PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TĨNH GIA Năm học 2015 - 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh học – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao, hạt tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt dài. Không dùng phép lai phân tích, làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử về hai tính trạng nói trên. Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó. Câu 2 (2,0 điểm) Trình bày chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đúng không? Giải thích. Câu 3 (2,5 điểm) a) Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cấu trúc và các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? b) Nguồn gốc chung và sự đa dạng của sinh giới được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN? Câu 4 (2,5 điểm) a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao? b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao? c) Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào? Câu5 (2,5 điểm) So sánh biến dị tổ hợp và biến dị đột biến? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn cả? Vì sao? Câu 6 (2,0 điểm) Có 2 tế bào của một cơ thể ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần. 25% số tế bào con tiếp tục giảm phân đã tạo ra được 128 giao tử. Hãy xác định: Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân. Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân. Giới tính của cơ thể. Câu 7 (3,0 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô. a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu? b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu? c) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu? Câu 8 (3,5 điểm) Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội so với gen a: hạt xanh. Chọn cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn thu được 241 hạt lai F1. a. Xác định số lượng và tỷ lệ các loại kiểu hình ở F1. Tính trạng màu sắc của hạt lai F1 được biểu hiện trên cây thuộc thế hệ nào? b. Muốn xác định kiểu gen của cây mang tính trạng hạt vàng F1 là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta làm như thế nào? c. Cho các cây hạt vàng thu được ở F1 giao phấn ngẫu nhiên. Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở F2. Họ và trên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: ......................PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TĨNH GIA Năm học 2015 - 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 Nội dung Điểm Câu 1 2,0 Để xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp tử, người ta cho cơ thể đó tự thụ phấn Quy ước gen: A- thân cao, a – thân thấp; B - hạt tròn, b - hạt dài. - Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình 9 : 3: 3: 1 thì các gen phân ly độc lập và cơ thể đó có kiểu gen là AaBb. - Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 : 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và cơ thể đó có kiểu gen là AB//ab. - Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình 1: 2: 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và cơ thể đó có kiểu gen là Ab//aB. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Câu 2 2,0 * Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: - Ở người, con trai có cặp NST giới tính XY, con gái có cặp NST giới tính XX. - Khi giảm phân tạo giao tử, bố cho 2 loại tinh trùng X và Y, mỗi loại chiếm 50%. Mẹ cho 1 loại trứng X. - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng X tạo ra hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái. Còn tinh trùng Y thụ tinh với trứng X tạo ra hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai. ( Nếu HS trình bày bằng sơ đồ đầy đủ thì vẫn cho điểm tối đa) * Quan niệm sinh con trai, con gái do phụ nữ là không đúng , vì theo cơ chế NST xác định giới tính thì việc sinh con trai hay con gái là do loại tinh trùng nào của người bố được thụ tinh với trứng chứ không phải do mẹ quyết định. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3: 2,5 a) Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc của vật chất di truyền: - Trong cấu trúc ADN: Phân tử ADN có cấu trúc hai mạch đơn, A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hidro, G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hidro và ngược lại. - Trong cấu trúc ARN: Trên phân tử tARN có một số xoắn kép tạm thời theo NTBS ( A- U, G-X) a) Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền: + Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X) + Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do của môi trường nội bào theo NTBS (Umt - Amk, Amt - Tmk, Gmt - X mk và ngược lại) + Cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã (anticôdon ) khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côđon) trên mARN ( A -U, G -X) b) - ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại Nu khác nhau, đây là bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. - Mỗi phân tử ADN có số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các