Đề 1 đề kiểm tra học kì II năm học 2011-2012 môn : Vật lý lớp 9

doc 10 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1780Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 đề kiểm tra học kì II năm học 2011-2012 môn : Vật lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 đề kiểm tra học kì II năm học 2011-2012 môn : Vật lý lớp 9
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : Vật lý Lớp 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (1,0 điểm). Thế nào là điểm cực viễn ( CV), điểm cực cận ( CC ) của mắt ?
Câu 2: (2,0 điểm). Trình bày các cách nhận biết thấu kính hội tụ.
Câu 3: (3,0 điểm). Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 40000 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 400V.
	a, Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
	b, Điện trở của đường dây truyền đi là 40, công suất truyền đi là 1 000 000W. Tính công suất hao phí trên đường truyền do tỏa nhiệt trên dây?
 Câu 4: (4,0 điểm). Một người đứng chụp ảnh cao 1,6 m cách máy ảnh 2m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim 2 cm.
a. Tính chiều cao của ảnh người đó trên phim.
b. Tính tiêu cự của vật kính.
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : Vật lý Lớp 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (1,0 điểm). Nêu khái niệm và cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
Câu 2: (2,0 điểm). Trình bày các cách nhận biết thấu kính phân kì.
Câu 3: (3,0 điểm). Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 40000 vòng. Hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 80000V.
	a, Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp.
	b, Điện trở của đường dây truyền đi là 60, công suất truyền đi là 500 000 kW. Tính công suất hao phí trên đường truyền do tỏa nhiệt trên dây?
 Câu 4: (4,0 điểm). Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng d = 12cm, tiêu cự của thấu kính f = 20cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ. Ta thu được ảnh có đặc điểm gì?
b. Ảnh cách thấu kính một khoảng d’ bằng bao nhiêu?
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1: (1,0 điểm) 
- Điểm cực cận ( Cc ) của mắt là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ mà không cần phải điều tiết.
- Điểm cực viễn ( Cv ) của mắt là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ mà không cần phải điều tiết.
Câu 2: (2,0 điểm). 
 Các cách nhận biết TKHT: - Phần giữa dày hơn phần rìa
 - Đặt gần dòng chử thấy chử lớn hơn
 - Chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló hội tụ
Câu 3: (3,0 điểm). 
Tóm tắt
n1 = 200 vòng
n2 = 40000 vòng
U1 = 400V
a, U2 = ?
b, R = 40
 P = 1 000 000W
 P hp = ?
Giải:
a, Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là: 
áp dụng công thức: 1,5 đ
Thay số: U2 = = 80000 (V) 
b, Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là:
ADCT: Php = = = 6250 (W) 1,5 đ
Câu 4: (4,0 điểm). a. Chiều cao ảnh
F'
I
A
B
O
B’
A’
Vẽ hình đúng: 1đ
Tính A’B’ : 1,5đ	
b. Tiêu cự của vật kính:
Mà OI = AB nên (1) = (2):	1,5 đ
Vậy vật kính của máy ảnh có tiêu cự là 1,98cm
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Câu 1: (1,0 điểm) 
 - Khái niệm dòng điện xoay chiều: Là dòng điện luân phiên đổi chiều. (0,5 đ)
 - Cách tạo ra dòng điện xoay chiều : - Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
 - Cho cuộn dây quay trong từ trường. (0,5 đ)
Câu 2: (2,0 điểm). 
 Các cách nhận biết TKPK: - Phần giữa dày hơn phần rìa (1,0 đ)
 - Đặt gần dòng chử thấy chử nhỏ hơn (0,5 đ)
 - Chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló phân kì. (0,5 đ)
Câu 3: (3,0 điểm). 
Tóm tắt
n1 = 200 vòng
n2 = 40000 vòng
U2 = 80000V
a, U1 = ?
b, R = 40
 P = 500 000W
 P hp = ?
