Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 572Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Địa lí – Lớp 9
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
1
Nhận xét và giải thích về lưu lượng nước trung bình của sông Hồng
3,00
* Nhận xét:
- Tổng lưu lượng nước lớn (DC)
- Chế độ nước sông phân hóa theo mùa, có một mùa lũ và một mùa cạn.
+ Mùa lũ: (DC). Tháng đỉnh lũ là tháng 8 (DC)
+ Mùa cạn: (DC). Đỉnh cạn là tháng 3 (DC)
* Giải thích:
- Do tổng lượng mưa trung bình năm trên toàn lưu vực sông Hồng lớn.
- Lượng nước lớn được tiếp từ bên ngoài lãnh thổ; diện tích lưu vực lớn.
- Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ mưa. Chế độ mưa phân hóa theo mùa, mùa lũ của sông trùng với mùa mưa, mùa cạn của sông trùng với mùa khô của khí hậu.
0,50
0,50
0,25
0,25
0,50
0,50
0,50
2
Nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long
1,00
* Thuận lợi:
- Mùa lũ có nước ngọt để thau chua, rửa mặn đất ở đồng bằng; bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng.
- Phát triển du lịch sinh thái, giao thông đường sông trên các hệ thống sông.
* Khó khăn:
- Gây ngập lụt trên diện rộng và kéo dài.
- Gây ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
0,50
0,50
II
1
Nhận xét về mật độ dân số của các vùng và cả nước năm 2013
1,50
- Mật độ dân số trung bình của nước ta cao
- Mật độ dân số trung bình có sự khác nhau giữa các vùng.
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ số cao nhất, cao gấp 4,7 lần mật độ trung bình cả nước, gấp 2,98 lần mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long, gấp gần 13 lần so với mật độ dân số trung bình của Tây Nguyên.
- Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất, thấp hơn nhiều mức trung bình cả nước. (DC)
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số khá cao so với mật độ trung bình cả nước và Tây Nguyên (DC)
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
2
Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội của vùng?
1,50
* Thuận lợi: 
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn.
- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
* Khó khăn: 
- Gây sức ép lớn đến phát triển kinh tế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng,
- Gây sức ép đến các vấn đề xã hội (giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục,)
- Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III
1
Hãy lập sơ đồ thể hiện cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta.
1,50
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
Dịch vụ sản xuất
Dịch vụ tiêu dùng
Dịch vụ công cộng
- Thương nghiệp, DV sửa chữa
- Khách sạn,  
- Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông
- Tài chính,
- Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, thể thao
- Quản lí Nhà nước,
(Đúng mỗi nhóm ngành được 0,50 điểm)
2
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 và kiến thức đã học, hãy trình bày những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong những năm qua. Tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?
2,50
* Những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong những năm qua
- Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng nhanh 
 + Kim ngạch xuất khẩu: tăng liên tục (DC – Atlat)
 + Kim ngạch nhập khẩu: tăng liên tục (DC – Atlat)
- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng:
 + Xuất khẩu: hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng nông – lâm - thủy sản.
 + Nhập khẩu: máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu và hàng tiêu dùng.
- Thị trường: xuất nhập khẩu mở rộng, quan trọng nhất là khu vực châu Á – TBD, Châu Âu và Bắc Mĩ.
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,25
* Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vì:
- Đây là khu vực có vị trí gần nước ta.
- Là khu vực đông dân, có tốc độ phát triển nhanh.
0,25
0,25
IV
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 - 2012
3,00
Yêu cầu: 
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ miền. (Các dạng khác không cho điểm)
- Chính xác, khoa học, đúng khoảng cách năm, có đầy đủ số liệu trên biểu đồ, có chú giải, tên biểu đồ. 
2
Nhận xét và giải thích 
2,00
* Nhận xét:
- Cơ cấu: Có sự khác nhau giữa các khu vực kinh tế (DC).
- Sự chuyển dịch: theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản. (DC); tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng (DC); khu vực dịch vụ có xu hướng tăng nhưng không ổn định (DC).
* Giải thích: Cơ cấu GDP khác nhau giữa các khu vực và có sự chuyển dịch do:
- Nước ta thực hiện đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH.
- Phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trên thế giới. 
0,50
0,50
0,50
0,50
V
1
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta
2,00
- Diện tích lúa của vùng lớn nhất nước (chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước).
- Năng suất lúa cao (DC)
- Sản lượng lúa lớn nhất cả nước (chiếm trên 50% của cả nước)
- Bình quân lương thực trên đầu người lớn nhất nước (DC)
- Tất cả các tỉnh trong vùng đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực chiếm trên 90%. đặc biệt là các tỉnh Kiên Giang, An Giang,
- Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
2
Vì sao ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
2,00
Do vùng có nhiều điều kiện thuận lợi: 
* Điều kiện tự nhiên:
- Vùng có 3 mặt giáp biển, vùng biển rộng, giàu nguồn lợi hải sản.
- Có ngư trường trọng điểm Minh Hải – Kiên Giang và gần các ngư trường khác.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, diện tích rừng ngập mặn ven biển lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Điều kiện tự nhiên khác: 
* Điều kiện kinh tế xã hội:
- Dân cư có kinh nghiệm trong nuôi trồng, chế biến thủy sản, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.
- Thị trường trong và ngoài nước lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Điều kiện kinh tế xã hội khác: chính sách có nhiều thuận lợi,
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Điểm chính thức toàn bài: Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV + Câu V = 20,0 điểm.
Ghi chú: Nếu thí sinh không trình bày như hướng dẫn chấm, song vẫn đảm bảo đúng và đủ nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDA_Dia_9_Bac_Ninh_2017.docx