UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Sinh học - THPT (Hướng dẫn chấm có 05 trang) Câu 1 (3,0 điểm) Ở người, bệnh hói đầu do một gen có 2 alen trên NST thường quy định: kiểu gen BB quy định kiểu hình hói đầu, kiểu gen bb quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy định kiểu hình hói đầu ở nam và kiểu hình bình thường ở nữ. Gen quy định khả năng nhận biết màu sắc có 2 alen (M quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với m quy định kiểu hình mù màu đỏ-lục) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Trong một quần thể cân bằng di truyền, trong tổng số nam giới tỉ lệ hói đầu là 36%, trong tổng số nữ giới tỉ lệ mù màu là 1%. Biết rằng không có đột biến xảy ra. a. Xác định tần số các alen trong quần thể. b. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh ra đứa con trai đầu lòng bị mù màu. Xác suất để sinh đứa con thứ hai không bị cả hai bệnh là bao nhiêu? Ý Nội dung Điểm a - Vì quần thể cân bằng di truyền nên tần số các alen tương ứng ở hai giới bằng nhau Gọi p1 là tần số alen B q1 là tần số alen b p2 là tần số alen M q2 là tần số alen m. 0,25 - Xét tính trạng hói đầu Nam giới: BB, Bb quy định hói đầu bb: không hói đầu Nữ giới: BB: quy định hói đầu Bb, bb: không hói đầu -Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nam là: p12BB +2p1q1Bb + q12bb =1 → q12 =100%-36%=64%→q1=0,8→p1 = 1-0,8 =0,2 0,5 - Xét tính trạng khả năng nhận biết màu sắc Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nữ là: p2 2 XMXM +2p2q2 XMXm + q22 XmXm =1 → q22 =1%→q2 =0,1→p2 = 1-0,1 = 0,9 Vậy tần số các alen là: B=0,2, b=0,8; M=0,9, m=0,1 0,5 b -Xét tính trạng hói đầu: + Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,04BB+0,32Bb+0,64bb = 1 + Bố bình thường có kiểu gen bb + Mẹ bình thường có 2 loại kiểu gen chiếm tỉ lệ: 1/3Bb + 2/3bb P: Bố bb x Mẹ 1/3Bb + 2/3bb®F1: 1/6Bb, 5/6bb TLKH: Nam: 5/6 không hói đầu; 1/6 hói đầu Nữ: 100% không hói đầu 0,5 0,25 -Xét tính trạng nhận biết màu + Bố bình thường có kiểu gen XMY + Vì đứa con trai đầu lòng bị mù màu (XmY) →mẹ phải có kiểu gen XMXm P: XMY x XMXm ®F1: 2/4 XMX- + 1/4 XMY +1/4 XmY TLKH: Nam: 1/4 nhìn màu bình thường; 1/4 mù màu Nữ: 2/4 nhìn màu bình thường 0,25 0,25 Xác suất để cặp vợ chồng sinh ra đứa con thứ hai bình thường là 5/6.1/4 + 2/4.100%= 17/24 0,5 (Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) Câu 2 (2,0 điểm) a. Xét hai cặp gen nằm trên NST thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, F1 thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ minh họa tỉ lệ trên. b. Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định? Ý Nội dung Điểm a -Quy luật phân li độc lập. - Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, A- hạt vàng, a- hạt xanh, B- vỏ hạt trơn, b- vỏ hạt nhăn P: AaBb x Aabb →.3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. 0,25 0,25 * Quy luật hoán vị gen với tần số f=25% - Ví dụ: Ở ruồi giấm, A- thân xám, a- thân đen, B- cánh dài, b- cánh ngắn P:♀ (f=25%) x ♂ → 3 xám, dài : 3 đen, ngắn : 1 xám, ngắn : 1 đen, dài. 0,25 0,25 - Quy luật tương tác gen bổ sung -Ví dụ: Ở gà, A-B- mào hình quả hồ đào; A-bb mào hình hoa hồng, aaB- mào hình hạt đậu, aabb mào hình lá P: AaBb (mào hình quả hồ đào) x Aabb (mào hoa hồng) →.3 mào hình quả hồ đào: 3 mào hình hoa hồng: 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá (Nếu học sinh lấy ví dụ khác mà đúng, cho điểm tối đa) 0,25 0,25 b - Cách xác định một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định: + Tiến hành lai thuận nghịch: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai luôn mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ. + Nếu thay thế nhân của tế bào này bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác thì tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn tồn tại. 0,25 0,25 Câu 3 (1,5 điểm) Đột biến điểm là gì? Trong các dạng đột biến điểm dạng nào phổ biến nhất? Vì sao? Ý Nội dung Điểm -KN: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit. 0,5 - Đột biến thay thế một cặp nucleotit phổ biến nhất vì: + Dễ xảy ra hơn cả ngay cả khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào tồn tại ở các dạng phổ biến và hiếm). 