Đề 1 khảo sát học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012 – 2013 đề thi môn: sinh học

doc 15 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 khảo sát học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012 – 2013 đề thi môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 khảo sát học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012 – 2013 đề thi môn: sinh học
UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
( Đề có 01 trang)
ĐỀ KHẢO SÁT HSG LỚP  9 NĂM HỌC 2012 – 2013
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày 25-02-2013
Câu 1 (1điểm). 
 Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li, quy luật phân li độc lập của Menđen theo quan điểm di truyền học hiện đại?
Câu 2 (1điểm). 
 Phương pháp nghiên cứu của Menđen? Trong thí nghiệm của Menđen ở đậu Hà Lan, vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau? 
Câu 3 (1điểm). 
 ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền?
Câu 4 (1điểm). 
 Tại sao AND ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền? 
Câu 5 (1điểm). 
 Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?
Câu 6 (1điểm). 
 Nêu các khâu chủ yếu của kĩ thuật cấy gen? Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực chủ yếu nào? Sự tự thụ phấn có điểm bất lợi gì? Để cây giao phấn thuận lợi, người ta có thể làm gì?
Câu 7 (1điểm). 
 Ở loài lợn có 2n = 38. Một nhóm tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng ở lợn khi giảm phân đã lấy nguyên liệu của môi trường tế bào tạo ra 760 nhiễm sắc thể đơn. Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng là 1140. Xác định số tinh trùng và số trứng được tạo thành từ nhóm tế bào sinh dục chín nói trên?
Câu 8 (1điểm). 
 Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có ( 2n = 8) có khoảng 2,83 x108 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử AND? 
Câu 9 (1điểm) 
 Ở chó màu lông đen (A) là trội so với màu lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen quy định các cặp tính trạng này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho P : Chó lông đen, ngắn x Chó lông đen, dài được F1 có 18 đen, ngắn và 19 đen, dài. Xác định kiểu gen của P?
Câu 10(1điểm). 
 Ở một loài bọ cánh cứng: Alen A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; alen B quy định mắt xám là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Xác định số cá thể con có mắt lồi, màu trắng. 
-------------------------------------------------Hết-----------------------------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:............SBD.............
UBND....................................
PHÒNG GD & ĐT
ĐÁP ÁN CHẤM MÔN: SINH HỌC
Đáp án gồm 02 trang
ĐÁP ÁN CHẤM 
Câu
Nội dung
Điểm
1
Điều kiện nghiệm đúng cho mỗi quy luật:
- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li: Quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình thường..
- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường và các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
0,5
0,5
2
- Phương pháp nghiên cứu của Menđen là: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai (Nếu HS nêu 4 bước trong phương pháp nghiên cứu của Menđen vẫn cho điểm)..........................
- Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau vì: Xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.................................................................
 0,5
0,5
3
ADN có cấu trúc 2 mạch có ý nghĩa:
- Cấu trúc bền vững, ổn định.
- Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN (Tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian
- Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai
- Sắp xếp của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung -> Chi phối truyền đạt thông tin di truyền.
 0,25
0,25
 0,25
0,25
4
* Cần ARN trung gian vì:
- Đối với sinh vật nhân thực ADN ở trong nhân trong khi quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất nên cần trung gian ...
- Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản TTDT 
- AND có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều liên kết với nhau bằng liên kết hidro nên không phù hợp để làm khuôn dịch mã...
0,5
0,25
0,25
5
* Nguyên nhân phát sinh: Do đột biến (đột biến gen, NST)..
* Một số biện pháp hạn chế:
- Đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên...
0,25
0,25
0,25
0,25
6
* Các khâu chủ yếu của kĩ thuật cấy gen: 
- Tách ADN của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền
- Tạo ADN tái tổ hợp
- Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện......
* Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Tạo các chủng vi sinh vật mới
- Tạo giống cây trồng biến đổi gen
- Tạo động vật biến đổi gen.....
0,5
0,5
7
- Gọi x là số tế bào sinh tinh trùng, y là số tế bào sinh trứng.
=> số tinh trùng tạo ra 4x, số trứng tạo ra là y.
- Ta có 38x + 38y = 760 (1)
 19. 4x – 19y = 1140 (2)
- Từ (1) và (2) => x = 16, y = 4...............................................................................................
- Số tinh trùng tạo ra là: 16 x 4 = 64................................
- Số trứng tạo ra là: 4...................................
