Đề cương kiểm tra học kì II môn Địa lí 8

doc 6 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 03/06/2024 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra học kì II môn Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương kiểm tra học kì II môn Địa lí 8
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Địa lí 8
Phần lý thuyết
Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
Vị trí địa lý
Giới hạn
Điểm cực
Địa danh hành chính
Vĩ độ
Kinh độ
Bắc 
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
23023'B
105020'Đ
Nam
Xã Đất Mùi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
8034'B
104040'Đ
Tây
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
22022'B
102009'Đ
Đông
Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
12040'B
109024'Đ
Tiếp giáp 
+ Đông: biển Đông
+ Tây: Lào - Cam-pu-chia
+ Nam: Vịnh Thái Lan
+ Bắc: Trung Quốc 
Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu, nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của Đông Nam Á, nằm ở nơi giao lưu của các luồng gió mùa và sinh vật. Biển Đông thông với Thái Bình Dương.
Phạm vi và hình dáng lãnh thổ
Có dạng hình chữ S hẹp, ngang, trải dài từ Bắc xuống Nam theo chiều vĩ tuyến
Diện tích: 331221 km2 (lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều Bắc-Nam 1650 km, đường bờ biển là 3260 km, đường biên giới trên đất liền là 4550 km)
Vùng biển có diện tích khoảng 1 triệu km2
 - Vùng trời là khoảng không bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ nước ta (phần đất liền, phần biển)
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải (12 hải lí), vùng tiếp giáp (12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lí) và thềm lục địa. 
Thuận lợi và khó khăn 
* Thuận lợi : 
Là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương, giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
Giao lưu, hợp tác toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới
Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề.
  * Khó khăn : 
Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...)
Phải luôn chú ý chống giặc ngoại xâm, an ninh quốc phòng ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời của Tổ quốc,....)
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Em hãy kể tên một số dãy núi, cao nguyên và đồng bằng lớn ở nước ta. Liên hệ đến địa hình Quảng Trị
Đặc điểm chung
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Kể tên
Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Cai Kinh, Trường Sơn Bắc, Bạch Mã, Tam Điệp, Con Voi,...
Cao nguyên: Sín Chải, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Pleiku, Kon Tum, Lâm Viên,...
Đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, Nam Bộ, Bắc Bộ..
Liên hệ: Địa hình Quảng Trị là mô hình thu nhỏ của địa hình Việt Nam
 	Địa hình Quảng trị gồm 4 loại
Địa hình núi cao
Địa hình gò đồi, núi thấp:Là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam
 Địa hình đồng bằng.
Địa hình ven biển, thềm lục địa. 
Câu 3:
a. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất đa dạng thất thường của khí hậu Việt Nam
Đặc điểm chung
 ** Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
 - Tính chất nhiệt đới
	+ Quanh năm nhận được lượng nhiệt dồi dào 
 ~ Số giờ nắng: 1400-3000 giờ/năm
 	 ~ Số ki lô calo/m2: 1 triệu
	+ Nhiệt độ trung bình năm: trên 210C tăng dần từ Bắc vào Nam
 - Tính chất gió mùa ẩm
 	+ Có 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió
 ~ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4) 
	 ~ Mùa hạ: gió Tây Nam nóng, ẩm, mưa nhiều (t5 đến t10)
 	+ Lượng mưa lớn: 1200-2000 mm/năm
	+ Độ ẩm không khí cao: trên 80%
 ** Tính chất đa dạng và thất thường
Tính đa dạng
 Phân hóa đa dạng theo không gian: phân hóa theo
 Bắc – Nam : hình thành 2 miền khí hậu. Phía bắc và phía Nam
 Nguyên nhân: 
Vị trí địa lý: gần, xa xích đạo
GMĐB: M.bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của GMĐB
Hình dáng lãnh thổ: hẹp ngang, kéo dài 15 vĩ độ
 Đông – Tây : hình thành các vùng, miền khí hậu khác nhau.
Nguyên nhân
Địa hình + gió (hướng sườn) : sườn đón gió Đông Bắc => Lạnh khô. Còn sườn khuất gió ĐB => Lạnh ẩm
Biển: gần và xa biển.
 Đai cao: hình thành nên các kiểu khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt đới
Nguyên nhân
Địa hình đa dạng, từ đồng bằng đến các núi cao trên 3000m
Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 
 Phân hóa theo thời gian: hình thành nên các mùa (2 mùa)
Tính thất thường: Có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm bão nhiều.
Nguyên nhân
Do chịu ảnh hưởng mạnh từ gió mùa kết hợp với địa hình phức tạp 
Nhiễu loạn khí hậu toàn cầu như En ninô và La nina đã tác động đến nước ta
* Biểu hiện
 - Thường xảy ra thiên tai như mưa lớn, lũ lụt, hạn hán...
 - Có năm mưa nhiều, có năm mưa ít, có năm rét muộn, có năm rét sớm
b. Giải thích tại sao mùa mưa ở vùng Bắc Trung Bộ vào Thu - Đông (từ tháng 9 đến tháng 12)?
Đây là thời kì hđ của gió Đông Bắc. Trước khi đến BTB, Gió ĐB đi qa Vịnh Bắc Bộ bị biến tính từ lạnh khô sang lạnh ẩm. Sau đó gặp địa hình dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với hướng gió, gây mưa ở sườn Đông, Bắc Trung Bộ
Đây là thời kì bão hoạt động trên biển Đông
Do dãy hội tụ nội chí tuyến, các f-rông lạnh
c. Khí hậu nước ta mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho đời sống và sản xuất của người dân?
Thuận lợi
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm nên hoạt động kinh tế có thể diễn ra suốt năm:
Cây cối có thể phát triển xanh tốt quanh năm.
Sông ngòi, cảng biển không bị đóng băng nên tàu thuyên có thể đi lại suốt năm.
Các nhà máy thuỷ điện, chế biến nông sản có điều kiện hoạt đông thường xuyên.
Nguồn nhiệt ,ẩm dồi dào làm cho sinh vật phát triển nhanh, dễ dàng đẩy mạnh thâm canh, xen canh, gối vụ.
Gió mùa đông bắc đem lại cho miền bắc một mùa đông lạnh , cho phép phát triển cây trồng và vật nuôi của vùng cận nhiệt ôn đới, lam cho sản phẩm nước ta thêm đa dạng.
Khó khăn
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lắm thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng
Nguồn nhiệt ẩm dồi dao,tạo điều kiên thuận lợi cho sâu rầy, dịch bệnh phát triển.
Câu 4: 
a. Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 con sông có chiều dài trên 10km). Phân bố rộng khắp, 93% là sông ngắn, nhỏ và dốc
 - Hướng chảy
 + Tây Bắc- Đông Nam: sông Hồng, sông Đà, sông Tiền....
 + Vòng cung: sông Cầu, sông Gâm...
 - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn trùng với 2 mùa khí hậu
 - Hàm lượng phù sa lớn
b. Vì sao nước ta có nhiều sông và phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa lớn, tập trung theo mùa kết hợp với địa hình 3/4 là đồi núi Địa hình bị cắt xẻ mạnh Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Vì lãnh thổ nước ta hẹp, ngang, lại nằm sát biển, 3/4 diện tích là đồi núi, các dãy núi ăn lan ra tận biển nên phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc
c. Từ thực tiễn của địa phương, em hãy nêu một vài nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm?
Chất thải công nghiệp (các nhà máy công nghiệp, chế biến, sản xuất...)
Chất thải sinh hoạt của con người
Chất thải nông nghiệp (thuốc hóa học, thuốc trừ sâu,...)
Chất thải chăn nuôi
Chất thải hữu cơ (từ nghề làm bún...)
