔN TẬP CHƯƠNG III - DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ 
 Thầy Hà Đăng Khoa – THPT Tràm Chim
Câu 1: Tất cả các alen của các gen và kiểu gen trong quần thể tạo nên
 A. vốn gen của quần thể.	B. kiểu gen của quần thể.
 C. kiểu hình của quần thể.	D. thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 2: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
 A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể. 
 B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.
 C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
 D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
Câu 3: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
	A. quần thể giao phối có lựa chọn.	B. quần thể tự phối và ngẫu phối.
	C. quần thể tự phối.	D. quần thể ngẫu phối.
Câu 4: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
	A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. 
	B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
	C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. 
	D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 5: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Khi n tiến tới vô hạn, kết quả về sự phân bố kiểu gen trong quần thể sẽ là
 A. toàn kiểu gen Aa.	B. AA = Aa = aa = 1/3.	
 C. AA = 3/4; aa = 1/4.	D. AA = aa = 1/2.
Câu 6: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt làtần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạttrạng thái cân bằng có dạng:
	A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 	B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1 
	C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1 	D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1 
Câu 7: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:
	A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa	B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa
	C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa	D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa
Câu 8: Điều nào KHÔNG đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?
	A. Quần thể có kích thước lớn.	B. Có hiện tượng di nhập gen.
	C. Không có chọn lọc tự nhiên.	D. Các cá thể giao phối tự do.
Câu 9: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự	
	A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.
	B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.
	C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
	D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
Câu 10: Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là
 A. tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.	B. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
 C. thành phần kiểu gen không thay đổi.	D. tần số các alen không thay đổi.
Câu 11: Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: 0,55AA: 0,40Aa: 0,05aa. Phát biểu đúngvới quần thể P nói trên là:
	A. quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.	
	B. tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau.
	C.tần số của alen trội gấp 3 lần tần số của alen lặn.	
	D. tần số alen a lớn hơn tần số alen A.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây KHÔNG đúng về vai trò ngẫu phối: 
 A Ngẫu phối gây áp lực chủ yếu đối với sự thay đổi tần số các alen.
 B Ngẫu phối làm cho đột biến phát tán trong quần thể.
 C Ngẫu phối tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
 D Ngẫu phối hình thành vô số các biến dị tổ hợp.
Câu 13: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
	A. 0,3 ; 0,7	B. 0,8 ; 0,2	C. 0,7 ; 0,3	D. 0,2 ; 0,8
Câu 14: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:
	A. A = 0,30 ; a = 0,70 	B. A = 0,50 ; a = 0,50 
	C. A = 0,25 ; a = 0,75 	D. A = 0,35 ; a = 0,65 
Câu 15: Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần dựa trên cơ sở di truyền học nào?
A. Dễ làm xuất hiện các gen đột biến trội có hại gây bệnh
B. Dễ làm xuất hiện các gen đột biến lặn có hại gây bệnh
C. Đồng hợp lặn gây hại có thể xuất hiện
D. Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường
Câu 16: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
	A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1. B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.	
	C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 17: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là
	A. 50%	B. 20%	C. 10%	D. 70%
Câu 18: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu như sau: 36 AA : 16 aa. Nếu tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền của quần thể sau 6 thế hệ là : 
 A. 0,16AA : 0,36aa. 	B. 25%AA : 50%Aa : 2aa. 
 C. 36AA : 16aa. 	D. 0,75%AA :0,115%Aa : 0,095%aa.
Câu 19: Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của alen A qui định lông đen là 0,6, tần số tương đối của alen a qui định lông vàng là 0,4. Tỷ lệ kiểu hình của đàn bò này như thế nào ?
 A. 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng.	 B. 16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.
 C. 75% bò lông đen, 25% bò lông vàng.	D. 99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.
Câu 20: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 2 alen D, d; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
	A. D = 0,16 ; d = 0,84 	B. D = 0,4 ; d = 0,6 	
 C. D = 0,84 ; d = 0,16 	D. D = 0,6 ; d = 0,4 
Câu 21: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? 