0,25
0,25
0,25
0,25
8
- Chiều dài của bộ NST của ruồi giấm là :
 2,83 x 108 x 3,4A0 = 9,62 x 108 (A0)
- Chiều dài trung bình 1 ADN của ruồi giấm là :
 (9,62 x 108 ) : 8 = 1,2 x 108 A0 .
- Vậy NST đã cuộn chặt với số lần là : Biết 2µm = 2 x 104 A0
 (1,2 x 108 A0 ) : ( 2 x 104 A0) = 6013 lần..
 0,25
0,25
0,5
9
* Kiểu gen của P.
Xét riêng từng tính trạng
- P: lông đen x lông đen => F1 : 100% lông đen
=> kiểu gen của P về tính trạng này có thể là AA x AA hoặc AA x Aa
- P: Lông ngắn x lông dài => F1 : 1 lông ngắn : 1 lông dài.
=> Kiểu gen của P về tính trạng này là Bb x bb.......................
- Kết hợp các kiểu gen riêng => kiểu gen của P
+ TH1: AABb x + AAbb......
+ TH2: AABb x Aabb...................
+ TH3: AaBb x AAbb...................
 0,25
 0,25
0,25
0,25
 10
- P : AaBb x AaBb
G : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F1: Lập bảng ta thấy: 2AABb, 1AAbb, 1AABB chết ngay sau khi sinh ra
- Tổng số tổ hợp ở F1 là 16 -> Số tổ hợp sống sót là 12
- Số cá thể được sinh ra ở F1 là 780 (16/12) = 1040 (Con)..
- Tỉ lệ số cá thể mắt lồi, màu trắng (aabb): 1/16 x 1040 = 65 (Con)
Hoặc 1/12x 780= 65 (Con) 
 0,25
0,25
0,25
0,25
TỔNG
10 đ
Hết.
- Sự tự thụ phấn có điểm bất lợi: Trong trồng trọt, nếu để cây tự thụ phấn qua nhiều đời sẽ bị thoái hóa dần, chất lượng cây giảm sút và năng suất thu hoạch kém.
- Để cây giao phấn thuận lợi, khi trồng cây, người ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
+ Đối với cây thụ phấn nhờ gió cần trồng chỗ thoáng, ít chướng ngại để thuận lợi cho gió chuyển hạt phấn từ nơi này sang nơi khác.
+ Đối với cây thụ phấn nhờ sâu bọ, người ta nuôi ong ngay trong vườn cây hoặc mang đàn ong đến chỗ cây vào mùa hoa nở. Cách làm này vừa thu được nhiều quả, vừa thu được nhiều mật ong.
+ Có thể kết hợp với việc thụ phấn nhờ người để làm tăng hiệu quả và năng suất. 
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
 Năm học 2008 - 2009 
 Môn thi : SINH HỌC
 Thời gian làm bài 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1. 
 a. Nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong quá trình nhân đôi của ADN như thế nào? 
 b. Xét về mặt cấu trúc phân tử gen này khác gen kia ở những đặc điểm nào?
Câu 2.
 a. Hoạt động độc đáo nào của nhiễm sắc thể chỉ có ở giảm phân , không có trong nguyên phân? 
 b. Khi quan sát tiêu bản tế bào của một loài động vật phối thấy có 32 nhiễm sắc thể đơn đang 
 phân li về hai cực . Hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào ? Bộ NST
 lưỡng bội của loài là bao nhiêu ? 
Câu 3. 
 a. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa thể dị bội và thể đa bội?
 b. Nghiên cứu tế bào ở người thấy xuất hiện các tế bào OX và XXY.
 - Hãy cho biết đây là dạng đột biến thể dị bội nào?
 - Cơ chế hình thành các dạng đột biến trên?
Câu 4.
 a. Vì sao nói cấu trúc ADN 2 mạch trong tế bào chỉ ổn định tương đối?
 b. Nêu các yếu tố chính tạo sự đa dạng về cấu trúc của phân tử prôtein?
Câu 5.
 a. Công nghệ tế bào là gì? Ngày nay công nghệ tế bào đang được ứng dụng như thế nào? Hãy cho
 biết ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
 b. Hiện tượng thoái hóa giống cây trồng biểu hiện như thế nào? Giả thiết ở đậu Hà lan gen A quy
 định sự kết hạt bình thường, gen a quy định cây kết hạt kém. Một quần thể cây đậu có kiểu gen
 Aa trải qua 4 thế hệ tự thụ phấn sẽ tạo cây kết hạt kém chiếm tỷ lệ bao nhiêu ?
