Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS

doc 9 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Hà Nội.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Mỹ Đức.
Trường: Trung học cơ sở Hương Sơn.
Địa chỉ: Hương Sơn - Mỹ Đức – Hà Nội.
Điện thoại: 0983 849 136; 0433 849 115
Email: tathiluongc2hs@gmail.com
Tên tình huống : “AN TOÀN GIAO THÔNG.”
Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ Văn.
Các môn học tích hợp: Toán, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công dân.
Thông tin về học sinh (hoặc nhóm không quá 02 học sinh):
+ Họ và tên : TẠ THỊ HÀ CHI Ngày sinh: 5/5/2000 Lớp: 9A2
 + Họ và tên : NGUYỄN THỊ NINH Ngày sinh: 12/ 9/ 2000 Lớp 9A2
I. Tên tình huống : “AN TOÀN GIAO THÔNG”
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
 Trong hai thập kỉ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế là sự gia tăng về thu nhập, mức độ sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông cơ giới. Đặc biệt là xe máy và xe ô tô con cũng như hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Thế nhưng trình độ quản lí và trình độ tham gia giao thông của người dân lại chưa phát triển tương xứng. Đó là nguyên nhân cơ bản khiến cho số lượng và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông tăng nhanh. Ngày nay, vấn đề “An toàn giao thông” là một vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội, gây tổn thất lớn về sinh mạng và tài sản của cả cộng đồng. Bởi vậy, ngay bây giờ, tôi, các bạn, tất cả chúng ta cần bàn luận và đưa ra giải pháp để giải quyết tình huống cấp thiết này. 
 III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
 1. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tai nạn giao thông:
 Trước tiên, chúng ta sẽ cùng khảo sát một lượt tình hình giao thông ở nước ta hiện nay – cũng chính là những nguyên do dẫn đến tai nạn giao thông. Và nguyên do cần kể đến đầu tiên đó là ý thức chấp hành Luật giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất kém. Theo điều tra của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, gần 80% số người bị xử lí có độ tuổi từ 16 đến 35, gần 80% sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% sinh viên điều khiển xe sai kĩ thuật. Đặc biệt, nhiều học sinh Trung học phổ thông không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy phân phối lớn đến trường. Thực tế cho thấy, địa phương nào chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục về luật giao thông thì tai nạn giao thông giảm hẳn. Những điều có thể coi là thiếu văn hóa và không đáng có nhưng lại xảy ra rất phổ biến trên đường phố. Qua các con số thống kê cho thấy, thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông có đến hơn 80% đều thuộc lỗi chủ quan của người tham gia giao thông, của những con người có thể nói là “tệ nạn xã hội” như đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu,... Con số này nói lên rằng, ý thức chấp hành luật pháp cũng như nếp sống văn hóa của người tham gia giao thông còn rất kém. Điều này thuộc về việc Đào tạo- Cấp bằng cho người điều khiển các phương tiện giao thông ở nhiều nơi bị buông lỏng và sơ sài. 
 Và một vấn đề nổi cộm hiện nay đó là giáo dục “An toàn giao thông” trong các nhà trường, đặc biệt là tại các trường học phổ thông cơ sở, trường Tiểu học, kể cả trường Mầm non chưa đạt hiệu quả cao.
 Bên cạnh đó, vấn đề về chất lượng cơ sở hạ tầng đến nay vẫn là một mối lo lắng đối với các nhà lãnh đạo. Theo thống kê, đường huyện có chiều dài tổng cộng trên 40000 km, trên 300 chiếc cầu có chiều dài trên 400 km. Đường xã, làng trên 130.000 km, đường nội thị và đường chuyên dùng gần 9.000 km, đường sông 3.570 km. Như vậy số km đường giao thông huyện, thôn đã được xây dựng tăng lên qua các năm. Năm 1996, cả nước có 87.251 km đường giao thông nông thôn thì đến năm 2000 cả nước đã có 172.520 km. Điều này thể hiện Đảng và Nhà nước đã chú trọng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây. Song, chúng vẫn còn chưa đủ, nghèo nàn và rất kém chất lượng. Nếu đánh giá chất lượng mặt đường, nền đường theo loại tốt, xấu thì trong tổng số 17.225 km đường nông thôn thì chất lượng nền, mặt đường loại xấu chiếm 65%, chỉ khoảng 6% được đánh giá là đường tốt. Không chỉ không đủ độ nhẵn, phẳng thậm chí chiều rộng không đủ cho các làn đường phân cách. Rồi đến các biển báo cũng kém chất lượng và đặt chỗ không thích hợp.
 Xuôi dòng lịch sử, vào những năm 1945 Nếu thời kì đó chúng ta phải liên tiếp chống lại ba loại giặc là: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm thì cho đến ngày nay chúng ta vẫn luôn phải chiến đấu với một loại giặc rất hùng mạnh đó là thiên tai. Do vị trí địa lý với khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng gây ra những thiệt hại to lớn cho cơ sở hạ tầng. Nhưng điều kiện khí hậu chỉ là một tác nhân rất nhỏ trong số đó, chủ yếu là do ý thức con người. Tất cả đã vô tình gây nên những vụ tai nạn đáng thương tiếc xảy ra để lại bao thương đau mất mát cả về người và của.
2. Thực trạng:
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta đã biết vô số những vụ tai nạn hết sức nghiêm trọng. Gần đây nhất: khoảng 12h ngày 16-12 một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra tại khu vực cầu Nước Mặn ( xã Đông Hải, Tiên Yên, Quảng Ninh).Vụ tai nạn đã khiến ít nhất 6 người chết và 10 người bị thương. 
Hay, vụ tai nạn xảy ra trước ngã ba Đặng Tiến Đông- Tây Sơn ( Đống Đa, Hà Nội) khoảng 21h ngày 9-12 khiến hai người tử vong tại chỗ. Gấp bảy lần như thế với 14 người thiệt mạng trong vụ xe khách ở Lào Cai- một vụ tai nạn thảm khốc. Ước tính nước ta mỗi ngày trung bình có từ 25 đến 30 người chết.
Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi mạnh sống của con người mà nó còn ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lí. Theo góc độ sinh học, gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì tai nạn giao thông ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, tình cảm. Tai nạn giao thông tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông. Làm gây rối trật tự an ninh: kẹt xe, ùn tắc dẫn đến trễ giờ làm, tiêu tốn thời gian lao động. Đồng thời đó cũng là một cơ hội tốt để bọn kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giậtTai nạn giao thông xảy ra cũng để lại thiệt hại với số tiền không hề nhỏ, bao gồm chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, những thiệt hại về phương tiện giao thông hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra và làm rõ sự việc, Bên cạnh đó, nạn ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra để lại hàng tấn khí bụi, các chất độc hại thải ra từ các động cơ chưa được pha loãng với nồng độ cao tác động thực tế còn lớn hơn nhiều so với số liệu đo đạc được. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da và niêm mạc mắt, miệnggây ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của con người.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
 Tuy nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục tình trạng tai nạn giao thông và ý thức của người tham gia giao thông cũng không ngừng được nâng cao nhưng tình trạng tai nạn giao thông vẫn tiếp tục diễn ra như một điều tất yếu của cuộc sống. Vì thế chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa đưa ra những biện pháp thiết thực và phải quyết tâm đạt được điều đó. Điều này phải đòi hỏi có sự chung sức của toàn cộng đồng, xã hội thì chúng ta mới có thể đem lại cuộc sống tốt đẹp, tương lai sáng lạn cho bản thân, gia đình và tất cả mọi người.
 “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công”
 (Hồ Chí Minh)
 Đối với những người điều khiển phương tiện chúng ta nên dùng biện pháp khác nhau để kêu gọi mọi người phải có tinh thần tự giác, biết tôn trọng nhau và tôn trọng luật giao thông. Ý thức của con người tham gia giao thông đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Nếu mọi người chấp hành tốt các luật lệ giao thông thì cuộc sống của chúng ta như một vòng tuần hoàn luân chuyển rất nhịp nhàng, không có bất cứ một bức tường nào cản trở, sẽ không còn tình trạng ùn tắc giao thông gây khó chịu, bức bối cho người điều khiển nữa. Không chở hàng cồng kềnh, đội mũ bảo hiểm cũng là một vũ khí trang bị tốt khi rủi ro không may xảy ra. Để giảm thiểu, hạn chế những tai nạn giao thông do lạm dụng bia rượu gây ra cũng cần nâng cao ý thức của họ. Hay nói cách khác họ cũng đã vi phạm nồng độ cồn. Tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ quy định về nhóm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới, trong đó có “hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit hoặc 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Điều này yêu cầu cũng phải được xử lí nghiêm.”
