Đề cương môn Lịch sử, Địa lý, Khoa học Lớp 4

doc 13 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Lịch sử, Địa lý, Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn Lịch sử, Địa lý, Khoa học Lớp 4
Lịch sử
Câu 1:Bản đồ là gì?
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Câu 2:Nêu một số yếu tố của bản đồ
-Một số yếu tố của bản đồ là:
+Tên bản đồ
+Phương hướng bản đồ
+Tỉ lệ bản đồ
+Kí hiệu bản đồ
Câu 3:nêu các bước sử dụng bản đồ
 Muốn sử dụng bản đồ,ta phải đọc tên bản đồ,xem bảng chú giải và tìm đối tượngđịa lí hoặc lịch sử trên bản đồ.
Câu 4:Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
 Khoảng 700nămTCN ở khu vực sông Mã và sông Cả nước Văn Lang đã ra đời. Nước Văn Lang tồn tại qua 18 đời Vua Hùng,kinh đô đóng ở Phong Châu(Phú Thọ).
Câu 5:Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 Năm218 TCN,quân Tần sang xâm lược nước ta.ThụcPhán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi sau đó dựng nước Âu Lạc tự xưng là AnDương Vương ,kinh đô đóng ở ở Cổ Loa.
Câu6:Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại Phong kiến phương Bắc.
 -Khởi nghĩa Hai Bà Trưng(năm 40),Bà Triệu(248),Lý Bí(542), Triệu Quang Phục (550),Mai Thúc Loan(722),Phùng Hưng(766),... 
 Câu7:Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
 Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa:
 -Chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
 - Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. 
Câu 8:Em hãytrình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất do Lê Hoàn lãnh đạo năm 981
 - Cuôc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững đươc nền độc lập cho dân tộc;đem lại cho nhân dân niềm tự hào ,lòng tin vào sức mạnh dân tộc . 
Câu9:Tại sao nhà Lý rời đô ra Thăng Long?
 Nhà Lý rời đô ra Thăng Long vì:
Vùng núi Hoa Lư(Ninh Bình)là vùng núi non chật hẹp ,hiểm trở đi lại khó khăn lại không phải là trung tâm đất nước.Còn vùng đất Thăng Long là trung tâm đất nước, đất đai màu mỡ, bằng phẳng, muôn vật phong phú tốt tươi. Vua nghĩ rằng muốn cho con cháu đời sau ấm no hạnh phúc thì phải rời đô từ miền núi chật hẹp về vùng đất đai màu mỡ này. Năm 1010 nhà Lý đã rời đô về Thăng Long.
Câu 10: Hãy kể tên một số tên gọi khác của kinh đô Thăng Long?
Kinh đô Thăng Long còn có một số tên gọi khác là: Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội.
Câu 11:
 a) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II (năm 1075- 1077) ?
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước nhà được giữ vững. 
b)Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy?
Có được thắng lợi ấy là nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
 Câu 12:Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà
 Trần được thành lập 
Câu 13: nhà Trần đã có những biện pháp gì để củng cố và xây dựng đất nước? 
Để củng cố và xây dưng đất nước nhà Trần đã:
- Chú ý xây dựng lực lượng quân đội: Thời bình thì sản xuất tại địa phương, khi có giặc thì tham gia chiến đấu.
- Về nông nghiệp : Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ để trông coi đê điều, Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất, Đồn điền sứ để tuyển người đi khẩn hoang.
Câu 14: ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
 ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện qua các việc làm cụ thể:
Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”.
Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão “Đánh!”
Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ để khích lệ quân dân.
Các chiến sỹ tự thích vào cánh tay mình hai chữ “ Sát thát”(Giết giặc Mông Cổ)
Câu 15: Khi giặc Mông- Nguyên tiến vào Thăng Long, Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
- Khi giặc mạnh , vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu Vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút khỏi bờ cõi nước ta.
Câu 16: Điền sự kiện ứng với mốc thời gian
1258 :Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên lần thứ nhất
1285 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên lần thứ hai
1278 - 1288 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên lần thứ ba
Câu 17: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn?
Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang. Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời hậu Lê.
Câu 18: Những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là:
 - Bảo vệ quyền lợi của vua,quan lại, địa chủ
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Khuyến khích phát triển kinh tế
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
Câu 19: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước
Vẽ bản đồ đất nước.
Soạn bộ luật Hồng Đức
Câu 20: Nhà Hậu Lê đã làm gì để phát triển giáo dục?
Để phát triển giáo dục nhà Hậu Lê đã: 
Tổ chức lễ đọc tên người đỗ,lễ đón rước người đỗ cao về làng.
Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu
Câu 21: 
Hãy kể tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê
- Bình Ngô Đại Cáo,ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi. 
- Các tác phẩm của Hội Tao Đàn.
*Tại sao Nguyễn Trãi và Lê Thánh TÔNG lại được coi là những nhà văn hóa tiêu biểu của thời Hậu Lê:
 Câu 22:
a.Nêu tên các công trình khoa học tiêu biểuvà tác giả của các công trình đó thời Hậu Lê:
 -Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi.
- Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên
- Dư địa chí của Nguyễn Trãi
- Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh
b.Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi,Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu của văn học và khoa học thời Hậu Lê?
Nguyễn Trãi,Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu của văn học và khoa học thời Hậu Lê vì:
- Nguyễn Trãi có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học,sử học,địa lí.
- Lê Thánh Tông đã để lại một di sản thơ văn phong phú đồ sộ,ông đã thành lập hội Tao đàn ,đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
Câu 23: Cuộc khẩn hoang ở ĐàngTrong có ý nghĩ như thế nào đối với phát triển nông nghiệp
-Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển
- Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
Câu 24: Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
-Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê( 1786)
- Mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt
Câu 25: Nêu ý nghĩa của việc Quang Trung đại phá quân Thanh(1789) -Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh. ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa .Quân ta thắng lớn. Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
Câu 26: Kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung( thời hậu Lê)
A.Về kinh tế:
+, Vua Quang Trung ban bố “Chiếu khuyến nông”: Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
 +,Cho đúc đồng tiền mới.
+,Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho nhân dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa,mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
B.Về văn hóa giáo dục
 +,Ban bố Chiếu lập học.
+,Đề cao chữ Nôm,cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm,coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
Mở cửa biển, mở cửa biên giới thông thương với nước ngoài.
Câu 27: Em hiểu thế nào về câu nói của vua Quang Trung : “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”?
 Vua Quang Trung nói : “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” Vì học tập giúp cho con người mở mang kiến thức, làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ có học mới thành tài để giúp nước.
Câu 29: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? 
 Năm 1802, Nguyễn ánh lật đổ triều Tây Sơn lập nên triều Nguyễn
Câu 28: Những điều gì cho thấy vua quan nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai?
Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng.
Tự mình điều hành các quan đứng đầu tỉnh.
Tự đặt ra luật pháp.Nghiêm trị những kẻ mưu phản và những kẻ tòng phạm.
CÁC MỐC THỜI GIAN
700 năm TCN đến 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước
- Khoảng 700 năm TCN: Nước Văn Lang ra đời
- Năm 218 TCN: Nước Âu Lạc ra đời
I. Từ năm 179 TCN đến 938: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập
Năm 179 TCN: Triệu Đà thôn tính Âu Lạc
Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí
Năm 550: Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm 766: Khởi nghĩa Phùng Hưng
Năm 905: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm 931: Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Năm 938: Khởi nghĩa Ngô Quyền
II.Từ năm 938 đến 1009: Buổi đầu độc lập
-968:Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước
-981: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất do Lê Hoàn lãnh đạo
III. Từ 1009 đến 1226: Nước Đại Việt thời Lý
-1005: Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi
- 1009: Nhà Lý thành lập
- 1010: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
-1075-1077: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai do Lý Thường Kiệt chỉ huy 
	+ 1068: Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta
	+ 1076: Nhà Tống sang xâm lược nước ta
IV.Từ 1226- 1400: Nước Đại Việt thời Trần
-1226: Nhà Trần thành lập
-1400: Nhà Hồ thành lập
- 1406: Quân Minh xâm lược nước ta
V. Thế kỉ XV: Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
1428 :Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế
VI. Nước Đại Việt thế kỉ XVI- thế kỉ XVIII
-Trịnh Nguyễn phân tranh
- 1786: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh
	+1788: Quân Thanh xâm lược nước ta
	+20 tháng chạp năm Mậu Thân (1/ 1789): Quân sỹ ăn tết trước rồi chia thành năm đạo quân tiến ra Thăng Long
	+ Đêm mồng 3 tết năm Kỷ Dâụ: Quân ta đánh đồn Hà Hồi
quân Thanh xin hàng
	+ Mờ sáng mồng 5 tết: Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa. Quân Thanh bỏ chạy về nước
VIII. Buổi đầu thời Nguyễn( 1802- 1858)
1802 Nhà Nguyễn thành lập
Ngày 11 tháng 12 năm 1993 Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới
-5 tháng 12 năm 1999: Phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hoá thế giới
1. Kinh thành Huế là một quần thể các công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp.
Đây là một di sản chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta 
2. Nhà Hậu Lê vẽ bản đồ Hồng Đức để quản lý đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc.
3. Tác phẩm không phải của Nguyễn Trãi là Bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
4. Tháng 1 năm 1789 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc để đại phá quân Thanh
5. Các vua Nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng lăng tẩm.
6. ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng: Đánh tan mưu đồ cứu viện của Nhà Minh; Góp phần giúp cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi lên ngôi vua, mở đầu thời Hậu Lê 
7. Mục đích của quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long là: Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
8. Các trận đánh lớn của quân Tây Sơn trong cuộc đại phá quân Thanh là; Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa. 
