Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý thời gian: 150 phút

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý thời gian: 150 phút
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS THANH THÙY Môn: Vật lý
 Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5đ)
Lúc 8h hai xe cùng xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 30km. Chúng chạy thẳng đều và cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 50km/h. Xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40 km/h. 
a. Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 1h kể từ lúc xuất phát.
b. Hai xe có gặp nhau không? Nếu chúng gặp nhau lúc mấy giờ? Ở đâu ?
Câu 2: (6đ)
Một đèn (220V-100W) được mắc vào nguồn điện U = 220V. Điện trở tổng cộng của dây dẫn, công tắc điện từ nguồn đến đèn là 16Ω.
a. Tính cường độ dòng điện qua đèn, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Đèn có sáng bình thường không? Tại sao?
b. Mắc thêm một bếp điện (220V-2000W) song song với đèn. Tính cường độ dòng điện mạch chính, qua đèn, qua bếp, hiệu điện thế của đèn. Đèn có sáng bình thường không?
Câu 3: (6đ)
Một ấm đun nước điện (220V-1000W) được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U là 220V
a. Tính điện trở của dây đốt nóng và cường độ dòng điện định mức của ấm.
b. Dây đốt nóng được làm từ một sợi dây nikêlin có S là 0,1 mm2. Tính độ dài dây đó. Cho biết điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6 Ωm.
c. Tính thời gian cần thiết để đun 2kg nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C đến lúc sôi. Biết hiệu suất của quá trình đun là 80%.
d. Tính điện năng hao phí trong thời gian đun nước trên theo đơn vị kWh.
e. Tính tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày) với mỗi ngày đun 2kg nước. Cho biết giá 1 kWh là 1500 đồng. 
Câu 4: (3đ)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.
Biết R1= 3R2, ampe kế chỉ 0,75A, vôn kế chỉ 3V. Ampe kế và các dây nối có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Hãy tính:
a. Điện trở R1 và R2.
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu A, B và hai đầu điện trở R1.
V
A
R1
R2
+
_
Hướng dẫn chấm đề thi HSG lớp 9: Môn Vật lí
Năm học: 2015-2016
Câu 1: (5đ)
a. (2,5đ)
- Quãng đường các xe đi được sau 1h là:
S1 = v1t = 50.1= 50 (km)
S2 = v2t = 40.1= 40 (km)
- Vị trí 2 xe đối với điểm A là: 
x1 = S1 = 50 km
x2 = SAB + S2 = 30 + 40 = 70 km
- Khoảng cách 2 xe sau 1h là: x2 ‒ x1 = l 70 ‒ 40 = 30 (km)
b. (2,5đ)
Do v1 > v2 nên 2 xe gặp nhau, điều kiện để 2 xe gặp nhau x1 = x2 (1)
Ta có: x1 = S1 = v1t = 50t 	(2)
 x2 = SAB + S2 = 30 + v2t = 30 + 40t	(3)
Thay (2,3) vào (1) ta có: 50t = 30 + 40t => t = 3h
2 xe gặp nhau lúc: 8+3 = 11h
Vị trí cách A một khoảng S1 = 50t = 50.3 = 150 km
Hay cách B một khoảng S2 = v2t = 40.3 = 120 km 
Câu 2: (6đ)
a. (3đ)
Điện trở định mức của đèn 
Điện trở toàn mạch là (RĐ nt Rd)
Cường độ dòng điện qua đèn và qua dây:
IĐ = Id =
Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là: UĐ = IĐ. RĐ= 0,44 . 484 ≈ 213 (V)
Vì UĐ < U nên đèn sáng yếu hơn bình thường.
b. (3đ)
Điện trở của bếp: 
Vì Đ // bếp điện
Điện trở tương đương của đèn và bếp là:
R' = 
RTm = R' + Rd = 23 + 16 =39 (
I =
Hiệu điện thế giữa hai đèn khi đó: ITm . R' = 5,6 . 23 = 128,8 (V)
Vì < U Đèn sáng yếu hơn bình thường.
Câu 3: (6đ)
a. (1,5đ)
Điện trở của dây đốt nóng là: P = => R = 
Cường độ dòng điện định mức của ấm là: P = U.I => I = 
b. (0,5đ)
Đổi S = 0,1 mm2 = 0,1 . 10-6 mm2
Theo công thức R = ρ. => l = = 
c. (2đ)
Nhiệt lượng để đun sôi 2kg nước là: (t2 = 100°C, t1 = 20°C)
A1 = Q1 = m.c. (t2 ‒ t1) = 2.4200.(100 ‒ 20) = 672000 (J)
Thời gian cần thiết để đun sôi 2kg nước là: 
Theo công thức H = > (H= 80% = 0,8)
Thay số = 840000 (J)
Mà => t = 
d. (1đ)
Điện năng hao phí của ấm điện là: 
 => = 840000 ‒ 672000 = 168000 (J) ≈ 0,047 (kWh)
e. Số tiền phải trả trong 1 tháng là:
Điện năng ấm tiêu thụ trong một tháng
Ta có Q =A = 840000 J, mà A' = A. 30 = 840000. 30 = 252. 105 J = 7 kWh
7kWh . 1500 đồng = 10 500 đồng
Câu 4: (3đ)
Sơ đồ mạch điện (A) nt (R1 nt R2)
=> IA = I = I1 = I2 = 0,75 A
Điện trở R2 = 
Điện trở R1 = 3 R2 = 3.4 = 12 
UAB = I. (R1 + R2) = 0,75 . (4+12) =12 (V)
U1 = I1. R1 = 0,75 . 12 = 9 (V)
GV ra đề, đáp án
Tạ Đăng Khoa
Duyệt của tổ trưởng
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_dap_an_HSG_ly_9_nam_2015_TT.docx