0,5 + Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là các đột biến trung tính do chỉ ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen. 0,5 Câu 4 (2,5 điểm) a. Bằng những cách nào có thể tạo được các giống thuần chủng về tất cả các cặp gen? b. Trình bày các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng thể truyền là plasmit. Ý Nội dung Điểm a - Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm® thành dòng đơn bội (n), sau đó gây đột biến lưỡng bội hóa dòng đơn bội (n) thì sẽ thu được dòng thuần chủng (2n) về tất cả các cặp gen. 0,5 - Tiến hành lai xa giữa 2 loài thu được F1, sau đó gây đột biến đa bội F1 thì sẽ thu được thể song nhị bội thuần chủng về tất cả các cặp gen. 0,5 b - Tạo ADN tái tổ hợp: + Tách chiết thể truyền plasmit và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. +Sử dụng enzim cắt giới hạn (restrictaza) để cắt ADN plasmit và gen cần chuyển tạo ra cùng một loại “đầu dính” +Sử dụng enzim ligaza để nối chúng lại thành ADN tái tổ hợp. 0,5 - Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào, làm cho phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng. 0,5 - Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp: Sử dụng thể truyền có gen đánh dấu để nhận biết dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. 0,5 Câu 5 (2,0 điểm) So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ. Ý Nội dung Điểm Chọn lọc tự nhiên Các yếu tố ngẫu nhiên - Làm thay đổi từ từ tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định (tăng tần số các alen có lợi, giảm tần số các alen có hại). - Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. - Hiệu quả tác động của chọn lọc tự nhiên không phụ thuộc vào kích thước quần thể - Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường phụ thuộc vào kích thước quần thể (quần thể càng nhỏ thì hiệu quả tác động càng lớn). - Dưới tác dụng của CLTN, thì một alen lặn có hại thường không bị loại bỏ hết ra khỏi quần thể giao phối. - Dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. - Kết quả của CLTN dẫn đến làm tăng tần số của các kiểu gen có giá trị thích nghi cao, hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới. - Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, đưa đến sự phân hoá tần số alen và thành phần kiểu gen và không có hướng, trong một số trường hợp có thể đẩy quần thể vào vòng xoáy tuyệt chủng. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6 (2,0 điểm) a. Một opêron Lac của vi khuẩn E. coli bao gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của mỗi thành phần đó. b. Làm thế nào để biết được một đột biến xảy ra ở gen điều hòa hay gen cấu trúc? Ý Nội dung Điểm a - Một operon Lac của vi khuẩn E. coli bao gồm 3 thành phần: vùng khởi động, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc Z, Y, A. - Vai trò: + Vùng khởi động: nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. +Vùng vận hành: là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. + Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A: quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào. 0,25 0,25 0,25 0,25 b - Căn cứ vào sản phẩm protein: + Nếu là đột biến gen điều hòa: Dịch mã liên tục, sản phẩm protein không bị thay đổi cấu trúc, số lượng có thể tăng hơn so với bình thường. + Nếu là đột biến gen cấu trúc: sản phẩm protein có thể bị thay đổi cấu trúc, có thể bị bất hoạt. 0,5 0,5 Câu 7 (2,0 điểm) a. Nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã. b. Phân biệt mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi. Ý Nội dung Điểm a - Nguyên nhân: Cạnh tranh là nguyên nhân chủ yếu hình thành ổ sinh thái. - Ý nghĩa: Việc hình thành ổ sinh thái riêng giúp cho các sinh vật giảm cạnh tranh và nhờ đó có thể sống chung với nhau trong một sinh cảnh. 0,25 0,25 b Đặc điểm Vật ăn thịt-con mồi Kí sinh-vật chủ Kích thước cơ thể Vật ăn thịt thường lớn hơn con mồi. Vật kí sinh thường nhỏ hơn vật chủ. Mức quan hệ Vật ăn thịt giết chết con mồi. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ. Số lượng cá thể Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn số lượng con mồi. Số lượng vật kí sinh thường nhiều hơn số lượng vật chủ. 0,5 0,5 0,5 Câu 8 (2,0 điểm) Khi lai hai thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng. Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực tế và số liệu lí thuyết của phép lai trên. Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến, với bậc tự do (n - 1) = 1; α = 0,05, χ2 (khi bình phương) lí thuyết = 3,84. Ý Nội dung Điểm - Cho rằng TLKH trong phép lai là 9: 7 (Màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung) và sự sai khác mà ta thu được trong phép lai hoàn toàn do các yếu tố ngẫu nhiên. 0,25 - Tính χ2: Kiểu hình F2 O E (O-E)2 (O - E)2/E Hoa đỏ 176 171 25 0,1462 Hoa trắng 128 133 25 0,1880 Σ 304 304 χ2 = 0,3342 1,0 → χ2 = 0,3342 <3,84 →Số liệu thực tế phù hợp với số liệu lý thuyết. (Học sinh ra kết quả χ2 = 0,3341 vẫn cho điểm tối đa) 0,75 Câu 9 (2,0 điểm) Ở một loài thực vật, cho cây lá quăn, hạt trắng lai với cây lá thẳng, hạt đỏ thu được F1 toàn cây lá quăn, hạt đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 20000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 4800 cây lá thẳng, hạt đỏ. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Ý Nội dung Điểm - Vì P khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính lá quăn, hạt đỏ ® P thuần chủng, F1 dị hợp về 2 cặp gen và các tính trạng lá quăn, hạt đỏ là trội hoàn toàn so với các tính trạng lá thẳng, hạt trắng. - Quy ước: Gen A: lá quăn; gen a: lá thẳng Gen B: hạt đỏ; gen b: hạt trắng 0,25 - Ở F2, kiểu hình lá thẳng, hạt đỏ chiếm tỉ lệ (4800/20000).100= 24% → tỉ lệ này là kết quả của hoán vị gen với tần số f ( 0<f<50%). 0,5 Sơ đồ lai: Pt/c : (lá quăn, hạt trắng) x (lá thẳng, hạt đỏ) GP : Ab aB F1 : (lá quăn, hạt đỏ) 0,25 F1 x F1 : x GF1: Ab = aB = (1 – f)/2 Ab = aB = (1 – f)/2 AB = ab = f/2 AB = ab = f/2 F2 kiểu hình lá thẳng, hạt đỏ có kiểu gen →+ 2 = 0,24 → f = 20% (Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 0,25 F1 x F1 : x GF1: Ab = aB = 40% Ab = aB = 40% AB = ab = 10% AB = ab = 10% 0,25 F2 : HS lập bảng hoặc viết tỉ lệ phân li kiểu gen 0,25 Kiểu hình: 51% lá quăn, hạt đỏ 24% lá quăn, hạt trắng 24% lá thẳng, hạt đỏ 1% lá thẳng, hạt trắng 0,25 Câu 10 (1,0 điểm) Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: + Ở giới đực: 5 cá thể mắt trắng : 3 cá thể mắt đỏ. + Ở giới cái: 3 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng. Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được sẽ như thế nào? Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến. Ý Nội dung Điểm - Vì trong phép lai, số kiểu tổ hợp giao tử ở giới đực và giới cái bằng nhau® giới cái sẽ có tỉ lệ là: 6 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt trắng. ® F2 có 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng® kết quả tương tác bổ sung ® F1 dị hợp tử 2 cặp gen. Quy ước: A-B- mắt đỏ; A-bb, aaB-, aabb mắt trắng - Ở F2 tính trạng màu mắt phân bố không đồng đều ở hai giới ® một trong hai cặp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y. P ♂aaXbY x ♀AAXBXB F1: ♂AaXBY x ♀aaXbXb Fa: 1AaXBXb 1 cái mắt đỏ 1aaXBXb 1 đực mắt trắng 1AaXb Y 2 đực mắt trắng 1aaXbY 0,5 0,25 0,25 ============Hết============
Tài liệu đính kèm: