Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1.(8 điểm)
 A. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy; bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 B. Yêu cầu cụ thể 
 1. Yêu cầu về nội dung (6 điểm) Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Học sịnh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 * Cảm nhận chung về bài thơ: (0,5 điểm)
- Nói với em là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ quần Phương.
- Bài thơ nhắc nhở các em nhỏ hãy nhắm mắt để lắng nghe, nhắm mắt để tưởng tượng, nhắm mắt dể suy nghĩ về cuộc sống xung quanh. 
 * Cảm nhận về từng khổ thơ: (5 điểm)
 + Khổ một: 
- Nếu nhắm mắt => Điệp ngữ này nhắc lại ba lần ở đầu mỗi khổ thơ như một lời thủ thỉ tâm tình với em Em hãy thật yên lặng, thật chú ý lắng nghe...(bằng trí tưởng tượng, bằng tâm hồn, cảm xúc...) 
- Sẽ được nghe nhiều âm thanh kì diệu: tiếng lích rích của chim sâu, tiếng hót của chim chìa vôi
- Em còn hình dung được cả hình ảnh chim sâu trong lá, chim chìa vôi vừa hót vừa bay
=> Trong màu xanh êm ả của vườn, tiếng chim đưa em vào một thế giới trong veo, thanh mảnh và kì diệu vô cùng. Thế giới ấy chính là cuộc sống quanh emHãy mở rộng tâm hồn em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống 
 + Khổ hai:
- Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện =>Trẻ thơ với những câu chuyện cổ tích của bà vốn là một thế giới thần kì với bao điều đẹp đẽ. Nhà thơ nhắn nhủ em hãy nhắm mắt tức là hãy suy nghĩ về những câu chuyện đó. Nhắm mắt là em đã nhìn vào bên trong tâm hồn mình
- Sẽ được nhìn thấy các bà tiênMột thế giới thần kì sẽ mở ra với em. Đó là thế giới của các bà tiên, cô Tấm, chú bé đi hài bảy dặmThế giới đẹp đẽ của những điều tốt, điều lành, sẽ tạo niềm tin yêu cuộc sống cho các em, sẽ chắp cánh cho ước mơ của các em bay caoNếu biết nhắm mắt nghe thì thế giới tuổi thơ của các em sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích sẽ là hành trang đẹp đẽ để em bước vào đời
 + Khổ ba:
- Khổ thơ cuối tác giả nhắc em Nếu nhắm mắt nghĩ
- Nghĩ về cha mẹ, về công ơn nuôi em khôn lớn từng ngày, bồng bế sớm khuya, dạy bảo=> Nhắm mắt lại , em thấy như hiện lên trước mắt những yêu thương chăm chút hàng ngày của cha mẹ emNhưng tất cả những điều ấy không phải là trong mơ, không phải là câu chuyện cổ tích với bao phép lạ, mà là cuộc đời thực với biết bao vất vả lo âu, bao mồ hôi công sức của mẹ của cha
=> Cuộc sống có bao điều kì diệu nhưng tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta cũng là điều kì diệu nhất. Cảm nhận được tình yêu thương và nỗi vất vả của cha mẹ thì em mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha
- Câu thơ cuối Mắt nhắm rồi lại mở ra ngaylà một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, cảm nhận cho kĩ, mở mắt để nhìn cho rõ. Mở mắt ra để thấy và ghi nhớ công lao của cha mẹ Và em sẽ muốn làm một điều gì đó cho cha mẹ như là một đứa con ngoan
 * Khái quát, mở rộng (0,5 điểm): 
- Bài thơ nhẹ nhàng, cách nói giản dị gần gũi, dạt dào tình cảm mà gợi trong lòng người đọc những rung cảm sâu xaNhư những tiếng chim trong vườn lặng gió, như bà tiên, như cô Tấmnhững vấn thơ dịu dàng này nói với em rằng đừng bao giờ quên cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh, đừng bao giờ quên công ơn của mẹ, của cha
- Hs có thể liên hệ , mở rộng 
2.Yêu cầu về hình thức (1 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm  
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 
3. Sáng tạo (1 điểm)
- Có nhiều cách diễn đạt hay, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc, có những phát hiện mới mẻ
Câu 2.(12 điểm)
 A. Yêu cầu chung: 
1. Yêu cầu chung:
 - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
 - HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác để làm phong phú thêm bài làm
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn
 2. Yêu cầu cụ thể: 
 2.1 Yêu cầu về nội dung ( 9 điểm)
a. Giới thiệu khái quát về bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, giới thiệu nhân định(0.5 điểm)
 b. Chứng minh (8 điểm)
* Khái quát chung (1 điểm)
- Giải thích ngắn gọn: nét tương đồng là điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ:
 + Sông núi nước Nam: Bài thơ ra đời vào thời kì chống quân Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (năm 1077)
 + Phò giá về kinh: Bài thơ được làm khi Trần Quang Khải đi đón Thái Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông về Thăng long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285
=> Hai bài thơ tuy ra đời ở hai thời điểm lịch sử khác nhau, của hai tác giả khác nhau nhưng có những nét tương đồng về nội dung: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc ta.