Nu xác định tạo nên tính đa dạng và đặc thù, tính đa dạng và đặc thù của ADN tạo nên tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 4 2,5 a) Cho hai loại tinh trùng: BC và bc hoặc Bc và bC. Vì sự phân li độc lập và tổ hợp tự do khi kết thúc GP thì một tinh bào bậc 1 chỉ có một trong hai khả năng tổ hợp NST kép: (BB) (CC), (bb) (cc) hoặc (BB) (cc), (bb) (CC). b) Cho ra 1 trong 8 loại trứng: ABC,ABc,AbC,Abc,aBC,aBc,abC,abc. Vì một tế bào sinh trứng chỉ cho một trứng. c) Sự khác nhau: Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân Các tế bào con tạo ra qua giảm phân - Mang bộ NST lưỡng bội 2n. - Bộ NST trong các tế bào con giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ. - Mang bộ NST đơn bội n. - Bộ NST trong các giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng. 0,5 0,25 0,5 0,25 0.5 0.5 Câu 5 2,5 a. Điểm giống nhau: - Đều là các biến dị có liên quan đến vật chất di truyền ( tái tổ hợp hoặc biến đổi) - Đều là các biến dị cá biệt, di truyền được và không xác định. - Đều làm xuất hiện các biến dị mới chưa có ở bố mẹ hoặc tổ tiên. b. Điểm khác nhau: - BiÕn dÞ tæ hîp BiÕn dÞ ®ét biÕn Về cơ chế phát sinh: - Do cơ chế phân ly và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân và trong quá trình thụ tinh. Về tính chất biểu hiện: - BDTH dựa trên cơ chế tái tổ hợp các gen vố có ở bố mẹ hoặc tổ tiên, do đó có thể xuất hiện các tính trạng vốn đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước. - Do tác động của môi trường trong cơ thể hoặc ngoại cảnh làm thay đổi cấu trúc hoặc số lượng vật chất di truyền. ( đột biến gen hay số lượng, cấu trúc NST ) - BD ĐB thể hiện một cách đột ngột, ngẫu nhiên, phần lớn các đột biến xuất hiện là đột biến lặn, có hại và hoàn toàn chưa có ở thế hệ trước. - Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng đột biến mất đoạn NST là gây hậu quả nghiêm trọng hơn cả vì làm mất vật chất di truyền nên thường gây chết hoặc giảm sức sống ở sinh vật. 0,5 1,5 0,5 Câu 6 2,0 a. Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân: 2 x 8 x ( 26 – 1) = 1008 NST b. – Số tế bào giảm phân: 25% x 2 x 26 = 32 tế bào - Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân: 32 x 8 = 256 NST c. Theo câu b số tế bào giảm phân là 32, số giao tử được sinh ra là 128. Có 32 tế bào giảm phân tạo ra 128 giao tử → Giới tính đực. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 7 3,0 a) Tổng số Nu của Gen A = Gen a = x 2 = 2400 nuclêôtit - Ở gen A: 2A + 3G = 3120 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. - Ở gen a: 2A + 3G = 3240 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840 Khi giảm phân bình thường, 2 loại giao tử tạo ra là : A và a. - Giao tử mang gen A có : A=T = 480; G=X= 720. - Giao tử mang gen a có : A=T = 360; G=X= 840 b) Cặp Aa giảm phân không bình thường ở giảm phân I cho 2 loại giao tử: Aa và 0. - Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit - Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit c) - Cặp Aa giảm phân I bình thường, giảm phân II không bình thường cho ra 3 loại giao tử: AA; aa; 0 - Giao tử AA có: A =T = 480 x 2 = 960 Nucleotit; G = X = 720 x 2 = 1440 Nu - Giao tử aa có: A = T = 360 x 2= 720 Nu; G = X = 840 x 2 = 1680 Nu - Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 Nu 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 8 3,5 *Số lượng và tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 Theo bài ra ta có sơ đồ lai: P: Aa (vàng) X Aa (Vàng) GP: ½ A : ½ a ½ A : ½ a F1: ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa Tỉ lệ KH: ¾ A- : ¼ aa → Hạt vàng: 241 x ¾ 180 hạt Hạt xanh: 60 hạt. * Màu sắc hạt lai F1 biểu hiện ngay trên cây của thế hệ P. Để xác định kiểu gen của cây mang tính trạng hạt vàng F1 là đồng hợp tử hay dị hợp tử có thể dùng các cách sau: - Thực hiện phép lai phân tích: Cho cây hạt vàng lai với cây mang tính trạng hạt xanh. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì tính trạng trội đem lai là thuần chủng (AA). Sơ đồ minh hoạ: AA x aa → Aa + Nếu kết quả phép lai phân tính thì tính trạng trội đem lai là không thuần chủng (Aa). Sơ đồ minh hoạ: Aa x aa → 1Aa : 1 aa - Có thể cho cơ thể mang tính trạng hạt vàng tự thụ phấn: + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì tính trạng trội cần kiểm tra là thuần chủng (AA). Sơ đồ minh hoạ: AA x AA → AA + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì tính trạng trội cần kiểm tra là dị hợp (Aa). Sơ đồ minh hoạ: Aa x Aa → 1AA :2Aa : 1aa c. F1 thu được tỷ lệ: 1AA : 2 Aa : 1aa Cho các cây F1 có tỷ lệ 1/3AA : 2/3 Aa giao phấn ngẫu nhiên, xảy ra các trường hợp sau: 1/3.1/3 ( AA x AA) = 1/9 AA 2.1/3.2/3 ( AA x Aa) = 4/9 ( 1/2AA : 1/2Aa) 2/3.2/3(Aa x Aa) = 4/9 ( 1/4 AA : 2/4Aa : 1/4 aa) Thống kê kết quả thu được ở F2: TLKG: 8/9 A- : 1/9 aa TLKH: 8 hạt vàng : 1 hạt xanh 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Lưu ý: Học sinh có cách làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án.
Tài liệu đính kèm: