Đáp án đề thi Sinh học lớp 9 - Sở GD & ĐT Phú Thọ

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 699Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi Sinh học lớp 9 - Sở GD & ĐT Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi Sinh học lớp 9 - Sở GD & ĐT Phú Thọ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC 
 (Hướng dẫn chấm có 04 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
CD
B
ACD
D
B
C
C
D
B
BD
B
ACD
A
C
B
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu
16
17
18
19
20
Đáp án
AD
D
B
B
B
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Một cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb). Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Viết kiểu gen của cá thể trên. 
- Để thế hệ lai nhận được ít kiểu hình nhất thì cá thể dị hợp trên phải lai với cá thể có kiểu gen như thế nào?
b) Giải thích tại sao đa số các tính trạng trội là các tính trạng tốt, thông thường các tính trạng xấu là tính trạng lặn.
c) Những cơ chế sinh học nào xảy ra đối với các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở cấp độ tế bào đã làm biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?
a
- Kiểu gen: AaBb hay hay 
- Để thế hệ lai có ít kiểu hình nhất: cá thể dị hợp phải lai với cá thể đồng hợp về cả hai gen trội (thế hệ lai cho 100% kiểu hình trội)
(Ý 1 HS xác định đủ 3 kiểu gen mới cho điểm)
0,25đ
0,25đ
b
- Tính trạng trội được quy định bởi gen trội nên luôn được biểu hiện, do vậy nếu tính trạng trội là tính trạng xấu thì qua thời gian sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải. 
- Tính trạng lặn được quy định bởi gen lặn, chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp, do vậy các tính trạng lặn xấu ít bị chọn lọc tự nhiên đào thải hơn. 
0,25đ
0,25đ
c
- Ở kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatít khác nguồn trong cặp NST tương đồng. 
- Tại kì giữa I các cặp NST kép tương đồng sắp xếp ngẫu nhiên trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
- Ở kì sau I diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực của tế bào.
 - Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực với các giao tử cái giúp tạo các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2 (2,0 điểm).
a) ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Trình bày chức năng cơ bản của mỗi loại ARN.
b) Cho cá thể đực có kiểu gen AaBbDd giao phối với cá thể cái có kiểu gen Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cá thể đực, 20% số tế bào không phân li cặp gen Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cá thể cái, 10% số tế bào không phân li cặp gen bb trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Biết các cặp gen khác phân li bình thường. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời con, xác suất cá thể đó có kiểu gen aabbdd là bao nhiêu?
a
 - ARN được tổng hợp dựa trên các nguyên tắc sau:
 + Nguyên tắc khuôn mẫu.
 + Nguyên tắc bổ sung.
- Chức năng cơ bản của các loại ARN:
 + mARN: truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
 + tARN: vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
 + rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
b
Cá thể có kiểu gen aabbdd được tạo ra do sự kết hợp của giao tử abd của cá thể đực và giao tử abd của cá thể cái.
- Tỷ lệ giao tử abd của cá thể đực tạo ra là: abd = 1/8 x 80% = 0,1
- Tỷ lệ giao tử abd của cá thể cái tạo ra là: abd = 1/2 x 90% = 0,45
à Xác suất cá thể có kiểu gen aabbdd là: 0,1 x 0,45 = 0,045 (= 4,5%)
(Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 3 (1,0 điểm)
	a) Khi nghiên cứu di truyền ở người chúng ta gặp những khó khăn cơ bản nào? 
b) Công nghệ tế bào thực vật gồm những công đoạn thiết yếu nào? Tại sao các cơ thể được tạo ra bằng công nghệ tế bào có kiểu gen giống nhau và giống với dạng gốc ban đầu?
a
Khi nghiên cứu di truyền người chúng ta gặp 2 khó khăn cơ bản:
- Người sinh sản muộn và đẻ ít con
- Vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
0,25đ
0,25đ
b
- Công nghệ tế bào thực vật gồm có 2 công đoạn thiết yếu: 
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo. 
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Các cơ thể được tạo ra bằng công nghệ tế bào có kiểu gen giống nhau và giống dạng gốc vì chúng được hình thành thông qua quá trình nguyên phân từ một tế bào hoặc mô của dạng gốc ban đầu.
0,25đ
0,25đ
Câu 4 (1,0 điểm) 
	Gọi tên và giải thích các mối quan hệ sau: cây phong lan sống bám trên cây gỗ; dây tơ hồng sống trên cây gỗ; trùng roi sống trong ruột mối và giun đũa sống trong ruột người. 
4
- Cây phong lan sống trên cây gỗ là quan hệ hội sinh: cây phong lan có lợi và cây gỗ không có lợi cũng không có hại.
- Dây tơ hồng sống trên cây gỗ là quan hệ ký sinh: dây tơ hồng hút nước, chất dinh dưỡng của cây gỗ, cây gỗ bị hại.
- Trùng roi sống trong ruột mối là quan hệ cộng sinh: hai bên cùng có lợi, mối ăn gỗ còn trùng roi phân giải gỗ này thành chất dinh dưỡng cả hai cùng sử dụng.
