Đề 1 kiểm tra bài số 1 khối 12 môn: Vật lý thời gian làm bài: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra bài số 1 khối 12 môn: Vật lý thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra bài số 1 khối 12 môn: Vật lý thời gian làm bài: 45 phút
TRƯỜNG THPT SỐ 3 TP LÀO CAI
Tổ: Vật lí – Tin học – Công nghệ
ĐỀ KIỂM TRA BÀI SỐ 1 KHỐI 12
Môn: Vật lý
Thời gian làm bài: 45 phút;
Mã đề thi 062
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh (Lớp):.....................................................................
Phần 1. Trắc nghiệm (Gồm 8 câu; mỗi câu: 0,25 điểm). Học sinh ghi đáp án vào tờ giấy bài làm
Câu 1. Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi
	A. li độ bằng không.	B. pha dao động cực đại.
	C. gia tốc có độ lớn cực đại.	D. li độ có độ lớn cực đại.
Câu 2. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với chu kỳ T. Vị trí cân bằng của chất điểm trùng với gốc tọa độ, khoảng thời gian ngắn nhất để nó đi từ vị trí có li độ đến vị trí cân bằng là	
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 3. Một con lắc lò xo có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Nếu tăng khối lượng lên 2 lần và giảm độ cứng đi 2 lần thì chu kỳ sẽ
	A. tăng 4 lần. 	B. không đổi. 	C. giảm 2 lần. 	D. tăng 2 lần.
Câu 4. Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
	A. theo chiều chuyển động của viên bi.	B. theo chiều dương quy ước.
	C. về vị trí cân bằng của viên bi.	D. theo chiều âm quy ước.
Câu 5. Trong hiện tượng giao thoa trên mặt nước nằm ngang của hai sóng cơ học được truyền đi từ hai nguồn sóng A và B thì khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là
	A. λ/4.	B. λ/2.	C. bội số của λ	.	D. λ.
Câu 6. Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước . Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. hai nguồn sóng đó dao động
	A. lệch pha nhau góc 	B. cùng pha nhau.
	C. ngược pha nhau.	D. lệch pha nhau góc 
Câu 7. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước, đại lượng nào sau đây không đổi?
	A. Tần số. 	B. Tốc độ truyền sóng.
	C. Biên độ. 	D. Bước sóng.
Câu 8. Khi nói về sóng âm, phát biểu nào dưới đây là sai?
	A. Sóng hạ âm không truyền được trong chân không.
	B. Sóng cơ có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm.
	C. Sóng siêu âm truyền được trong chân không.
	D. Sóng cơ có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là sóng siêu âm.
Phần 2. Tự luận(8 điểm)
Câu 1 (2 điểm): 
	a. Viết phương trình gia tốc của dao động điều hòa? So sánh gia tốc với li độ về tần số và pha dao động?
	b. Vận dụng: Cho phương trình của một dao động điều hòa là: ; t đo bằng giây. Hãy viết phương trình gia tốc?
Câu 2 (2 điểm):
Nêu phân loại sóng cơ? Nói rõ môi trường truyền các loại sóng đó? Sóng âm truyền được trong các môi trường nào? Tốc độ âm phụ thuộc những yếu tố nào của môi trường?
Câu 3 (2điểm): Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 HZ, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. 
Tính bước sóng trên dây?
Tính tốc độ truyền sóng trên dây?
Câu 4 (2 điểm): Chỉ dành cho học sinh các lớp 12A1; 12A2; 12A3; 12A4; 12A6; 12A7.
Một con lắc lò xo có thể dao động không ma sát theo phương ngang. Độ cứng là 100N/m; khối lượng quả nặng là 100gram. Kéo quả nặng lệch khỏi VTCB để lò xo giãn 1 đoạn 2cm rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu hướng về VTCB. 
Viết phương trình dao động của con lắc, chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu dao động. Chọn gốc O trùng vị trí cân bằng, chiều Ox là chiều dãn của lò xo.
 Cho con lắc dao động thấy chiều dài lò xo biến thiên từ 18cm đến 22cm. Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo.
Câu 5 (2điểm): Chỉ dành cho học sinh các lớp 12A5
Một con lắc lò xo có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng. Độ cứng là 40N/m; khối lượng quả nặng là 40gram. Cho con lắc dao động thấy chiều dài lò xo biến thiên từ 20cm đến 30cm. 
Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo.
Viết phương trình dao động của con lắc, chọn gốc thời gian là lúc vật ở vị trí biên về phía dương. Chọn gốc O trùng vị trí cân bằng, chiều Ox là chiều dãn của lò xo.
Tìm lực đàn hồi cực đại. Lực đàn hồi cực tiểu trong quá trình dao động.
Tìm cơ năng của con lắc. Ở vị trí nào động năng bằng thế năng?
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lan_1.doc