Đáp án đề thi giáo viên dạy giỏi Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Quan Hóa

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi giáo viên dạy giỏi Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi giáo viên dạy giỏi Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Quan Hóa
PHÒNG GD&ĐT QUAN HÓA
KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
BẬC THCS NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn 
 Hướng dẫn chấm gồm có 5 câu, 5 trang
Phần I. Dành cho tất cả thí sinh (4 điểm)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
bài thi
Câu 1
1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra; trực tiếp chấm bài kiểm tra, ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét), ghi nội dung nhận xét của người chấm vào bài kiểm tra; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm; đối với hình thức kiểm tra miệng, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh trước lớp, nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm thì phải thực hiện ngay sau đó.
1,0
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ.
0,75
3. Tham gia đánh giá, xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ, cả năm học của học sinh.
0,25
Câu 2
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
0,5
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
0,25
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
0,25
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
0,25
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
0,25
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
0,25
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
0,25
Phần II. Phần thi chuyên môn (16 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
GK
Nội dung
Điểm
Câu 1
2.0 điểm
Chỉ ra các biện pháp tu từ.
+ Nhân hóa: sông đã phổng phao, núi không kì hẹn mấy khoang đò.
+ Điệp ngữ: mùa mưa đến
+ So sánh: tiếng mưa rơi vào tàu lá chuối tơ - trống gõ vô hồi 
0,5
0,4
Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ
Bằng các biện pháp tu từ nói trên tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên khi mùa mưa đến
0,25
0,2
Con sông được nhân hóa trở nên phổng phao, nước dâng lên như rộng lớn thêm ra. Bóng núi nhạt nhòa trong màn mưa, như một người bạn thân không kì hẹn với khoang đò. Dòng sông, ngọn núi con đò được nhân hóa trở nên sinh động hữu tình.
0,5
0,4
Điệp ngữ mùa mưa đến đã diễn tả cảnh mưa rơi suốt đêm ngày
0,25 
0,2
Tiếng mưa gõ liên hồi vào lá chuối tơ được nhà thơ so sánh với tiếng trống gõ vô hồi đã gợi tả niềm vui xôn xao của cảnh vật Đoạn thơ đã thể hiện sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ
0,5
0,4
Câu 2
6.0 điểm
Yêu cầu về hình thức
Đảm bảo là bài văn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, bố cục hợp lí; bài viết có cảm xúc, biết liên hệ bản thân,
0,5 
0,4
Yêu cầu về nội dung
Cảm thụ hai câu thơ và suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi con người. 
Đây là hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thể hiện ở hai phương diện
0,5
0,4
Tính trữ tình: Thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng
0,5
0,4
Tính triết lí: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình thương yêu của người mẹ dành cho con
0,5
0,4
Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử, là bao la, vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với người mẹ của mình
0,5
0,4
Suy nghĩ về tình mẫu tử. 
Tình mẫu tử là tình mẹ con, ở đây là tình yêu thương yêu, đùm bọc, chở che mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo suốt cuộc đời của mỗi con người
0,25 
0,2
Trong cuộc sống của mỗi người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình anh em, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, nhưng tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất trong cuộc đời của mỗi con người
0,5 điểm
0,4
Tình mẫu tử là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người
0,25 
0,2
Đó là tình cảm đầu tiên khi sinh ra và luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi người
0,25 
0,2
Đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang giá trị tinh thần cao đẹp
0,25 
0,2
Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên vừa là trách nhiệm của mỗi người
0,25 
0,2
Con người sẽ hạnh phúc ra sao khi được sống trong tình mẫu tử
0,25 
0,2
Con người sẽ bất hạnh và thiệt thòi như thế nào nếu không được sống trong tình cảm đó
0,25 
0,2
Sức mạnh của tình mẫu tử đối với mỗi con người
0,25 
0,2
Người con phải làm gì để tình cảm đó luôn bền vững và đẹp đẽ
0,25 
0,2
Liên hệ: Trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống có nhiều biến đổi, ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì cần có thái độ thế nào về tình mẫu tử
0,25 
0,2
Phê phán những quan niệm sai trái về tình mẫu tử (dẫn chứng)
0,5 
0,4
