Đáp án đề thi khảo sát Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Quảng Ninh

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi khảo sát Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi khảo sát Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Quảng Ninh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT LỚP 12
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm này có 04 trang)
I. Hướng dẫn chung
Giám khảo nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm của Sở Giáo dục và Đào tạo; tôn trọng những bài viết sáng tạo song vẫn đáp ứng yêu cầu cơ bản của đáp án.
Giám khảo không làm tròn điểm của bài thi.
Trong hai câu của phần Làm văn, giám khảo chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi thí sinh viết đúng ý, đủ ý, cảm thụ sâu sắc, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Theo thực tế bài viết, giám khảo có thể quyết định các mức điểm nhỏ hơn, xem xét các ý trong hệ thống để cho điểm phù hợp.
II. Đáp án và thang điểm
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
1
Vấn đề được trình bày trong đoạn trích: Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.
0,5
2
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1):
+ Câu hỏi tu từ (học sinh chỉ ra 6 câu hỏi tu từ). 
+ Lặp cấu trúc cú pháp (cấu trúc Là + một tiêu chí, biểu hiện của hạnh phúc ? lặp lại 6 lần). 
- Tác dụng: 
+ Mỗi câu hỏi nêu ra, khẳng định một điều đem lại hạnh phúc cho con người. Biện pháp lặp cấu trúc khẳng định có rất nhiều điều khác nhau đem lại hạnh phúc.
+ Qua đó, tác giả khắc họa nỗi băn khoăn trong suy nghĩ của mỗi người và ngầm bày tỏ suy nghĩ của bản thân: quan niệm nào về hạnh phúc được nhắc đến cũng đúng, nhưng tách riêng từng tiêu chí là chưa đủ, mà phải kết hợp hài hòa tất cả mới đem lại hạnh phúc trọn vẹn của mỗi cá nhân và cho mọi người.
0,5
0,5
3
Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn (3): bình luận và so sánh.
0,5
4
Đây là câu hỏi mở, cho phép học sinh tự chọn lựa thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Câu trả lời của học sinh cần đạt các yêu cầu:
- Thông điệp được gợi ra từ đoạn trích, có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp đối với nhận thức, quan niệm, lối sống của thí sinh nói riêng và mỗi người nói chung.
- Lí giải lí do lựa chọn và ý nghĩa của thông điệp một cách ngắn gọn, thuyết phục.
0,5
0,5
II
LÀM VĂN
1
* Yêu cầu chung: Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; đảm bảo dung lượng quy định (khoảng 200 chữ). Trình bày được hiểu biết, suy nghĩ đúng đắn, tích cực. Hành văn chặt chẽ, trong sáng, chuẩn xác. 
Nếu học sinh viết nhiều hơn 01 đoạn văn thì chỉ chấm đoạn văn thứ nhất.
Nếu dung lượng đoạn văn vượt số chữ quy định quá nhiều thì trừ 0,25 điểm.
* Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo được những nội dung sau:
1.1. Mở đoạn: Nêu được vấn đề cần nghị luận: chia sẻ suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
0,25
1.2. Thân đoạn: Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình, thực chất là bày tỏ ý kiến về hai quan niệm hạnh phúc.
- Giải thích: hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp.
- Bình luận: Khẳng định quan niệm trong hai câu hỏi đều đúng: 
+ Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc.
+ Hạnh phúc là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống.
 - Quan niệm của học sinh về hạnh phúc: cần kết hợp cả hai - đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa.
- Phê phán: suy nghĩ, cách sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng
(Học sinh dùng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm một cách sáng tỏ, thuyết phục)
0,25
0,5
0,5
0,25
1.3. Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của việc lựa chọn quan niệm hạnh phúc để tạo ra hạnh phúc và có cuộc sống hạnh phúc.
0,25
2
* Yêu cầu chung:
HS biết cách làm dạng bài cảm nhận, phân tích vẻ đẹp của một đoạn thơ. Cảm nhận được vẻ đẹp cả ở nội dung và nghệ thuật. Ý tứ sáng rõ, thuyết phục; bố cục chặt chẽ, mạch lạc; hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác.
* Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách, song cần đạt được các ý sau:
2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích:
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Đoạn trích Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng (được tác giả hoàn thành năm 1971 ở chiến khu Trị - Thiên). Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam về Nhân dân, Đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ.
- Đoạn thơ cần phân tích là phần cuối của đoạn trích Đất Nước. Vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ đã kết tinh tư tưởng bao trùm toàn đoạn trích và in đậm dấu ấn phong cách thơ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.
0,5
2.2. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ:
a. Cảm nhận vẻ đẹp của 5 dòng thơ đầu:
- Câu thơ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại kết tinh tư tưởng sâu sắc và khái quát đặc sắc nghệ thuật của toàn đoạn trích Đất Nước:
+ Khẳng định vai trò to lớn của Nhân dân: là chủ nhân làm nên Đất Nước. Đây là đúc kết thuyết phục sau khi nhà thơ đã triết luận về mối quan hệ của Nhân dân đối với Đất Nước trong toàn bộ phần trước của đoạn thơ (Đất Nước gắn với Nhân dân, lớp lớp các thế hệ Nhân dân đã làm nên Đất Nước, về cả không gian địa lý, thời gian lịch sử, bề dày và chiều sâu văn hóa vật chất và tinh thần)
+ Khẳng định chất liệu giúp nhà thơ tạc hình Đất Nước là ca dao thần thoại - sản phẩm tinh thần của Nhân dân, nơi lưu giữ những truyền thống tinh thần đẹp đẽ của Nhân dân bao đời (chất liệu này đã được nhà thơ sử dụng linh hoạt, đậm đặc, hiệu quả ở phần trước).
- Bốn dòng thơ tiếp đúc kết những truyền thống tinh thần đẹp đẽ của Nhân dân gửi gắm trong những câu ca dao quen thuộc, truyền dạy cho mỗi người,:
+ Truyền thống yêu thương tình nghĩa (Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi, lấy ý từ câu ca dao: Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc anh ngồi anh ru)
+ Truyền thống quý trọng công sức lao động của con người (Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội gợi nhớ ý câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông/Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng) 
+ Truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất, kiên cường (Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu lấy ý từ câu ca dao: Thù này ắt hẳn còn lâu/Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què)
à Đây là những truyền thống tinh thần đẹp đẽ nhất của Nhân dân, được hình thành, lưu truyền, tiếp nối qua bao thế hệ, trong đó có thế hệ trẻ hôm nay. Với những truyền thống này, Nhân dân đã sống, lao động, chiến đấu để tạo dựng và gìn giữ Đất Nước đến muôn đời.
- Nghệ thuật: Cách sử dụng đậm đặc, linh hoạt chất liệu ca dao khiến lời thơ vừa mang sắc màu dân tộc vừa mang tinh thần thời đại. Lặp từ, lặp cấu trúc câu nhấn mạnh ý thơ và tạo nhịp điệu cho lời thơ.
0,5
1,0
0,5
0,25
b. Cảm nhận vẻ đẹp của 4 dòng thơ sau:
- Gợi lên vẻ đẹp của những dòng sông Đất Nước: trăm dòng sông bắt nước từ nhiều nơi, về đến Đất Nước mình, trở thành dòng sông nước Việt, mang trăm dáng vẻ, trăm sắc màu, xuôi về biển cả. (Học sinh có thể lí giải bằng đặc điểm địa lí của Đất Nước nhiều sông ngòi kênh rạch, mở rộng bằng thơ văn viết về vẻ đẹp những dòng sông).
- Vẻ đẹp của những dòng sông Đất Nước chủ yếu được làm nên bởi hòa nhập (bắt lên) với vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của Nhân dân - những người lao động trên sông nước:
+ Nhân dân hiện lên trong hình ảnh những người chèo đò, kéo thuyền vượt thác – những động từ viết theo lối liệt kê, gợi về cuộc sống lao động vất vả, gian nan, qua đó toát lên phẩm chất cần cù, nghị lực, tinh thần vượt lên hoàn cảnh.
+ Trong lao động cực nhọc, Nhân dân vẫn hát, cất lên câu hát, gợi mở những lời hát điệu hò trên mọi miền sông nước, hé lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời, giàu tình cảm. Chính vẻ đẹp tâm hồn Nhân dân vang vọng, soi bóng trên những dòng sông, đã làm nên linh hồn của non sông Đất Nước.
- Nghệ thuật: Những câu thơ giàu chất trữ tình (hình ảnh, cảm xúc) để gửi gắm tư tưởng chính luận về vai trò của Nhân dân đối với Đất Nước.
0,5
0,75
0,25
2.3. Khái quát, đánh giá:
- Vẻ đẹp nội dung:
+ Đoạn thơ kết tinh tư tưởng sâu sắc, tình yêu và niềm tự hào của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, về vai trò của Nhân dân, những truyền thống tinh thần đẹp đẽ của Nhân dân để làm nên Đất Nước. 
+ Từ đó góp phần thức tỉnh thế hệ trẻ miền Nam thời chống Mĩ cũng như bồi đắp cho mỗi chúng ta hôm nay niềm tự hào, tình yêu, trách nhiệm góp phần bảo vệ và dựng xây Đất Nước.
- Đoạn thơ kết tinh những vẻ đẹp nghệ thuật của chương thơ, phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: hài hòa giữa chất chính luận với chất trữ tình, cách sử dụng hiệu quả chất liệu văn học dân gian
0,5
0,25
------------- Hết -------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDap_an_Khao_sat_Van_Tinh_Quang_Ninh_2017.docx