9. Dựa vào địa hình hiểm trở của ải Chi Lăng , nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng. Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút quân về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê. 
Phần khoa học
Khi bật quạt điện nguyên nhân có gió là : không khí được cánh quạt thổi tới.
Tác hại mà bão gây ra là: Làm đổ nhà cửa; tàn phá hoa màu; gây ra tai nạn cho con người.
Việc không nên làm để phòng chống tác hại do bẫo gây ra là: tranh thủ ra khơi đánh bắt cá khi nghe tin bão sắp đến.
cắm một ống vào một bình nước. Khi nhúng bình vào chậu nước nóng thì thấy mực nước cao lên còn khi nhúng bình vào chậu nước đá thì thấy mực nước trong ống hạ xuống. Điều đó cho ta biết nước nở ra khi nóng lên hoặc co lại khi lạnh đi.
Bạn Mai cần phải giữ một số yếu tố khác như nhau ở hai chậu cây đó là không khí; ánh sáng; nhiệt độ.
 Người ta phải sục khí vào trong bể cá để cuung cấp khí Ô- xi cho cá.
Khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống là vì mặt trống rung làm cho không khí xung quanh rung động. Rung động này đựơc lan truyền trong không khí.
Một cái chuông đồng hồ báo thức đang phát ra tiếng kêu thì được cho vào một túi ni lông bịt kín ta sẽ vẫn nghe thấy tiếng chuông vì âm thanh có thể lan truyền qua túi.
Muốn biết thực vật cần gì để sống ta cần trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố.
 Các chất dẫn nhiêt tốt là đồng và nhôm. Các chất dẫn nhiệt kém là bông, len, không khí, gỗ.
 Trong quá trình trao đổi khí động vật hấp thụ khí Ô- xi và thải ra khí Các –bô- ních. Trong quá trình trao đổi thức ăn , động vật lấy từ môi trường các chất hữu cơ và nước, đồng thời thải ra môi trường các chất cặn bã và nước tiểu.
 Cây nến đang cháy, úp một cốc thuỷ tinh lên thì cây nến bị tắt vì khi nến cháy, khí Ô- xi bị mất dần đi.
 Âm thanh có thể truyền qua cả chất khí, chất rắn và chất lỏng.
. Điều có thể xảy ra nếu ta thường xuyên sống ở nơi có tiếng ồn là: Tai có thể nghe kém, gây đau đầu mất ngủ, gây suy nhược thần kinh.
 Các vật tự phát sáng là : Mặt trời.
 Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau khô bên ngoài. Một lát sau ta thấy thành ngoài của cốc ướt là do trong không khí có hơi nước, gặp thành cốc lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước ở bên ngoài cốc.
Câu 1: Con người cần gì để duy trì sự sống?
 - Để duy trì sự sống con ngườicần Ô -xi, thức ăn, nước uống .
Câu 2: Viết hoặc vẽ quá trình trao đổi chất của con người với môi trường?
Trong quá trình sống con người lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, căn bã. Con người, động vật, thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
Câu 3: Kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người?
Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người gồm có: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết
Câu 4: Kể tên một số thức ăn có chứa bột đường, nêu vai trò của chất bột đường?
Một số thức ăn chứa chất bột đường như gạo, ngô, sắn, khoai, ...
Chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cho cơ thể.
Câu 5: Kể tên một số thức ăn có chứac chất đạm, nêu vai trò củachất đạm đối với cơ thể?
Các thức ăn chứa chất đạm như: Đậu nành, thịt, cá, trứng, tôm, cua,...
Chất đạm có vai trò giúp xây dựng và đổi mới cơ thể, tạo ra những tế bào mới làm cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.
Câu 6: Kể tên một số thức ăn có chứa chất béo, nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể?
* Một số thức ăn có chứa chất béo như: mỡ lợn, lạc, vừng, dừa, dầu thực vật,...
