Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học 9

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 711Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học 9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG DỰ THI CẤP TỈNH
Môn: Sinh học 9.
Câu
Nội dung
Điểm
1.
1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN?
2. Ở sinh vật nhân thực, những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
3. Nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nếu trong quá trình nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp mARN, nguyên tắc đó không được đảm bảo thì trường hợp nào là nghiêm trọng hơn?
4,0
1.
- Thành phần nguyên tố : C, H, O, N, P.
- Nguyên tắc cấu tạo : Nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại).
- Mỗi nuclêôtit (nu) được cấu tạo từ 3 thành phần : một phân tử axit photphoric, một phân tử đường C5H10O4 và một bazơnitơ trong 4 loại (Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin).
- Các nu liên kết với nhau theo một trình tự xác định nhờ các cầu nối photphodieste giữa đường 5C của nu này và nhóm photphat của nu kế tiếp tạo thành chuỗ pôlinu.
- Mỗi phân tử ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlinu xoắn song song và ngược chiều, trong đó các bazơnitơ của các nu đối diện trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
- Ở một số virut có ADN mạch đơn hở hoặc vòng. ADN – NST có dạng mạch kép hở, ADN vi khuẩn và ADN ngoài nhân mạch kép vòng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2.
- Những trường hợp gen không tạo thành cặp alen là :
+ Gen nằm trên vùng không tương đồng của cặp NST giới tính.
+ Gen ngoài nhân (gen trong ty thể, lục lạp).
+ Gen trong nhân của thể đơn bội (Rêu, dương xỉ, ong đực, ...), giao tử của thể lưỡng bội.
+ Gen trên NST bị đột biến dạng thể một nhiễm, thể một nhiễm kép.
+ Gen trên NST bị đột biến mất đoạn chứa alen tương ứng ở một trong 2 chiếc của cặp NST tương đồng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3.
- Nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là : Nguyên tắc bổ sung.
- Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN sẽ làm phát sinh gen đột biến gây rối loạn quá trình tổng hợp protein. Thông qua cơ chế nhân đôi ADN và quá trình sinh sản, gen đột biến sẽ được nhân lên và phát tán trong cơ thể, quần thể → Do đó, trường hợp này nghiêm trọng hơn.
Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã sẽ tổng hợp ra mARN có trình tự thông tin di truyền bất thường làm sai lệch thông tin di truyền mã hóa protein do gen quy đinh. Tuy nhiên, do gen vẫn bình thường và sau dịch mã mARN sẽ bị hủy nên các rối loạn chỉ xảy ra cục bộ ở một giai đoạn nào đó, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tế bào và cơ thể, không di truyền được.
* Lưu ý : Nếu HS chỉ xác định được trường hợp nào nguy hiểm hơn mà không giải thích được thì cho 0,25. Những lý giải chưa chặt chẽ, tùy trường hợp để cho điểm.
0,25
0,5
0,5
2.
1. Nêu diễn biến của thoi phân bào, màng nhân và nhân con trong quá trình nguyên phân? Nêu ý nghĩa của các diễn biến đó?
2. Trình bày các hoạt động di truyền bình thường của một cặp NST tương đồng?
3.0
1.
- Hoạt động của thoi phân bào, màng nhân và nhân con trong nguyên phân :
+ Ở kì dầu : Thoi phân bào dần được hình thành, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
+ Ở kì giữa và kì sau : thoi phân bào hoàn chỉnh cấu trúc và tham gia vào hoạt động phân chia NST về 2 cực của tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến hoàn toàn.
+ Ở kì cuối : Sau khi hoàn tất phân chia NST, màng nhân và nhân con hình thành, thoi phân bào tiêu biến.
- Ý nghĩa :
+ Sự xuất hiện của thoi phân bào ở kì đầu và tiêu biến ở kì cuối thể hiện chức năng của thoi phân bào là phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con. Nếu có bất thường trong hoạt động của thoi phân bào có thể dẫn đến rối loạn phân li NST làm phát sinh đột biến số lượng NST.
+ Sự tiêu biến của màng nhân và nhân con là để giải phóng không gian, tạo điều kiện cho việc kết nối NST vơi sợi thoi phân bào và quá trình NST di chuyển về giữa mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào rồi phân li về hai cực. Sau khi phân chia NST hoàn thành, tái xuất hiện màng nhân và nhân con để tạo ra cấu trúc nhân hoàn chỉnh, bảo vệ thông tin di truyền và tham gia chu kì tế bào tiếp theo.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
2.
- Các hoạt động di truyền bình thường cua 1 cặp NST tương đồng :
+ Tự nhân đôi của NST ở pha S kì trung gian : Mỗi NST đơn tự nhân đôi tạo thành 1 NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động.
+ Biến đổi hình thái qua các kì phân bào, bảo vệ vật chất di truyền : Bắt đầu co xoắn ở kì đầu, co xoắn cực đại ở kì giữa → kì sau, giãn xoắn ở kì cuối.
+ Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 NST kép trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I dẫn đến hoán vị gen, góp phần tạo ra sự đa dạng của giao tử.
+ Sự phân li đồng đều của mỗi NST trong cặp tương đồng về 2 cực của tế bào ở kì sau của quá trình phân chia nhân.
+ Sự tổ hợp lại của cặp NST tương đồng trong thụ tinh thông qua sự kết hợp của nhân giao tử đực và nhân giao tử cái.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3.
Ở một loài thực vật, tiến hành thụ phấn giữa 2 cây:
- Phép lai 1: Xét một cặp tính trạng, Pt/c hạt trơn và hạt nhăn, được F1 đồng loạt hạt trơn. Cho F1 tự thụ phấn, được F2 gồm 75% hạt trơn và 25% hạt nhăn.
- Phép lai 2: Xét hai cặp tính trạng, Pt/c hạt đỏ, thân cao và hạt vàng, thân thấp thu được F1 đều có hạt đỏ, thân cao. Cho F1 tự thụ phấn được F2 trong đó tỷ lệ cây hạt vàng, thân thấp là 6,25%.
- Phép lai 3: Xét cả ba cặp tính trạng, Pt/c hạt đỏ, trơn, thân cao và hạt vàng, nhăn, thân thấp thu được F1 đồng loạt hạt đỏ, trơn, thân cao. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm: 56,25% hạt đỏ, trơn, thân cao: 18,75% hạt đỏ, nhăn, thân thấp: 18,75% hạt vàng, trơn, thân cao: 6,25% hạt vàng, nhăn, thân thấp.
a. Hãy biện luận và xác định kiểu gen của P trong 3 phép lai nói trên?
b. Trong phép lai thứ 2, tách trồng riêng toàn bộ cây có hạt đỏ, thân thấp ở F2 và cho tự thụ phấn bắt buộc. Xác định tỷ lệ cây thân thấp, hạt đỏ thuần chủng thu được ở F3?
3.0
a.
- Xét phép lai 1:
+ Vì Pt/c tương phản, F1 đồng tính hạt trơn, F2 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 75% hạt trơn : 25% hạt nhăn nên suy ra tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn.
+ Quy ước : Gen A quy định hạt trơn, gen a quy định hạt nhăn.
→ Kiểu gen của Pt/c hạt trơn là AA, hạt nhăn là aa.
- Xét phép lai 2:
+ Vì Pt/c tương phản → F1 đồng tính hạt đỏ, thân cao → F2 có kiểu hình hạt vàng, thân thấp chiếm tỷ lệ 6,25% = 1/16 = ¼ hạt vàng x ¼ thân thấp nên suy ra hai cặp tính trạng màu sắc hạt và chiều cao cây di truyền độc lập, trong đó tính trạng hạt đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt vàng. Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
+ Quy ước: Gen B quy định hạt đỏ, gen b quy định hạt vàng. Gen D quy định thân cao, gen d quy định thân thấp.
→ Kiểu gen của Pt/c hạt đỏ, thân cao là BBDD và kiểu gen của P hạt vàng, thân thấp là bbdd.
- Xét phép lai 3: 
+ Vì Pt/c tương phản → F1 đồng tính hạt đỏ, trơn, thân cao → F2 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 56,25% hạt đỏ, trơn, thân cao: 18,75% hạt đỏ, nhăn, thân thấp: 18,75% hạt vàng, trơn, thân cao: 6,25% hạt vàng, nhăn, thân thấp = (75% hạt đỏ: 25% hạt vàng)(75% hạt trơn, thân cao: 25% hạt nhăn, thân thấp) → cặp tính trạng màu hạt di truyền độc lập với 2 cặp tính trạng dạng hạt và chiều cao cây di truyền liên kết.
→ Kiểu gen của Pt/c hạt đỏ, trơn, thân cao là và P hạt vàng, nhăn, thân thấp là .
0,5
0,75
0,75
b.
- Ta có:
Pt/c : Hạt đỏ, thân cao (BBDD) x Hạt vàng, thân thấp (bbdd)
GP : BD bd
F1 : 100% BbDd (hạt đỏ, thân cao)
F1 x F1 : BbDd x BbDd
GF1 : BD; Bd; bD; bd BD; Bd; bD; bd
F2: 1BBDD: 2BbDD: 2BBDd: 4BbDd: 1BBdd: 2Bbdd: 1bbDD: 2bbDd: 1bbdd
= 9 B-D- : 3B-dd : 3bbD- : 1bbdd
→ Ở F2 tỷ lệ các cây hạt đỏ, thân thấp là 1BBdd: 2Bbdd.
→ Cho tự thụ phấn sẽ được tỷ lệ cây thân thấp, hạt đỏ thuần chủng F3 là:
1/3 x 1 + 2/3 x ¼ = 3/6 = ½ (50%).
* Lưu ý: HS có thể giải và trình bày theo các cách khác nhau, nếu hợp lí và đúng kết quả thì vẫn cho điểm tối đa.
0,5
0,25
0,25
4.
Ở một cơ thể đột biến của một loài sinh vật, một tế bào sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra các tế bào con có tổng số 144 nhiễm sắc thể (NST).
a. Bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?
b. Giải thích (bằng sơ đồ) cơ chế phát sinh thể đột biến trên? Hậu quả của thể đột biến đó?
3.5
a.
- Số lượng NST trong tế bào là sơ khai được xét là 144 : 24 = 9 (NST).
+ Nếu thể đột biến thuộc dạng 2n – 1 = 9 (thể một nhiễm) thì bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 10.
+ Nếu thể đột biến thuộc dạng 2n + 1 = 9 (thể ba nhiễm) thì bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8.
+ Nếu thể đột biến thuộc dạng 3n = 9 (thể tam bội) thì bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 6.
0,25
0,25
0,25
0,25
b.
- Cơ chế phát sinh thể đột biến dạng 2n – 1 từ thể lưỡng bội 2n = 10.
P : 2n = 10 x 2n = 10
 Giảm phân bình thường 1 cặp NST không phân li
GP : n = 5 n – 1 = 4 ; n + 1 = 6 ; ...
 thụ tinh
F1 : 2n – 1 = 9
- Cơ chế phát sinh thể đột biến dạng 2n + 1 từ thể lưỡng bội 2n = 8.
P : 2n = 8 x 2n = 8
 Giảm phân bình thường 1 cặp NST không phân li
GP : n = 4 n + 1 = 5 ; n - 1 = 3 ; ...
 thụ tinh
F1 : 2n + 1 = 9
- Cơ chế phát sinh thể đột biến dạng 3n từ thể lưỡng bội 2n = 6.
P : 2n = 6 x 2n = 6
 Giảm phân bình thường Bộ NST nhân đôi nhưng không phân li
GP : n = 3 2n = 6 ; n = 3 ; ...
 thụ tinh
F1 : 3n = 9
- Hậu quả của đột biến lệch bội dạng 2n + 1 ; 2n – 1 : Làm biến dạng hình thái của một số cơ quan, bộ phận trên cơ thể ; làm giảm sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến, thậm chí gây chết.
- Hậu quả của đột biến đa bội dạng 3n : Làm tăng mạnh quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào và cơ thể, làm cho tế bào và cơ quan sinh dưỡng có kích thước to lớn hơn bình thường, thể đột biến có thời gian sinh trưởng kéo dài, năng suất cao, phẩm chất tốt hơn so với thể lưỡng bội. Dạng đột biến này thường làm mất khả năng sinh sản hữu tính của cơ thể, tạo quả không hạt. Ở động vật, đột biến này thường gây chết.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5.
Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh X ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn:
Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Tính xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III mang gen gây bệnh X?
2,5
- Vì bố mẹ vợ bình thường, sinh con gái (chị em với người vợ) bị bệnh X, mà sự di truyền của bệnh do 1 gen có 2 alen quy định nên suy ra tính trạng bị bệnh X do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
- Quy ước: Gen A quy định tính trạng bình thường, gen a quy định tính trạng bị bệnh X.
- Kiểu gen của bố mẹ vợ là Aa → Xác suất kiểu gen của người vợ có thể là 1/3 AA hoặc 2/3 Aa. (1)
- Tương tự, xác suất kiểu gen của mẹ chồng có thể là 1/3 AA hoặc 2/3 Aa. Kiểu gen của bố chồng là AA (theo đề bài).
- Ta có P: ♀ (1AA: 2Aa) x ♂ (AA) → F1: 2AA: 1Aa.
→ Xác suất kiểu gen của người chồng có thể là 2/3 AA hoặc 1/3 Aa. (2)
- Từ (1) và (2) → Xác suất đứa con đầu lòng của hai vợ chồng này mang gen bệnh là: 1 – AA = 1 – 2/3 x 5/6 = 8/18 = 4/9.
* Lưu ý: HS có thể giải và trình bày theo các cách khác nhau, nếu hợp lí và đúng kết quả thì vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
6.
1. Mức phản ứng là gì? Mức phản ứng có di truyền không ? Tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng, tính trạng nào có mức phản ứng rộng, tính trạng nào có mức phản ứng hẹp ?
2. Nêu 3 phương pháp tạo giống cây trồng mới mà em biết ? Muốn nghiên cứu mức phản ứng của kiểu gen ở thực vật thì phải làm gì ? 
3. Công nghệ sinh học là gì ? Gồm những lĩnh vực nào 
4,0
1.
- Mức phản ứng la giới hạn thường biến của kiểu gen. 
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.
-Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
0,25
0,25
0,25
2.
- 3 phương pháp tạo giống mới ở cây trồng:
+ Gây đột biến bằng consixin để tạo giống cây đa bội.
+ Ứng dụng kĩ thuật gen để tạo giống cây biến dổi gen. 
+ Lai hữu tính và chọn tạo giống mới từ biến dị tổ hợp.
- Muốn nghiên cứu mức phản ứng của kiểu gen ở thực vật thì phải tạo ra các kiểu gen giống nhau bằng cách sinh sản sinh dưỡng hoặc nhân giống vô tính trong ống nghiệm, sau đó đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau và nghiên cứu sự biểu hiện của kiểu hình.
* Lưu ý: HS có thể nêu các phương pháp khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,25
0,25
0,5
3
- Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại bao gồm:
+ Công nghệ lên men.
+ Công nghệ enzim.
+ Công nghệ tế bào.
+ Công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi.
+ Công nghệ gen. 
+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
+ Công nghệ sinh học y – dược.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_CHON_HSG_9.doc