Đề cương ôn kiểm tra một tiết học kì II Lịch sử lớp 6

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn kiểm tra một tiết học kì II Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn kiểm tra một tiết học kì II Lịch sử lớp 6
1: Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân	
+ Do chính sách áp bức , bốc lột tàn bạo của nhà Hán.
+ Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
+ Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến :
+ Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội)
+ Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Kết quả:
+ Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
- Ý nghĩa : 
+Thể hiện tinh thần,ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.Không chịu ách áp bức đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc
-VÌ SAO Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
2.Hai bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập.
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương,đóng đô ở Mê Linh.
+ Phong chức tước cho người có công, lập lại chính quyền.
+ Xá thuế cho dân 2 năm liền.
+ Xoá bỏ chế độ lao dịch, luật pháp hà khắc của chính quyền đô hộ.
=> Ổn định tổ chức, phát triển kinh tế và giữ vững độc lập.
3. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh túng quẩn về mọi mặt: 
+ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế hết sức vô lí, cống nạp sản vật quí như sừng tê, ngà voiquả vải và cả những người thủ công giỏi
+ Chúng giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sản xuất của ta và kìm hãm dân ta sản xuất vũ khí chống lại chúng
+ Bắt dân ta phải theo phong tục cảu người Hán, học chữ Hán
- Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là muốn đồng hóa dân tộc ta (Đồng hóa: Chính sách nhằm làm thay đổi lối sống của một dân tộc khác theo lối sống của dân tộc mình)
4.Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
– Đầu thế kỉ thứ VII, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
– Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
– Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
5 Khởi nghĩa Lý Bí.
– Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
– Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
NGUYÊN NHÂN khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?
– Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
+ Cách đánh chủ động, áp đảo.
+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
– Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân. 
6. Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc?
- Kinh tế:
+ Nghề rèn sắt vẫn phát triển
+ Nông nghiệp: dùng trâu bò làm sức kéo, biết làm thủy lợi, trồng lúa 2 vụ 1 năm,
+ Các nghề thủ công phát triển: gốm, dệt vải,
+ Giao lưu buôn bán
- Văn hóa:
+ Chữ Hán
+ Đạo Phật, Nho, Giáo được truyền bá
+ Vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sống theo nếp riêng, giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc như: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_SU_6_KT_1_TIET_KI_2.docx