Đáp án thi khảo sát chất luợng đầu năm môn thi: Ngữ văn lớp 11, năm học 2015 – 2016

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án thi khảo sát chất luợng đầu năm môn thi: Ngữ văn lớp 11, năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án thi khảo sát chất luợng đầu năm môn thi: Ngữ văn lớp 11, năm học 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS&THPT NGỌC LÂM	ĐÁP ÁN THI KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG ĐẦU NĂM
	TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI	Môn thi: NGỮ VĂN– Lớp 11, năm học 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm  trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). 
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1
(3,0 đ)
 Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 
(1) Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa. 
(2) Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, sống bao đời nay trên miền trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ buổi đầu thời đại đồng thau cho đến cuối thời đại đồng thau – đầu thời đại đồ sắt. Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Sự tiếp xúc của ta với Trung Quốc chỉ bắt đầu từ khi Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc của vua An Dương, tức là từ thế kỉ thứ II trước công nguyên. Thời kì cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là thời kì vua Hùng, vua Thục” 
 (Văn hóa Đông Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu, 
 Sổ tay văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa, 1978, tr. 29-30) 
1. Xác định nội dung chính? (0,5 điểm) 
2. Xác định phương thức biểu đạt và chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1)? (0.5 điểm) 
3. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất là vật gì? Vật đó nói lên điều gì về văn hóa Việt Nam? (0,5 điểm) 
4. Việc các tác giả khẳng định: “Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, . Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc.”có ý nghĩa gì? Anh/chị có cảm nhận gì về thái độ của các tác giả? (0,5 điểm) 
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8 
 	Đò lên Thạch Hãn ơichèo nhẹ 
 Đáy sông còn đó bạn tôi nằm 
 	Có tuổi hai mươi thành sóng nước 
 Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm 
 	 ( Lê Bá Dương, Lời người bên sông) 
5. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ, đâu là phương thức chủ yếu? (0.5 điểm) 
6. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối (0.5 điểm) 
7. Ghi lại tên hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung ngợi ca sự cống hiến cao đẹp của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước (0.5 điểm) 
8.Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn (0.5 điểm)
Thang 
điểm
Nội dung văn bản: giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đồ đồng, đồ sắt nổi tiếng của người Lạc Việt (Việt Nam) 
0,5
 Đoạn văn (1) sử dụng phương thức biểu đạt: thuyết minh 
Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1): Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, bằng sắt được phát hiện (đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. trống đồng); cấu tạo và các loại hoa văn trang trí trên trống đồng 
0,5
Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất tới trống đồng 
 Bởi vì, trống đồng phản ánh trình độ văn minh của người Lạc Việt. Những họa tiết trên bề mặt tang trống và mặt trống không chỉ phản ánh sự phát triển của nghề đúc đồng mà còn cho thấy hoạt động văn hóa của người Việt cổ 
0,5
Việc các tác giả khẳng định: “Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, . Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc.”có ý nghĩa: khẳng định nền văn hóa Lạc Việt là một nền văn hóa độc lập và bác bỏ quan điểm sai trái: người phương Bắc đem kĩ thuật đúc đồ đồng vào Việt Nam thời cổ 
- Thái độ của tác giả: vừa khách quan khoa học, vừa bày tỏ niềm tự hào, tự tôn về nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam 
0,5
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8 
 	Đò lên Thạch Hãn ơichèo nhẹ 
 Đáy sông còn đó bạn tôi nằm 
 	Có tuổi hai mươi thành sóng nước 
 Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm 
 	 ( Lê Bá Dương, Lời người bên sông) 
5. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ, đâu là phương thức chủ yếu? (0.5 điểm) 
6. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối (0.5 điểm) 
7. Ghi lại tên hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung ngợi ca sự cống hiến cao đẹp của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước (0.5 điểm) 
8.Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn (0.5 điểm)
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trong đó phương thức biểu đạt chủ yếu nhất là biểu cảm
0,5
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối 
- Hoán dụ: Có tuổi hai mươi ( cách diễn đạt “tuổi hai mươi gợi ra tuổi trẻ; phần đời sôi nổi, nhiệt huyết, ý nghĩa nhất của mỗi người 
- Hai câu thơ sử dụng cặp hình ảnh ẩn dụ : sóng nước- bờ để ngợi ca ý nghĩa sự hi sinh của những người lính với dân tộc 
+ Sóng nước: chỉ sự hóa thân của người lính đã hi sinh 
+ Bờ: gợi hình dung về quê hương, Tổ quốc 
- Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ khiến câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Đồng thời tác giả đã thiêng liêng và bất tử hóa sự hi sinh cao đẹp của những người lính vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc 
0,5
 Những bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có nội dung ngợi ca sự cống hiến cao đẹp của những người lính trẻ : Đồng chí – Chính Hữu, Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật 
0,5
Những tâm tư, tình cảm của tác giả khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn: 
- Sự xúc động, xót thương và trân trọng những đồng đội đã hi sinh 
- Ca ngợi những cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để làm nên nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Những người lính đã ngã xuống nhưng tuổi hai mươi của họ sẽ bất tử cùng Tổ quốc 
0,5
Câu 2 
(6,0 đ)
Có ý kiến cho rằng việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức.
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
A. Yêu cầu về kĩ năng 
-Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. 
-Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; 
-Lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
B. Yêu cầu về kiến thức 
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ những ý cơ bản sau
Giới thiệu vấn đề nghị luận.
0,5 
Giải thích khái niệm:
– “Kĩ năng sống” chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống có hiệu quả; đó cũng là khả năng của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh.
1,0
Bàn luận:
– Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng sống:
+ Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, không chỉ cần học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mà còn phải rèn luyện kĩ năng sống để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống để đời sống thực sự là sống chứ không là tồn tại.
+ Kĩ năng sống giúp con người ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
+ Kĩ năng sống giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.
+ Những người có kĩ  năng sống tốt thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống.
– Nếu không có kĩ năng sống tốt thì:
+ Con người thiếu tự tin, thiếu chủ động khi cuộc sống nảy sinh những vấn đề phức tạp.
+ Con người sẽ khó thành công hơn trong cuộc sống, không dám thể hiện, khẳng định mình trong các môi trường hoạt động.
[Bài viết phải có dẫn chứng minh họa phù hợp]
2,5
Nhận thức và hành động:
– Nhận thức: Kĩ năng sống có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là giới trẻ.
– Hành động: Bên cạnh tích lũy kiến thức hàn lâm từ nhà trường, sách vở, mỗi người cần thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng sống – kĩ năng mềm để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hiện đại.
 1,5
Khẳng định nội dung vừa phân tích và nói lên suy nghĩ của bản thân.
0,5
Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính tả.
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
 MỨC ĐỘ
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG SỐ
Thấp
Cao
I. Đọc hiểu
-Văn hóa Đông Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu
-Lời người bên sông, Lê Bá Dương.
- Nhận diện phong cách văn bản
- Nhận diện các biện pháp tu từ nghệ thuật
 Hiểu được ý nghĩa của văn bản
Hiểu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1 
40%
0
0
 0%
1
4.0
 40%
II. Làm văn
Nghị luận xã hội
Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một vân đề xã hội
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
6.0
60%
7
6.0
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
1
60%
1
6.0
 60%
2
10.0
 100%

Tài liệu đính kèm:

  • docDA_BAI_VIET_SO_1.doc