Ý thức của con người (xả rác bừa bãi...)
Câu 5: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái
Đặc điểm chung: Sinh vật nước ta phong phú và đa dạng về thành phần loài, về kiểu hệ sinh thái do những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật ở nước ta thuận lợi
Nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật
Có 14600 loài thực vật trong đó có 350 loài quý hiếm
Có 11200 loài và phân loại động vật, có 365 loài quý hiếm
Nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái.Các hệ sinh thái ở nước ta đa dạng và phân bố rộng khắp mọi miền
Vùng bãi triều, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, chạy suốt chiều dài bờ biển và ven các hải đảo.
Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm với nhiều biến thể, rừng kín thường xanh (Cúc Phương, Ba Bể), rừng rụng lá vào mùa khô (Tây Nguyên), rừng ôn đới núi cao vùng Hoàng Liên Sơn
Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia (Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Bà, Bạch Mã, Côn Đảo, Tràm Chim...)
Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên 
Câu 6: Nêu đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam? 
Đặc điểm chung
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm
Biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh qua tự nhiên nước ta, tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm mưa, nhiều.
Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với mức độ khác nhau.
Việt Nam là một nước ven biển
Biển Đông rộng lớn ảnh hưởng đến toàn bộ thiên nhiên nước ta.
Sự tương tác giữa đất liền và biển đã tăng cường tính ẩm, gió mùa.
Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
¾ diện tích đồi núi, chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên.
Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chống theo quy luật đai cao.
Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp
Trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên.
Phân hóa theo không gian (bắc-nam, đông-tây, thấp cao), thời gian (theo mùa). 
II. Phần bài tập
Câu 7: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.
 - Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên
 - Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên
 - Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên
* Nhận xét
 - Đất nước ta rất đa dạng, phong phú với sự phân bố không đồng đều
	+ Đất feralit đồi núi thấp chiếm diện tích lớn nhất (65%), gấp gần 6 lần diện tích đất mùn núi cao
	+ Đất phù sa chiếm 24%, gấp hơn 2 lần diện tích đất mùn núi cao
	+ Diện tích đất mùn núi cao chiếm tỉ lệ thấp nhất (11%)
Câu 8: Cho bảng số liệu về diện tích rừng Việt Nam (đơn vị triệu ha)
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng
14.3
8.6
11.8
a. Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (diện tích đất liền của nước ta làm tròn là 33 triệu ha)
Năm
1943
1993
2001
Tỉ lệ che phủ(%)
43,3
26,1
35,8
b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đã tính
c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam
* Diện tích rừng nước ta từ năm 1943-2005 có sự biến động: 
 + Giai đoạn 1943-1993: diện tích rừng giảm mạnh : 17,2% và giảm 1,66 lần.
 + Từ 1993-2001: Diện tích rừng nước ta đã tăng 9,7% .
 Do sự quan tâm và các chính sách của Đảng và nhà nước về việc đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng. Đặc biệt là vốn đầu tư về trồng rừng.
Một số câu hỏi nâng cao
Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ ?
Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống. 
Ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến Á nhiệt đới Hoa Nam.
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. các dãy núi hình cánh cung, thung lũng mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa Đông Bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.
Tại sao Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất nước ta ??
M.B và ĐBBB là nơi đón những đợt gió mùa ĐB đầu tiên do vị trí nằm xa nhất về phía bắc.
Địa hình là những cánh cung như những cánh tay đón gió => GMĐB dễ dàng vào sâu trong nội địa
Miền bắc và ĐBBB có mùa Đông đến sớm và k. Thúc muộn
Nửa đầu mùa đồng có dạng thời tiết lạnh khô ( Do GMĐB đi trên lục địa trước khi thổi vào nước ta). Nửa cuối mùa đông có dạng thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ( Do GMĐB đi qa VBB bị biến tính, tăng độ ẩm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_8.doc