Giải:
a, Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là: 
áp dụng công thức: 1,5 đ
Thay số: U1 = 400 (V) 
b, Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là:
ADCT: Php = = 2343,75(W) 1,5 đ
Câu 4: (4,0 điểm).
 I
Vẽ hình đúng theo tỉ lệ (1 đ)
 -Ảnh ảo (0,25 đ)
 - Cùng chiều (0,25 đ)
 - Ảnh lớn hơn vật (0,25 đ)
∆AOB ~ ∆A'OB' ; (0,5 đ) 
∆IOF' ~ ∆B'A'F' (2) (0,5 đ) 
Từ (1) và (2) (0,5 đ) 
 hay (0,75 đ) 
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2011 – 2012
MÔN THI : LÍ 8 (công nhân)
THỜI GIAN 45’ KHÔNG KỂ THỜI GIAN CHÉP ĐỀ.
Câu 1 : Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ? 2đ
Câu 2 : Nhiệt năng của một vật là gì ? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật đó tăng hay giảm ? Tại sao ? 2đ
Câu 3 : Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K có nghĩa là gì ? 2đ
Câu 4 : Viết công thức tính nhiệt lượng, đơn vị của các đại lượng có trong công thức đó ? 2đ
Câu 5 : Dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở 30 độ C đựng trong một ấm nhôm 0.5 kg. Tính lượng dầu cần dùng, biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra làm nóng ấm và nước trong ấm ? 2đ
Nhiệt dung riêng của nước là : 4200 J/kg.K.
 Nhôm là : 880 J/kg.K.
Năng suất tỏa nhiệt của dầu : 44000000J/kg.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1 LÍ 8 CÔNG NHÂN
Câu 1 : Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.(2đ)
Câu 2 : Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật đó cũng tăng theo . 
Vì khi nhiệt độ của vật tăng thì sự chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật đó cũng tăng theo từ đó làm cho động năng của vật đó tăng lên nên nhiệt năng của nó cũng tăng theo. (2đ)
Câu 3 : Nghĩa là để 1 kg nước tăng lên 1 độ C thì ta phải cần 4200 J. (2đ)
Câu 4 : Q = m.c.(t2 – t1) gọi là Q thu hoặc Q = m.c.(t1 – t2) gọi là Q tỏa. (1đ)
Q : nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra đơn vị J
m : Khối lượng của vật đơn vị kg.
c : Nhiệt dung riêng của vật đó đơn vị J/kg.K
t1 : nhiệt độ ban đầu đơn vị độ C.
t2 : nhiệt độ sau đơn vị độ C. (1đ)
Câu 5 : 
Q1 = m1.c1.(t2 – t1) = 294000 J
Q2 = m2.c2.(t2 – t1) = 30800 J(0.5đ)
Q = Q1 + Q2 = 324800 J(0.5đ)
Q’ có ích khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu = 44000000.0.4 = 17600000J(0.5đ)
Khối lượng của dầu = Q : Q’ = 0.019 kg dầu. (0.5đ)
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2011 – 2012
MÔN THI : LÍ 8 (công nhân)
THỜI GIAN 45’ KHÔNG KỂ THỜI GIAN CHÉP ĐỀ.
Câu 1 : (2đ) Cơ năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? 
Câu 2 : (2đ) Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liêu bị đốt cháy tỏa ra ? Nêu tên và đơn vị trong công thức đó ? 
Câu 3 : (2đ) 
Phát biểu định nghĩa nhiệt năng ?
Đơn vị đo nhiệt năng là gì ?Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ ?
Câu 4 : (2đ) Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 2,5 lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C.
 a, Tính nhiệt lượng nước thu được
 b, Tính nhiệt dung riêng của chì 
Câu 5 : (2đ) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì ta làm như thế nào ?
ĐÁP ÁN ĐỀ 2 LÍ 8 CÔNG NHÂN
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
Cơ năng của vật phụ thuộc vào các yếu tố sau :
- Vị trí của vật so với mặt đất.