A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. 	B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. 
 C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. 	D. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. 
Câu 22: Trong một số quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền dưới đây, xét một locut có hai alen (A và a), quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất?
	A. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0, 0625.
	B. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,25.
	C. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,64.	
	D. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,09.
Câu 23: Những yếu tố làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể	
 1. Đột biến. 2. Giao phối ngẫu nhiên 
 3. Giao phối có lựa chọn 4. Chọn lọc tự nhiên. 
5. Di nhập gen.	6. Kích thước quần thể lớn.	7. Kích thước quần thể nhỏ.
A.1,2,4,5,6 B. 1,3,4,5,6	C. 1,3,4,5,7.	 D. 1,2,4,6,7.
Câu 24: Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ có tỉ lệ dị hợp tử chiếm 5%. Tỉ lệ đồng hợp tử ở thế hệ ban đầu theo lý thuyết là 
 A. 95%. 	B. 5%. 	C. 60%. 	D. 40%.
Câu 25: Quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 ?
 A. n = 1 B. n = 2 C. n = 3 D. n = 4
Câu 26: Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1. Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phân kiểu gen F1 như thế nào?
 A. 0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1 B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1
 C. 0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1 D. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
Câu 27: Trong một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen là = 1 Sau n thế hệ tự phối tỷ lệ A- là:
 A. ()	B. ().	
C. 	D. 
Câu 28: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3nằm trên NST thường thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra tối đa
 A. 4 kiểu gen.	B. 6 kiểu gen.
 C. 8 kiểu gen.	D. 10 kiểu gen.
Câu 29: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen ( A và a ) ta thấy, số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là:
 A.37,5 % B.18,75 % C.3,75 % D.56,25 %
Câu 30: Một quần thể động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường và 1 gen có 2 alen nằm trên NST giới tính không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên là:
 A.30 B.60 C. 18 D.32
ÔN TẬP CHƯƠNG IV- ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Thầy Hà Đăng Khoa – THPT Tràm Chim
Câu 31: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệuquả đối với
 A. bào tử, hạt phấn.	B. vật nuôi, vi sinh vật.	
 C. vật nuôi, cây trồng.	D. cây trồng, vi sinh vật.
Câu 32: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
	A. đột biến gen.	B. đột biến NST.	C. biến dị tổ hợp.	D. biến dị đột biến.
Câu 33: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
	1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 
	2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 
	3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
	A. 1, 2, 3	B. 3, 1, 2	C. 2, 3, 1	D. 2, 1, 3
Câu 34: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và pháttriển vượt trội bố mẹ gọi là
	A. thoái hóa giống.	B. ưu thế lai.	C. bất thụ.	D. siêu trội.
Câu 35: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta KHÔNG sử dụng kiểu lai nào dưới đây?
	A. Lai khác dòng.	B. Lai thuận nghịch.	C. Lai phân tích..	D. Lai khác dòng kép.
Câu 36: Trong lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì:
	A. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ.	B. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp.
	C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố.	D. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ.
Câu 37: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm
	A. thể dị hợp không thay đổi.	B. sức sống của sinh vật có giảm sút.
	C. xuất hiện các thể đồng hợp.	D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.
Câu 38: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích
	A.	 Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trịkinh tế cao nhất.
	B.	 Tránh hiện tượng thoái hóa giống.
	C.	 Xác định vai trò của các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
	D.	 Phát hiện ra các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
Câu 39: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào có ưu thế lai kém nhất?
A. AABbDd	B.aaBBdd	C. AaBbDd	D. AaBBDd.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai? 
A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo. 
B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng. 
C.Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại. 
D. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
Câu 41: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
	1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
	2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
	3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
	4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
	A. 1, 2, 3, 4	B. 4, 1, 2, 3	C. 2, 3, 4, 1	D. 2, 3, 1, 4
Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai? 
A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. 
B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. 
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. 
D. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ. 