Câu 6.
 a. Giới hạn về nhiệt của một loài sinh vật là gì? Động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt có 
 phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ môi trường khác nhau như thế nào? 
 b. Thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ? Lấy ví dụ minh họa? Một chuỗi thức ăn gồm những
 nhóm sinh vật nào? 
Câu 7.
 a. Khi lai 2 thứ lúa thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm 10880 cây, 
 trong đó có 6120 thân cao, hạt gạo đục.
 - Biện luân, viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 - Cho F1 giao phấn với cây thân cao, hạt gạo trong thì F2 sẽ như thế nào? 
 ( Cho biết A : thân cao; a : thân thấp; B: hạt đục; b: hạt trong)
 b. Trong thí nghiệm của Moocgan, vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích ruồi giấm
 đực F1 có thể khảng định các gen quy định màu sắc thân và kích thước cánh cùng nằm trên 1 
 nhiễm sắc thể? 
 -------- HẾT ---------
 Họ và tên thí sinh--------------------------------------------SBD-----------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: SINH HỌC
(Dành cho thí sinh thi chuyên Sinh học)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm).
Gà có bộ NST 2n = 78. Quan sát một tế bào đang phân chia, thấy có 39 NST kép đang nằm rải rác trong tế bào. Xác định kiểu phân bào, kì phân bào của tế bào trên và giải thích.
(Biết rằng không có đột biến xảy ra trong toàn bộ quá trình).
Câu 2 (2,0 điểm).
Bảng sau mô tả giới hạn nhiệt độ của hai loài sinh vật (loài I và loài II)
Loài
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Điểm cực thuận
I
 2oC
44oC
28oC
II
5,6oC
42oC
30oC
a. Vẽ biểu đồ chung biểu thị giới hạn nhiệt độ của hai loài trên.
b. Trong hai loài này, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?
Câu 3 (0,75 điểm).
a. Sự phân tầng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?
b. Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng? Cho ví dụ? 
Câu 4 (1,5 điểm).
a. Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
b. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.
Câu 5 (0,75 điểm).
Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào?
Câu 6 (1,5 điểm).
Một cặp gen alen mà mỗi alen đều dài 5100A0 và đều có 4050 liên kết Hiđrô.
a. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen?
b. Cặp gen đó là đồng hợp hay dị hợp? Vì sao?
c. Làm thế nào để nhận biết được cặp gen đó là đồng hợp hay dị hợp?
Câu 7 (2,5 điểm).
Ở một loài thực vật tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp; tính trạng quả dài là trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Cho hai cây thuần chủng thân cao, quả bầu dục và thân thấp, quả dài lai với nhau tạo ra F1. Cho cây F1 giao phấn với một cây khác thu được F2 với tỷ lệ: 37,5% cây thân cao, quả dài; 37,5% cây thân cao, quả bầu dục; 12,5% cây thân thấp, quả dài và 12,5% cây thân thấp, quả bầu dục.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P ® F2.
b. Nếu cho hai cây (P) chưa biết kiểu gen giao phấn với nhau tạo thế hệ lai có kiểu hình về hai cặp tính trạng trên phân ly theo tỷ lệ 3:1. Hãy xác định kiểu gen của P.
Hết
Họ và tên thí sinh: SBD: 
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC 
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (1,5 điểm).
a) Di truyền liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
b) Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Câu 2 (1,0 điểm).
Một chuỗi pôlipeptit gồm 499 axit amin được tổng hợp từ một phân tử mARN có tổng số nuclêôtit loại ađênin (Am) và loại uraxin (Um) bằng 600. Xác định chiều dài và số lượng nuclêôtit từng loại của gen đã tổng hợp phân tử mARN trên? Biết trên mARN bộ ba cuối cùng không quy định axit amin.
Câu 3 (1,5 điểm).
a) Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho sinh vật?
b) Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện các thể đột biến mắt dẹt do đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Xét 100 tế bào sinh tinh ở một thể đột biến tiến hành giảm phân bình thường. Xác định tỉ lệ giao tử mang nhiễm sắc thể X đột biến được tạo ra.
Câu 4 (1,5 điểm).
Quá trình tổng hợp ADN và mARN có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 5 (1,0 điểm).
a) Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng?
b) Lai kinh tế là gì? Tại sao người ta không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
Câu 6 (1,0 điểm). 
Quần thể người khác quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Vì sao lại có điểm khác nhau đó?
Câu 7 (1,0 điểm).
Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là kết quả của mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật diễn ra mạnh mẽ? Từ mối quan hệ trên, trong trồng trọt và chăn nuôi ta cần lưu ý điều gì để đạt năng suất cao?
Câu 8 (1,5 điểm).
Người ta đã tiến hành các phép lai trên loài cà chua như sau:
	Phép lai 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, tròn : 1 cây quả vàng, tròn.
	Phép lai 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 3 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài.
	Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
--------------- HẾT--------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh:..; SBD:.
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 - 2014 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
 (Hướng dẫn chấm có 02 trang)
 Câu
Ý
Nội dung
Điểm
 1
 (1,5 đ)
a
- Di truyền liên kết: là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào........................................................................................................
- Ý nghĩa của di truyền liên kết: trong chọn giống, người ta có thể chọn được những giống mang nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau................
0,5
0,25
b
Ý nghĩa của tương quan trội - lặn trong sản xuất:
- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi...........................................................................................
- Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.......................................
0,25
0,5
2
(1,0 đ)
- Số nuclêôtit của gen: (499 + 1) x 6 = 3000 nuclêôtit..........................................
- Chiều dài của gen: Å ............................................................
- Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen:
 + A của gen = T của gen = Am + Um = 600 nuclêôtit........................................
 + G của gen = X của gen = – 600 = 900 nuclêôtit....................................
0,25
0,25
0,25
0,25
3
 (1,5 đ)
a
* Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
- Ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến môi trường bên ngoài: vật lí, hóa học, sinh học ..
- Ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến môi trường bên trong: do rối loạn các quá trình sinh lý, sinh hóa bên trong tế bào.
* Những biến đổi trong cấu trúc NST gây hại cho sinh vật vì:
- Trong quá trình tiến hóa các gen đã được sắp xếp hài hòa trên nhiễm sắc thể....
- Biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật.................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
b
- Một tế bào sinh tinh có nhiễm sắc thể X đột biến lặp đoạn khi giảm phân cho 4 loại giao tử trong đó có 2 giao tử bình thường, 2 giao tử mang nhiễm sắc thể X đột biến.............................................................................................................
- 100 tế bào giảm phân => 400 giao tử; trong đó có 200 giao tử bình thường, 200 giao tử đột biến => tỉ lệ giao tử đột biến: ..................
0,25
0,25
 4
 (1,5 đ)
* Giống nhau: 
- Xảy ra trong nhân tế bào tại các nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian khi các nhiễm sắc thể chưa đóng xoắn..........................................................................................
- Đều tổng hợp trên khuôn mẫu ADN theo nguyên tắc bổ sung............................
* Khác nhau: 
Tổng hợp ADN
Tổng hợp mARN
Xảy ra trên toàn bộ phân tử ADN
Xảy ra trên một đoạn ADN tương ứng với một gen
Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN mới.
Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN
Trong nguyên tắc bổ sung có A mạch khuôn liên kết với T môi trường.
Trong nguyên tắc bổ sung có A mạch khuôn liên kết với U môi trường
Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp
Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 5
 (1,0 đ)
a
Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
- Lai khác dòng.......................................................................................................
- Lai khác thứ.........................................................................................................
0,25
0,25
b
- Lai kinh tế: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm thương phẩm, không dùng làm giống..............
- Không dùng con lai kinh tế (F1) làm giống vì: F1 biểu hiện ưu thế lai cao nhất sau đó giảm dần qua các thế hệ..............................................................................
0,25
0,25
6
(1,0đ)
- Khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác: có hôn nhân, luật pháp, kinh tế, xã hội, giáo dục..............................................................................
- Lý do có sự khác nhau:
+ Bộ não người phát triển, có lao động và tư duy.................................................. 
+ Có khả năng thay đổi những đặc điểm sinh thái của quần thể...........................
0,5
0,25
0,25
 7
 (1,0 đ)
- Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là kết quả mối quan hệ cạnh tranh cùng loài..
- Điều kiện xảy ra: thiếu nguồn dinh dưỡng, nước, ánh sáng................................ - Để đạt năng suất cao: 
 + Nuôi, trồng đúng mật độ.............................................................................
 + Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn..................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
 8
 (1,5 đ)
Theo đề bài, sự di truyền của các tính trạng màu sắc và hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền của Men đen.
- Xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng ta có:
 Ở phép lai 1: quả đỏ: quả vàng = 3:1 quả đỏ là trội so với quả vàng. Quy ước: A: đỏ; a: vàng................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_lop_9.doc