- Khối lượng của vật
- Độ biến dạng của vật.
- Vận tốc của vật
0.5
0.5
0.5
0.5
2
 Viết đúng công thức 
 Nêu tên và đơn vị 
1
1
3
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật 
Đơn vị nhiệt năng là jun ( J) (0,5 đ)
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử câú tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn (0,5 đ)
1
1
4
 a, Nhiệt lượng của nước thu vào :
 Q2= m2.c2 (t- t2) = 1575 (J) 
 b, Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng do chì tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào : 
 Q1= Q2= 1575 J
 Nhiệt dung riêng của chì C1= 131,25 J/kg. K 
1
1
5
- Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước vào cốc thì phần bên trong bị giãn nở,nhưng phần bên ngoài không kịp nở ra. Do đó cốc dầy dễ vỡ hơn cốc mỏng 
 - Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì ta cần nhúng trước cốc vào nước ấm 
1
1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (đề 1)
Môn : VẬT LÍ 7(công nhân)
Thời gian 45’ không kể thời gian chép đề
NĂM HỌC: 2011-2012
Câu 1: (3điểm) -Bạc dẫn điện tốt, tại sao không dùng Bạc làm dây điện mà dùng Đồng?
 - Lấy ví dụ không khí là chất dẫn điện
Câu 2: (4điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (2pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
Câu 3: (3điểm) Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều có chung tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về tác dụng đó là có ích, 1 ví dụ về tác dụng đó là vô ích ?
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 2 (đề 1)
MÔN : VẬT LÝ 7(công nhân)
NĂM HỌC : 2011-2012
Câu 1 (1điểm)
- Vì Bạc mắc tiền, nếu lm dy diện sẽ tốn km, dễ bị mất trộm
- Khi trời mưa dông, ta thấy tia chớp trong không khí chứng tỏ không khí dẫn điện
1,5 điểm
1,5 điểm
Đ
K
+ -
Câu 2 ( 1điểm)
- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện
- Vẽ đúng chiều dịng điện trên hình vẽ
3 điểm
1 điểm
Câu 3 ( 1điểm)
Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
Ví dụ tác dụng có ích: Nồi cơm điện, bàn là,....
Ví dụ tác dụng vô ích: Máy bơm nước, máy quạt,...
1 điểm
1 điểm
1 điểm
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (đề 2)
Môn : VẬT LÍ 7(công nhân)
Thời gian 45’ không kể thời gian chép đề
NĂM HỌC: 2011-2012
Câu 1 (2đ): Có mấy loại điện tích? Là những loại nào? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? 
Câu 2: (3đ): Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
 0,25V = ......................mV 
100V = ............................kV
 0,3A = ............................mA
A
-
Đ
+
_
+
Câu 3: (3đ) Cho sơ đồ mạch điện (hình 1). 
 Hãy chỉ ra chỗ sai và vẽ lại cho đúng.
Hình 1
A
Đ2
K
X
X
V1
V
Đ1
+
-
. .
Cu 4: (2đ) Cho mạch điện có sơ đồ (hình 2). Khi K đóng,
Ampe kế có số chỉ là I = 0,2A; Vôn kế V có số chỉ 
U = 6V (không đổi), vôn kế V1 chỉ 2,5 V.
	a, Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng chạy
qua đèn Đ1, Đ2.
	b, Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2.
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 2 (đề 2)
MÔN : VẬT LÝ 7(công nhân)
NĂM HỌC : 2011-2012
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
Điểm
Câu 1
- Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). 
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại hút nhau.
1đ
1đ
Câu 2
- HS chỉ ra 2 chỗ sai:
+ Dòng điện đi từ cực âm qua đèn về cực dương của nguồn điện là sai. 