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
 Ngoài việc tích cực vận động tuyên truyền và thúc đẩy mọi người chấp hành đúng, thực hiện tốt Nghị định 36CP của Thủ tướng Chính phủ thì một trong những biện pháp vô cùng hiệu quả đó là công tác điều tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông.Việc tuần tra liên tục này vừa là một mối răn đe, đồng thời cũng góp phần hình thành một nếp sống văn hóa, văn minh. Ông cha ta thường nói:
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn dại thơ”
 Vậy nên chúng ta có thể hình thành những nhận thức này vào tâm trí của đứa trẻ ngay khi chúng còn bé. Mới đầu có thể sẽ là những trò chơi làm quen để các em tiếp cận dần và không tạo áp lực cho chúng.
* Mô tả quá trình thực hiện tình huống:
Trong giờ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tổ chức cuộc thi về vấn đề “An toàn giao thông” cho các bạn học sinh Trường Trung học cơ sở Hương Sơn để từ đó các bạn hình thành ý thức khi tham gia giao thông và cũng từ đó mỗi Đội viên chúng em sẽ có ý thức kỉ luật tốt hơn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
* Các tư liệu, thiết bị được sử dụng trong việc giải quyết tình huống:
a. Màn khởi động: Hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” của tác giả Hoàng Văn Yến.
b. Câu hỏi tình huống: Qua bài hát trên, em thấy khi tham gia giao thông trên đường phố có đèn tín hiệu thì loại đèn nào được phép đi qua?
 Dẫn dắt các bạn học sinh trường THCS Hương Sơn tham gia hội vui.
 HỘI VUI: CHỦ ĐỀ: “AN TOÀN GIAO THÔNG”
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Giáo dục trật tự an toàn giao thông cho các bạn học sinh trong trường là góp phần đem lại sự an toàn cho các bạn cũng là góp phần để cho lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở chúng em nói chung khi tham gia giao thông, bởi lẽ “An toàn là bạn – Tai nạn là thù” ai cũng hiểu rõ điều đó. Và trong thực tế trên địa bàn xã Hương Sơn nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô, với mật độ rất lớn, chất lượng đường xá lại chưa được bảo đảm. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em nhỏ, một bạn học sinh đi ra đường mà không chấp hành đúng các quy định về An toàn giao thông và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai nạn.
* Cụ thể: 
- Nắm được quy định đối với người tham gia giao thông.
- Đi bên phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy)
- Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
- Khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường.
- Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc đi từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
 * Đặc biệt giáo dục các bạn học sinh: 
 -Không được đuổi nhau trên đường.
- Không được nô đùa, chơi, chạy nhảy trên đường.
- Đi xe đạp đúng với độ tuổi và vóc dáng
- Không rẽ đột ngột, quay đầu xe
- Không lạng lách, đánh võng , không dàn hàng hai, hàng ba, hàng bốn trên đường.
* Lời kiến nghị:
 Ngoài ra nhóm em cũng có một số kiến nghị với các quý ban Ngành, Bộ Giao thông vận tải một số vấn đề sau:
- Về cơ sở hạ tầng, cần xây dựng chất lượng, kiên cố. 
- Nên mở rộng làn đường, nhất là những con đường chính tập trung nhiều người qua lại và phải đảm bảo độ nhẵn, phẳng. 
- Loại bỏ tất cả các yếu tố xâm hại, cản trở đến việc giao thông. 
- Cần có chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông dài hạn, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. 
- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật lệ giao thông, những người nhận hối lộ rồi mang cái tư tưởng với khái niệm: “ thôi cho qua”. Điều đó sẽ làm lời nói của các cấp chính quyền nói chung và các cán bộ công an nói riêng dần mất đi trọng lượng.
 Tình trạng mất trật tự an toàn giao thông với các vụ tai nạn đã trở nên nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu tác động tới sức khỏe cộng đồng và xã hội. Những cái chết vô lí của hàng vạn con người trong những năm qua là nỗi đau của cả dân tộc và là điều không thể chấp nhận được. Vậy nên mỗi chúng ta hiện nay, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy tận dụng thời gian tìm hiểu những Luật pháp “An toàn giao thông”, phục vụ cho cuộc sống sau này của mình. Tích cực tham gia các hoạt động Đội của trường, lớp với các chủ đề “AN TOÀN LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI”. 
 Trên đây là cách vận dụng kiến thức liên môn với tình huống “AN TOÀN GIAO THÔNG” mà nhóm em dự thi. Kính mong các thầy cô giáo đọc và đóng góp ý kiến cho chúng em để chúng em có thêm nhiều kiến thức khi tham gia giao thông. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hương sơn, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Người viết
Tạ Thị Hà Chi
Nguyễn Thị Ninh

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_toan_6.doc