Câu 43: Trong các phép lai khác dòng dưới đây, phép lai cho thế hệ F1 có ưu thế lai rõ nhất là: 
A AABBccdd x aaBBCCDD. B aaBBCcdd x AabbccDD.
 C aabbCCDD x AABbccdd. D AAbbccDD x aaBBCCdd.
Câu 44: Cho các phương pháp sau: 
	(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. 	
	(2) Dung hợp tế bào trần khác loài. 
	(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. 
	(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. 
	Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: 
 A. (1), (3). 	B. (2), (3). 	C. (1), (4). 	 D. (1), (2). 
Câu 45: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở
	A. vi sinh vật.	B. động vật.	C. cây trồng.	D. động vật bậc cao.
Câu 46: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích.
 A. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá. 
 B. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn. 
 C. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen. 
 D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống. 
Câu 47: Dùng hoá chất cônxisin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây có thể tạo ra giống tambội, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. Dâu tằm 	B. Lúa	 C. Ngô 	 D. Đậu tương	
Câu 48: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người tathường sử dụng phương pháp gây đột biến
 A. đa bội.	B. mất đoạn.	C. chuyển đoạn.	D. lệch bội.
Câu 49: Ở Việt Nam, giống dâu tằm có năng suất lá cao được tạo ra theo quy trình:
A.Tạo giống tứ bội 4n bằng việc gây đột biến nhờ consixin, sau đó cho lai nó với dạng lưỡng bội để tạo ra dạng tam bội.
B. Dùng consixin gây đột biến giao tử được giao tử 2n, cho giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n tạo được giống 3n.
C. Dung hợp tế bào trần của 2 giống lưỡng bội khác nhau.
D. Dùng consixin gây đột biến dạng lưỡng bội.
Câu 50: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
	I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
	II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
	III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
	IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
	A. I → III → II.	B. III → II → I.	
	C. III → II → IV.	D. II → III → IV.
Câu 51: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
	A. cấy truyền phôi.	B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
	C. dung hợp tế bào trần.	D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 52: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thựcvật?
A. Nhân giống vô tính. 	B.Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn.
C. Giao phấn. 	D. Tự thụ phấn.
Câu 53: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
	A. nhân bản vô tính.	B. dung hợp tế bào trần.
	C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật.	D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 54: Để tăng sinh sản động vật quý hiếm hoặc các giống động vật nuôi sinh sản chậm và ít,người ta thực hiện
A. làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi phát triển. 
B. phối hợp 2 hay nhiều phôi thành 1 thể khảm. 
C. cắt phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sau đó phát triển thành một phôi riêng biệt. 
D. làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi phôi mới phát triển. 
Câu 55: Phương pháp nào sau đây KHÔNG tạo ra được giống mới?
A.Nuôi cấy mô tế bào thành mô sẹo và mô sẹo phát triển thành cơ thể mới.
B. Chọn dòng tế bào xôma biến dị.
C. Lai khác dòng thu được con lai F1. Sử dụng con lai F1 để nuôi lấy thịt.
 D. Dung hợp tế bào trần tạo ra tế bào lai, nuôi cấy phát triển thành cơ thể mới.
Câu 56: Cho 3 cá thể X, Y và Z thuộc cùng một loài động vật sinh sản hữu tính. Tiến hành tách nhân một tế bào sinh dưỡng của X ghép vào trứng đã loại bỏ nhân của tế bào của Y. Nuôi cấy tế bào lai trong ống nghiệm tạo phôi sớm rồi chuyển vào tử cung của cá thể Z, tạo điều kiện để phôi phát triển sinh ra con lai. Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Con lai mang các đặc điểm giống với cá thể Z và một phần giống cá thể X và Y.
B. Con lai mang các đặc điểm của cá thể X, không biểu hiện các đặc điểm của cá thể Y và Z.
C.Phần lớn các đặc điểm của con lai giống cá thể X, một phần nhỏ tính trạng giống cá thể Y.
D. Phần lớn các đặc điểm của con lai giống cá thể Y, một phần nhỏ tính trạng giống cá thể X.
Câu 57: Trường hợp nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật?
1. Nuôi cấy mô, tế bào trong ống nghiệm rồi cho tái sinh thành cây.
2. Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần.
3. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây. Phương án đúng là:
	A. 1 B. 1 và 2 C. 1 và 3 D. 1 , 2, 3
Câu 58: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra
	A. vectơ chuyển gen.	B. biến dị tổ hợp.	C. gen đột biến.	D. ADN tái tổ hợp.
Câu 59: Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen là
	A. có tốc độ sinh sản nhanh.	B. dùng làm vectơ thể truyền.
	C. có khả năng xâm nhập và tế bào.	C. phổ biến và không có hại.
Câu 60: Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADNcủa
	A. tế bào cho vào ADN của plasmít.	B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận.
	C. plasmít vào ADN của tế bào nhận.	D. plasmít vào ADN của vi khuẩn E. coli.
Câu 61: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
	A. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn.
	B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
	C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
	D. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện.
Câu 62: Để có thể xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học
	A. chọn thể truyền có gen đột biến.	B. chọn thể truyền có kích thước lớn.
	C. quan sát tế bào dưới kính hiển vi.	D. chọn thể truyền có các gen đánh dấu.
Câu 63: Nhận định nào sau đây là đúng?
	A. Vectơ chuyển gen được dùng là plasmit cũng có thể là thể thực khuẩn.
	B. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzym ligaza.
	C. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp do enzym restrictaza.
	D. Vectơ chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng không có khả năng tự nhân đôi.
Câu 64: Đặc điểm quan trọng nhất của plasmit mà người ta chọn nó làm vật thể truyền gen là:
	A. chứa gen mang thông tin di truyền quy định một số tính trạng nào đó.
	B. chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn.
	C. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN của nhiễm sắc thể.
	D. ADN có số lượng cặp nuclêôtit ít: từ 8000-200000 cặp
Câu 65: Thành tựu nào sau đây KHÔNG phải là do công nghệ gen?
	A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu.
	B. Tạo ra cừu Đôly.
	C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.
	D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
Câu 66: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là
	A. công nghệ tế bào.	B. công nghệ sinh học.
	C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật.
Câu 67:Plasmit là những cấu trúc di truyền nằm trong  (N: nhân; T: tế bào chất) của vi khuẩn, có cấu trúc là một phân tử ADN xoắn, kép (Th: dạng thẳng; V: dạng vòng) gồm khoảng 8000 đến 200.000 cặp nucleotit, có khả năng tự nhân đôi ..(Đ: độc lập; C: cùng 1 lần) với ADN của tế bào nhận.
	A. N; Th; C	B. T; V; Đ	C. T; Th; C	D. N; V; Đ
Câu 68: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
	A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
	B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
	C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
	D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 69: Trong kĩ thuật cấy gen dùng plasmit, tế bào nhận thường dùng phổ biến là (M)nhờ vào đặc điểm (N) của chúng. (M) và (N) lần lượt là:
	A. (M): E. coli, (N): cấu tạo đơn giản.	B. (M): E. coli, (N): sinh sản rất nhanh.
	C. (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản.	D. (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh.
Câu 70: Cho các biện pháp sau: 
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. 	 (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. 	 (4) Cấy truyền phôi ở động vật. 
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp 
A. (1) và (2). 	B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3). 
Câu 71: Dạng nào sau đây được coi là một sinh vật chuyển gen?
	1. Một vi khuẩn đã nhận các gen thông qua tiếp hợp.
	2. Một người qua liệu pháp gen nhận được 1 gen gây đông máu loại chuẩn.
	3. Cừu tiết sữa có chứa prôtêin huyết thanh của người.
	4. Một người sử dụng insulin do vikhuẩn E.côli sản xuất để điều t

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Cuong_Sinh_12_HK1_Phan_Ngoc_Ngan.doc