A
+
Đ
+
_
_
+ Mắc ampekế, dòng điện đi vào chốt âm và đi ra chốt dương là sai.
- Học sinh vẽ lại hình đúng
1đ
1đ 
1đ
Câu 3
 0,25V = 250mV 
 100V = 0,1kV
 0,3A = 300mA
1đ
1đ
 1đ
Câu 4
a) Cường độ dòng điện chay qua đèn Đ1 và Đ2 là: I1 = I2 = I = 0,2A.
b) Hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2: U2 = U – U1 = 6 – 2,5 = 3,5V
1đ
 1đ
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 (ĐỀ 1)
VẬT LÝ 6. (công nhân)
Thời gian 45’ không kể thời gian chép đề
NĂM HỌC: 2011-2012
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào ô trống: (1.5đ)
1.Chất rắn khi co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản có thể..
2.Khi nhiệt độ tăng thì.của vật tăng,còn khối lượng của vật không đổi
3.Mỗi chất đều nóng chảy và ..ở cùng nhiệt độ
Câu 2: Chọn câu ghép đôi: (3đ)
1. Sự bay hơi	a. Là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
2. Sự nóng chảy	b. Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
3. Sự đông đặc 	c. Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 
Câu 3: Chọn câu đúng, sai: (1.5đ)
1. OoC ứng với 32K và 273oF
2. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên
3. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng
Câu 4: Hãy tính xem: 40oC = ? oF (2đ)
Câu 5: Những ngày trời nóng gắt, để xe đạp ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp, em hãy giải thích tại sao? (2đ)
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 2 (ĐỀ 1)
VẬT LÝ 6. (công nhân)
NĂM HỌC: 2011-2012
Câu 1: (1.5đ)
 1. Gây ra lực rất lớn
 2. Thể tích
 3. Đông đặc
Câu 2: (3đ)
1+b	2+a	3+c
Câu 3 : (1.5đ)
1-S	2- Đ	3- Đ
Câu 4: ( 2 đ )
40oC = OoC + 40oC
 = 32oF + 40x1,8oF
 = 32 oF + 72 oF
 = 104 oF
Câu 5: ( 2 đ )
Khi để xe đạp ngoài nắng, không khí trong ruột xe nở ra, chui qua các miếng vá ra ngoài làm xe bị xẹp lốp
Nếu nhiệt độ quá cao, không khí trong ruột xe nở ra quá mức cho phép có thể vỡ ruột xe và lốp xe
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 (ĐỀ 2)
VẬT LÝ 6. (công nhân)
Thời gian 45’ không kể thời gian chép đề
NĂM HỌC: 2011-2012
Câu 1: Hãy nêu 2 thí dụ sử dụng ròng rọc trong cuộc sống ? (2đ)
Câu 2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ? Nêu 2 thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí ? (3đ)
Câu 3:Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là khi rót vào cốc thủy tinh mỏng ? (3đ)
Câu 4: Tại sao khi trồng chuối người ta phải phạt bớt lá ? (2đ)
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 2 (ĐỀ 2)
VẬT LÝ 6. (công nhân)
NĂM HỌC: 2011-2012
Câu 1 : - HS lấy được mỗi thí dụ thì được (1) x 2 (2điểm) 
Câu 2 : 	- Kết luận : Các chất khí nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi (1điểm)
 các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau (1điểm)
 HS lấy được mỗi thí dụ thì được (0.5) x 2 (1.0 điểm)	 
Câu 3 : - Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì thành bên trong cốc nóng lên và nở ra (1điểm)
 còn thành cốc bên ngòai chưa nở kịp nên gây ra lực lớn làm vở cốc (2 điểm) 
Câu 4 : - Vì khi mới trồng cây thì cây chưa tự hút nước trong đất (1điểm).
 Khi ta không phạt bớt lá, thì cây bay hơi nước nhiều, cây sẽ mất nước, héo và chết (1.0 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HKII_LOP_9.doc