Câu 3
12.0 điểm
Yêu cầu về kĩ năng trình bày: Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, có dẫn chứng phù hợp, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, 
1.0 
0,8
Yêu cầu về kiến thức 
Mở bài Giới thiệu Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ và Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri
Dẫn dắt ý kiến đã nêu trong đề bài
0,5 
0,5 
0,4
0,4
Thân bài
a. Chiếc bóng trên vách” đã giết chết Vũ Nương
Tình huống dẫn đến “chiếc bóng trên vách”: Lấy chồng chưa được bao lâu, Trương Sinh, chồng của Vũ Nương, phải đi lính
0.5
0,4
Vì nhớ chồng và thương con mà đêm đêm dưới ngọn đèn, Vũ Nương đã chỉ lên bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của nó
0.5
0,4
Chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt của Vũ Nương và tấm lòng của người mẹ thương con, muốn bù đắp sự thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng, muốn cho con hưởng trọn niềm hạnh phúc có đủ cả cha lẫn mẹ
0.5
0,4
Chiếc bóng trên tường, dù vô tình, đã trở thành tác nhân dẫn đến nỗi oan tình và cái chết oan ức của Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
0.5
0,4
Chi tiết “chiếc bóng” xuất hiện lần thứ nhất, mang ý nghĩa thắt nút đẩy tình huống chuyện đến cao trào (cái chết của Vũ Nương)
1.0
0,8
Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời con nhỏ: “Trước đây có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” đã nghi ngờ vợ mình “thất tiết”. Chàng không chịu nghe vợ thanh minh, bỏ ngoài tai cả lời can ngăn của hàng xóm đã mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi
0.5
0,4
Sự ngây thơ của đứa con đã khiến nó không nhận Trương Sinh là cha của mình “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Tình thương con của người mẹ lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt
0.5
0,4
Chi tiết “chiếc bóng” xuất hiện lần thứ hai, mang ý nghĩa mở nút (giải nỗi oan khuất của Vũ Nương)
1.0
0,8
Cái “án oan” sẽ ngàn đời không rửa được nếu không có một sự tình cờ khi đứa trẻ lại chỉ bóng người cha mà nói “cha Đản lại đến kia kìa”. “Chiếc bóng trên vách”, thủ phạm của nỗi oan tình, đã “bị bắt”. Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ, chàng vô cùng hối hận, đau đớn. Nhưng tất cả đều đã muộn
0.5
0,4
Chiếc bóng trên vách” là hình ảnh không thể nắm bắt được, rất mong manh nhưng nó đã giết chết một con người, phá vỡ hạnh phúc một gia đình. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình và sự bất công xã hội
1.0
0,8
b. Chiếc lá trên tường” lại cứu sống Giôn- xi
Giôn-xi bị bệnh “viêm phổi”, sức khoẻ yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống, nằm liệt giường. Cô nhìn những chiếc lá của cây thường xuân bám trên tường và nghĩ rằng khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời
0.5
0,4
Giôn-xi bất lực trước bệnh tật, không tha thiết với cuộc sống, chán nản, tuyệt vọng, chờ đợi phút chia tay với cuộc đời “sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”, cô “mở to cặp mắt thẩn thờ” để nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng chưa. Sự sụp đổ về tinh thần của cô làm cho bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng. Cuộc sống của cô giờ đây như chiếc lá nhỏ nhoi, yếu ớt, mảnh mai kia
0.5
0,4
Khi thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn “dũng cảm treo bám vào cành”, bền bỉ, gan góc, kiên cường chống chọi với gió tuyết, thì tâm hồn, nhu cầu sống, nhiệt tình tuổi trẻ lại trỗi dậy trong cô, cô lạc quan, chịu uống sữa, uống thuốc và đã khỏi bệnh. “Chiếc lá trên tường” đã có sức hồi sinh kì diệu, vực dậy nghị lực sống cho Giôn-xi, đưa cô từ cõi chết trở về với cuộc sống
0.5
0,4
Chiếc lá trên tường” ấy là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình vì người khác của người họa sĩ già, là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh thầm lặng và cao cả, sức mạnh của niềm tin yêu cuộc sống: cụ Bơ-men, tuổi già, trong đêm mưa gió, giá rét, chỉ với chiếc thang và cây đèn bão vẫn cố gắng vẽ “chiếc lá cuối cùng” để cứu sống một con người
1.0
0,8
Kết bài
“Chiếc bóng trên vách” trong Chuyện người con gái nam Xương là “người giả”, “chiếc lá trên tường” trong truyện Chiếc lá cuối cùng là “lá giả”'. Vậy mà hai cái “giả” đã đưa đến cái “thật” đối lập nhau: cái chết và sự sống. Vũ Nương thương con, một dạ thủy chung chờ chồng lại phải chết bi thảm còn Giôn-xi đang mất hết nghị lực sống muốn đi vào cái chết lại tìm thấy sự sống.
0.5
0,4
Chiếc bóng trên vách” và “chiếc lá trên tường” là những hình ảnh có thực của đời sống mà các nhà văn đưa vào trang viết của mình. Với cái nhìn đầy tính nhân văn, các tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: hậu quả hay kết quả mà chúng mang lại phụ thuộc vào niềm tin của con người và tình người
0.5
0,4
 HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_sinh_gioi.doc