PHÒNG GD & ĐT TRI TÔN MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NÚI TÔ MÔN: LỊCH SỬ 9 Năm học: 2015 – 2016 ĐỀ 2 Cấp độ Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Liên Xô và các nước Đông Âu Thành tựu của Liên Xô Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 1 1 câu 1 điểm 10 % Các nước Á, Phi, Mĩ La – tinh Sự kiện mở đầu thắng lợi của cách mạng Cu Ba Tình hình ĐNÁ sau chiến tranh TG Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25 % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Số câu: 1 Số điểm: 2 2 câu 2,5 điểm 25 % Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu Sự liên kết khu vực Nhân tố phát triển thần kì Nhật Bản Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu: 1 Số điểm: 0,5 2 câu 1,5 điểm 15% Cách mạng khoa học kĩ thuật và Trật tự TG mới Các xu thế sau chiến tranh lạnh Thời cơ và thách thức của xu thế chung Số câu: 1 Số điểm:5 Tỉ lệ: 50 % Số câu: 1/2 Số điểm: 2 Số câu: 1/2 Số điểm: 3 2 câu 2,5 điểm 25% TS câu: 6 TS điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % Số câu: 2,5 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 1/2 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % 6 câu 10 điểm 100% PHÒNG GD & ĐT TRI TÔN ĐỀ THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NÚI TÔ MÔN: LỊCH SỬ 9 Năm học: 2015 – 2016 Thời gian 45 phút ( Không kể giao đề) ĐỀ 2 A. Trắc nghiệm (3 điểm): Câu 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( mỗi câu 0,5 điểm ) 1. Nhân tố nào có ý nghĩa quyết định đến trưởng “ thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Gắn liền điều kiện quốc tế thuận lợi. Áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất. Chi phí ít cho quân sự. Những đức tính quý báu của con người Nhật. 2. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho Cách mạng Cu-ba? A. Cuộc đổ bộ của tàu “Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956). B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26-7-1953). C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958). D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959). Câu 2: Nối cột A với cột B cho phù hợp ( 1 điểm ) Cột A ( thời gian) Cột B (sự kiện) 1. Thán 4 năm 1951 A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu 2. Tháng 3 năm 1957 B. Cộng đồng than thép Châu Âu 3. Năm 1965 C. Liên minh Châu Âu ( EU ) thành lập 4. Tháng 11 năm 1993 D. Cộng đồng Châu Âu ( EC ) thành lập E. Hội nghị cấp cao Ma – xtơ – rích Câu 3 : Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau (Khoa học – kỹ thuật, tàu vũ trụ, Vật chất - kỹ thuật, vệ tinh nhân tạo). ( 1 điểm ) Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục Xây dựng cơ sở (1)của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong lĩnh vực công nghiệp, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong Lĩnh vực (2), năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công (3)năm 1961, phóng (4)bay vòng quanh trái đất. B. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1: Tóm tắt những biến đổi của Đông Nam Á từ sau CTTGII đến nay. Theo em biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao ? (2 điểm) Câu 2: Trình bày các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh ? Tại sao nói “ Hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển ” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ( 5 điểm ) ----------Hết---------- PHÒNG GD & ĐT TRI TÔN HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NÚI TÔ MÔN: LỊCH SỬ 9 Năm học: 2015 - 2016 ĐẾ 1 A/ Trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 Đap án B B Câu 2: Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1B 2A 3D 4C Câu 3: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1: Cơ sở vật chất 2: Khoa học – kỉ thuật 3: Vệ tinh nhân tạo 4: Tàu vũ trụ B/ Tự luân: 7 điểm Câu hỏi Trả lời Điểm Câu 1 - Những biến đổi to lớn: + Biến đổi thứ nhất: cho đến nay các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập. + Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á ra sức xây dưng nền kinh tế-xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn, đặc biệt là Xin-ga-po... + Biến đổi thứ ba: cho đến năm 1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. - Biến đổi quan trọng nhất: các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập dân tộc, vì nhờ biến đổi này mà các nước Đông Nam Á mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của mình ngày càng phồn vinh. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 * Các xu thế: - Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Một trật tự thế giới mới hình thành, theo chiều hướng đa cực, nhiều trung tâm. - Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhiều khu vực xảy ra xung đột hoặc nội chiến gây hậu quả nghiêm trọng à Xu thế chung của thế giới ngày nay: Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển . * Thời cơ và thách thức - Thời cơ: vì các nước có cơ hội thuận lợi trongviệc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của cách mạng khoa học - kỹ thuật của thế giới, khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. - Thách thức: vì phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và nguồn lực còn hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,... - Nếu nắm được thời cơ thì kinh tế, xã hội đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thì sẽ tụt hậu. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc dân tộc. 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 1 1 1
Tài liệu đính kèm: