Dàn bài viết tập làm văn số 5,6,7 Ngữ văn lớp 8 phần Văn nghị luận

docx 23 trang Người đăng dothuong Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dàn bài viết tập làm văn số 5,6,7 Ngữ văn lớp 8 phần Văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn bài viết tập làm văn số 5,6,7 Ngữ văn lớp 8 phần Văn nghị luận
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 8
(làm tại lớp)
I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
II. GỢI Ý DÀN BÀI
Đề 1:
a) Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc ta.
- Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất lớn.
b) Thân bài.
- Vai trò của Lí Công Uẩn:  
+ Thẳng thắn và cặn kẽ chỉ ra những hạn chế của viẹc định đô lâu ở Hoa Lư.
+ Khẳng định việc dời đô là tuân theo “mệnh trời” - đó là một cái nhìn thấu suốt lịch sử bằng tài năng và bằng tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
+ Nhìn ra những thuận lợi mang tính dài lâu của nơi định đô mới.
- Vai trò của Trần Quốc Tuấn:
+ Phân tích mục đích viết bài hịch của Trần Quốc Tuấn.
+ Tác dụng của những lời khích lệ của người tướng quân đối với binh sĩ và với vận mệnh quốc gia.
c) Kết bài.
Khẳng định lại vai trò của các vị vua anh minh, của các vị tướng soái đối với vận mệnh của dân tộc.
Đề 2:
a) Mở bài.
- Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
- Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.
b) Thân bài.
- Giải thích câu nói: Thế nào là “Học đi đôi với hành”?
- Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
+ Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
+ Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.
- Tác dụng của việc học đi đôi với hành.
+ Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
+ Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.
- Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phe phán thói học vẹt, học chay, lười học,
c) Kết bài.
Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.
Đề 3:
a) Mở bài.
- Giới thiệu câu nói của Go-rơ-ki.
- Nêu ý nghĩa của câu nói.
b) Thân bài.
- Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?
+ Sách lưu giữ tri thức của nhân loại hàng ngàn năm nay.
+ Sách là nguồn cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian.
- Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?
+ Sách ở đây ý nói là sự học.
+ Cuộc sống luôn cần tri thức không chỉ để mở mang hiểu biết mà trước hết, nó giúp chúng ta có một cái nghề chân chính để tồn tại.
+ Cuộc sống càng phát triển, người ta càng cần phải học tập nhiều hơn.
+ Nêu những tác dụng của sách.
- Bài học rút ra cho bản thân:
+ Phải yêu quý và trân trọng sách.
+ Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả.
c) Kết luận.
Khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta.
 Bài viết số 6 lớp 8 
đề 1: Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.
Bài làm
1) Mở bài:
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
2) Thân bài:
 Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
 Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi", "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 "An thiên cỗ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
3) Kết bài:
Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
 Bài viết số 6 lớp 8 đề 2: 
 Câu nói của M. Go-rơ-ki " Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" . gợi cho em suy nghĩ gì ?
Bài làm
1.Mở Bài :
Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người....)
Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được....
Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách...”
2.Thân Bài:
Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không?....
Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?
Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại
Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc....
Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.
Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn
Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...
Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức.....)
Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.
Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,dốt nát,mất tự do
 3. Kết Bài:
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn
Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.
 Bài viết số 6 lớp 8 
Đề  3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”
Bài làm
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử  đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành”  có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của  bạn bè,  qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng  các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ  mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với  nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”.  Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.
Ngược lại, nếu mọi người  biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải  thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH
 (làm tại lớp)
I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Giới thiều về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,).
Đề 4: Giới thiệu một loài hoa (như hao đào, hoa mai,) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,).
Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,).
II. GỢI Ý DÀN DÀI
Đề 1:
a) Mở bài.
Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó.
b) Thân bài.
- Miêu tả hình dáng, màu sắc;
- Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng hay vật dụng đó;
- Công dụng của đồ vật;
- Cách sử dụng đồ dùng hay vật dụng đó;
c) Kết bài.
- Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với con người nói chung.
Đề 2:
a) Mở bài.
Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
b) Thân bài.
- Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,
- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,).
c) Kết bài.
Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
Đề 3:
a) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
- Giới thệu về các phần các mục của văn bản.
- Công dụng của văn bản.
- Cách làm.
- Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.
b) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý:
- Đặc điểm của thể loại:
+ Về cấu trúc.
+ Về âm thanh.
+ Về nhịp điệu.
+ Số câu, số chữ.
+ Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.
- Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.
Đề 4:
a) Mở bài. 
Giới thiệu tên loài hoa hay loài cây mà em yêuthích.
b) Thân bài.
Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của loài cây, loài hoa.
- Hoa (cây) có đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, hoa, nụ, quả.
- Vai trò, tác dụng của loài hoa hay loài cây đó là gì: làm cảnh, trang trí cho đẹp; làm thuốc; lấy quả,(nếu dẫn ra được các số liệu cụ thể thì càng tốt).
c) Kết bài.
Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với loài hoa hay loài cây mà mình yêu thích. Cũng có thể nêu ra những bài học về sự thích thú và ích lợi của cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Đề 5:
a) Mở bài.
Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh (một loài chim quý, một vật nuôi trong gia đình).
b) Thân bài.
Thuyết minh về đặc điểm, vai trò của loài vật:
- Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, các bộ phận cụ thể của loài vật bằng một giọng văn hớn hở và thích thú.
- Giới thiệu những tập tính của loài vật (cách ăn, ngủ, sinh sản,).
- Vai trò, công dụng của loài vật đó đối với đời sống con người.
c) Kết bài.
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó.
Đề 6:
a)Thuyết minh về một sản phẩm cần chú ý làm nổi bật các ý sau:
- Hình dáng, màu sắc của sản phẩm;
- Nguyên liệu tạo nên sản phẩm;
- Cách làm, nơi làm ra sản phẩm đó;
- Các bộ phận, các phần của sản phẩm;
- Công dụng;
- Giá trị văn hoá của sản phẩm;
b) Thuyết minh về một trò chơi, cần tập trung làm rõ các ý:
- Xuất xứ của trò chơi.
- Miêu tả cách chơi:
+ Công đoạn chuẩn bị (ví dụ cách làm diều, các bộ phận của con diều).
+ Khi tiến hành trò chơi.
- Ý nghĩa văn hoá của trò chơi.
.
 ĐỀ BÀI THAM KHẢO TLV SỐ 7 
Đề 1: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước.
Đề 2: Văn học và tình thương.
Đề 3: Hãy nó không với các tệ nạn.
II. GỢI Ý DÀN BÀI
Đề 1:
a) Mở bài.
Dẫn dắt vào đề bằng lời dạy của Bác Hồ. Nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.
b) Thân bài.
- Tại sao nói “Tuổi trẻ là tương lai đất nước”?
+ Tuổi trẻ bao giờ cũng dồi dào sức khoẻ, có đủ nhiệt tình để cống hiến cho quê hương, đất nước.
+ Tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ và sự sáng tạo.
+ Có nhiệt huyết, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân để đến những nơi khó khăn và làm những việc khó.
- Tuổi trẻ nước ta trong quá khứ đã cống hiến cho đất nước như thế nào? (kể về một số tấm gương mà em biết, như: Trạng Hiền, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Bá Khánh Trình,).
- Tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho đất nước?
+ Ra sức học tập.
+ Tham gia tích cực các hoạt động xã hội.
+ Thi đua lập thành tích trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Chủ động tiếp nhận và gánh vác dần những công việc của thế hệ trước.
- Tuổi trẻ cũng cần khắc

Tài liệu đính kèm:

  • docxDan_bai_viet_so_567_van_8.docx