 	*Vai trò của chất béo đối với cơ thể :Chất béo rất giàu năng lượng, giúp cơ thể hấp thụ các Vi-ta-min A,D,E,K.
Câu 7: Viết tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn?
Có bốn nhóm thức ăn chính đó là:
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột đường
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất béo
 - Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất khoáng và Vi- ta- min
Ngoài ra một số loại thức ăn còn có chất xơ và nước.
Câu 8: Tại sao nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
	Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Để có sức khoẻ tốt, chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
Câu 9: Tại sao chúng ta nên sử dụng muối I- ốt?
Cơ thể con người chỉ cần một lượng I-ốt rất nhỏ. Nếu thiếu I- ốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy nên dùng muối, bột canh có bổ sung I- ốt
Câu 10: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng và chế biến hợp vệ sinh; không nhiễm khuẩn, hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng
Câu 11: Làm thế nào để vệ sinh an toàn thực phẩm?
Để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cần:
+Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng không có màu, mùi vị lạ
+ Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn
+ Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay
+ Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách
Câu 12: Nêu các cách bảo quản thức ăn? 
Để bảo quản thức ăn ta có thể sử dụng một số cách như sau :Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...
Câu 13: Nêu nguyên nhân gây bệnh béo phì và tác hại của nó?
 Nguyên nhân gây bệnh béo phì và tác hại của nó là: Ăn nhiều, hoạt động ít nên mỡ bị tích tụ gây thừa cân, béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao....
Câu 14: Cách phòng bệnh béo phì?
- Ăn uống hợp lý
- Thường xuyên vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể thao.
Câu 15:
a Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá?
-Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp là :tiêu chảy,tả ,lị,...
 b.Nêu nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hoá.
-Sử dụng tức ăn đã bị ôi, thiu.
-Ăn thức ăn sống, chưa chín kĩ.
-Uống nước lã.
-Không giữ vệ sinh môi trường sống.
 c.Cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
-Vệ sinh ăn uống.
-Vệ sinh cá nhân.
-Vệ sinh môi trường.
Câu 16:Bạn sẽ làm gì khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường?
-Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
Câu 17:Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
-Nên: Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy.Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. Chấp hành tốt luật giao thông đường thuỷ. Tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
-Không nên: Không lội qua suối khi trời mưa, không chơi dùa gần ao ,hồ, sông ,suối. Không làm trái quy định ở nơi đi bơi.
Câu 18: 
a,Kể ra những tính chất của nước?
-Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu,không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phái, thấm qua một số vật và hào tan được một số chất.
 b,Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào?
-Nước trong thiên nhiên tồn tại ở ba thể:lỏng, rắn và khí.
c,Nước bay hơi trong điều kiện nào?
- Nhiệt độ cao.
-Thoáng gió.
-Không khí khô.
 d,Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
Nước ở thể lỏng
 Ngưng tụ 	Đông đặc
Hơi nước	Nước ở thể rắn
Bay hơi	 Nước ở thể lỏng	Nóng chảy
đ,Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
Mây
Mây
Mưa Hơi nước
Nước
Nước
-Nước đọng ở hồ, ao, sông, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước.
-Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh,ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.
-Các giọt nước ở các đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa.
 e,Thế nào là nước bị ô nhiễm? Thế nào là nước sạch?
-Nước bị ô nhiễm là nước có màu, chất bẩn, mùi hôi, có chứa vi sinh vật hoặc các chất hào tan có hại cho sức khoẻ.
-Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
 g, Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm?
- Xả phân,rác, nước thải không được xử lí đúng, vỡ ống nước. lũ lụt,...
-Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lý, xả thẳng ra ao, hồ,...
- Khói, bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,... làm ô nhễm không khí và nước mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,...làm ô nhiễm nguồn nước biển
h. Tại sao cần đun sôi nước trước khi uống?
Đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc hại còn tồn tại trong nước
i. Những việc cần làm để bảo vệ nguồn nước
Gĩư vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước
Không đục , phá ống nước
Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh
Cải tạo và bảo vệ hệ thống cấp thoát nước
k. Chúng ta cần tiết kiệm nước vì
-Nguồn nước không phải là vô tận
- Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới sản xuất ra được nước sạch
- Tiết kiệm nước là một cách bảo vệ môi trường
-Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm tiền cho bản thân, vừa để cho nhiều người khác được dùng nước sạch
19. Các tính chất của không khí:
a.Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
b. Các thành phần của không khí: Không khí bao gồm hai thành phần chính là ô- xi và ni- tơ. Ngoài ra không khí còn có các thành phần khác như Các- bô-ních, hơi nước, b

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_mon_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_lop_4.doc