- Giun đũa sống trong ruột người là quan hệ ký sinh: giun đũa hút chất dinh dưỡng của người, người bị hại.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5 (2,0 điểm)
Ở ruồi giấm, giả sử gen D có 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nuclêôtit loại A. Gen D bị đột biến thành gen d, làm cho gen d kém gen D hai liên kết hiđrô. Biết rằng đột biến chỉ liên quan tối đa hai cặp nuclêôtit và không làm thay đổi chiều dài của gen.
a) Xác định số nuclêôtit loại A liên quan đến các gen trên trong kiểu gen Dd.
b) Cho phép lai: P: ♀Dd x ♂dd thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở con đực tất cả các tế bào đều giảm phân bình thường, còn ở con cái một số tế bào rối loạn giảm phân II nhiễm sắc thể không phân li, giảm phân I bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Xác định số nuclêôtit loại G liên quan đến các gen trên trong mỗi loại hợp tử thu được ở F1.
a
- Theo bài ra ta có gen D: 
 2A + 3G = 1560 A = T = 240 nuclêôtit
 G = 1,5A G = X = 360 nuclêôtit.
- Gen D đột biến gen thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T thành gen d.
à Số nuclêôtit mỗi loại của gen d là:
 A = T = 242 nuclêôtit; G = X = 358 nuclêôtit.
Vậy, số nuclêôtit loại A trong kiểu gen Dd là: 
 A = 240 + 242 = 482 nuclêôtit.
(Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
b
Theo đề: trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở con đực tất cả các tế bào đều giảm phân bình thường, còn ở con cái một số tế bào rối loạn giảm phân II nhiễm sắc thể không phân li, giảm phân I bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường nên phép lai P: ♀ Dd x ♂ dd à F1 có các loại hợp tử sau: DDd, ddd, od, Dd, dd
à Số nuclêôtit mỗi loại trong kiểu gen ở F1 là:
+ Trong kiểu gen DDd:
 G = 2 x 360 + 358 = 1078 nuclêôtit.
+ Trong kiểu gen ddd:
 G = 3 x 358 = 1074 nuclêôtit 
+ Trong kiểu gen od:
 G = 358 nuclêôtit.
+ Trong kiểu gen Dd:
 G = 360 + 358 = 718 nuclêôtit.
+ Trong kiểu gen dd:
 G = 2 x 358 = 716 nuclêôtit.
(Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 6 (2,0 điểm)
a) Cho sơ đồ phả hệ về sự di truyền một bệnh B ở người do một gen qui định. 
Biết không có đột biến mới xảy ra.
- Bệnh B do gen trội hay gen lặn quy định, sự di truyền bệnh B có liên quan với giới tính hay không? Giải thích.
 	- Trong sơ đồ phả hệ trên, tính xác suất để cá thể III10 không bị bệnh.
b) Ở một loài thực vật khi lai giữa hai cây P thu được đời F1 có 3 loại kiểu hình gồm: 2998 cây quả vàng, tròn; 3005 cây quả đỏ, bầu dục; 5995 cây quả đỏ, tròn. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, không có đột biến xảy ra. 
- Biện luận xác định kiểu gen của P (không cần lập sơ đồ lai).
- Để ngay F1 phân li theo tỉ lệ 3 đỏ, tròn : 1 đỏ, bầu dục thì kiểu gen của P có thể như thế nào? (không cần lập sơ đồ lai).
a
 - Từ I1 × I2 không mắc bệnh → con trai II5, con gái II6 bị bệnh 
→ Bệnh B do gen lặn quy định và sự di truyền bệnh B không liên quan với giới tính (gen quy định bệnh nằm trên NST thường). 
Quy ước: A-bình thường; a-bị bệnh
- Xác suất để II7 bình thường có kiểu gen Aa là .
 I4 bị bệnh có kiểu gen aa à II8 bình thường có kiểu gen Aa
 à Xác suất bị bệnh (aa) của III10 là: . = 
 à Xác suất để III10 không bị bệnh là: 1 - = 
(Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b
* Biện luận xác định kiểu gen của P
- Tách riêng từng cặp tính trạng ở F1:
+ Tính trạng màu quả: 
Quả đỏ : quả vàng = (5995+3005) : 2998 3 : 1 
à Quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng
Quy ước gen: gen A: quả vàng, alen a: quả vàng
(3:1) là kết quả của phép lai Aa x Aa (1)
+ Tính trạng dạng quả: 
tròn : bầu dục = (5995+2998) : 3005 3 : 1
à Quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục
Quy ước gen: gen B: tròn, alen b: bầu dục
(3:1) là kết quả của phép lai Bb x Bb (2)
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
F1 có tỉ lệ: 1 : 2 : 1 # (3:1)(3:1) à Có hiện tượng các gen liên kết hoàn toàn (3)
Từ (1)(2)(3) à kiểu gen của P có thể là: x hoặc x 
* Xác định kiểu gen của P:
Để ngay F1 phân li theo tỉ lệ 3 đỏ, tròn : 1 đỏ, bầu dục thì kiểu gen của P có thể là: x hoặc x hoặc x hoặc x 
 (Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0.5đ
..Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDap_an_HSG_Sinh_tinh_Phu_Tho_20162017.doc