*LĐ1. Hai bài thơ đều thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc (3 điểm)
 - Sông núi nước Nam: Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của người Nam, đó là điều đã được sách trời định sẵn:
 Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
 + Sông núi nước Nam vua Nam ở =>Lời thơ dõng dạc, hào hùng như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt Nam do vua Nam làm chủ. Nước là của vua, vua là tượng trưng cho chủ quyền của nước 
 + Vằng vặc sách trời chia xứ sở => tác giả đã mượn cái uy nghiêm của thiên thư - sách trời để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ
 => Khẳng định chủ quyền của dân tôc, tự tôn dân tộc
 - Phò giá về kinh: Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông - Nguyên xâm lược:
 Chương Dương cướp giáo giặc,
 Hàm Tử bắt quân thù.
 + Chương Dương, Hàm Tử nằm trong hệ thống chiến thắng mở màn có ý nghĩa chiến lược cho cuộc phản công thắng lợi, mạnh và nhanh, cường độ lớn và tốc độ phi thường đã tạo cho lời thơ khí thế hùng tráng, thiêng liêng. Lời thơ làm sống dậy một không gian trận mạc chiến trường, đao kiếm với ngựa thét quân reo ngất trời tráng khí. Một trong hai trận ấy do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy
 + Hai động từ cướp, bắt (đoạt, cầm trong nguyên văn chữ Hán) vừa khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù
=> Niềm hào sảng chiến thắng, tự hào dân tộc
 (HS phân tích dẫn chứng làm rõ LĐ, có thể liên hệ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc)
 *LĐ2. Hai bài thơ đều thể hiện ý chí kiên cường bảo vệ và xây dựng đất nước (3 điểm)
 - Sông núi nước Nam: Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại:
 Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
 Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
 + Giặc dữ cớ sao phạm đến đây=> Thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược
 + Chúng mày nhất định phải tan vỡ.=> Đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo. Chúng mày nhất định phải tan vỡ bởi chúng sẽ bị đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp...
=> Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước 
 - Phò giá về kinh: Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
 + Thái bình nên gắng sức=> Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, đây là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khôi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên
 + Non nước ấy ngàn thu.=> Khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, khát vọng xây dựng một đất nước hòa bình, thịnh tri, trường tồn
=> Thể hiện ý chí quyết tâm xây dựng đất nước hưng thịnh lâu dài
 (HS phân tích dẫn chứng làm rõ LĐ, có thể liên hệ đến niềm tin vào chiến thắng, ý thức xây dựng, bảo vệ và lòng yêu quê hương đất nước)
 * Đánh giá, mở rộng (1 điểm)
- Khẳng định lại nhận định
- Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
 - Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình, khát vọng xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh và nhiều bài thơ cùng thi đề đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ: mạch cảm hứng yêu nước.
- Liên hệ câu thơ khác, bài thơ khác
c. Khái quát lại vấn đề (0,5 điểm)
- Đánh giá nội dung toàn bài
- Liên hệ bản thân
2.2. Yêu cầu về hình thức (2 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học có đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, có luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ chặt chẽ(1,0 điểm)
- Bài viết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc(0,5 điểm)
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu(0,5 điểm)
2.3. Sáng tạo(1 điểm)
- Có nhiều cách diễn đạt hay, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc  
Lưu ý: - Hs có thể trình bày theo cách khác nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản và bố cục của bài nghị luận văn học
 - Trân trọng bài làm có sáng tạo, có chất văn...
 - Nếu chỉ phân tích hai bài thơ mà không có luận điểm khái quát và đánh giá thì không cho quá ½ số điểm.
 - Điểm cho trên phương diên toàn bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docHDC_HSG_van_7.doc