Trường trung học cơ sở Vĩnh Thành Họ và tên : Đặng Võ Toàn . Lớp :9A Cuộc thi: Em Yêu Lịch Sử Việt Nam Bài Làm Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Em hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó. Trả lời : Vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ 7 của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương: Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một nhà. Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt là điều em tâm đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay và cả mai sau. Trong 7 di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận có lẽ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản có sức sống mạnh mẽ nhất, đồng thời cũng là loại hình có khả năng phát triển nhiều nhất. Bởi không giống như các di sản khác đã được công nhận có yếu tố vùng miền tác động, tín ngưỡng thờ Hùng Vương không phân biệt vùng miền, giới tính hay độ tuổi mà được lớp lớp các thế hệ người dân Việt Nam dù đang sinh sống trên mảnh đất này hay cả những người con xa quê hương vẫn đang âm thầm kế thừa và phát triển. Câu 2: Em hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Trả lời: Cách đây gần 40 năm, ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển. Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp” Ngày 30/4 là ngày hoà hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường Hoà hợp dân tộc đã hoá giải xung đột, xoá bỏ hận thù, giải phóng nội lực để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Ý chí quyết chiến quyết thắng thôi thúc chúng ta khôg cam chịu cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay Và nữa, bài học từ phát huy sức mạnh hoà hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta tiếp tục có những chính sách khuyến khích hiền tài, khơi nguồn lực của toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó. Trả lời : Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Vị Thánh Tương Hiền Minh Triều Trần là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái", đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng...đã làm cho tên tuổi ông bất tử Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà. Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương em có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Em hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà em ấn tượng nhất. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó? Trả lời: * Ở tỉnh Nghệ An có dân ca hò ví dặm đã được UNESCO công nhận la di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Di tích quê nội quê ngoại của Bác Là di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận * Để bảo tồn cần phải : - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý di sản giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ; Đặc biệt chú ý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ và công nghệ thông tin. - Xây dựng cơ chế hoạt động và Quy chế quản lý các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên một cách hiệu lực, hiệu quả. Yêu cầu mọi cơ chế, quy chế phải thể hiện được tính pháp luật và tính thực tế trong các địa phương trên cả nước. - Tích cực tuyên truyền, giáo dục nhằm không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở Nghệ An. Từ đó, tạo ra sức mạnh tổng hợp và trách nhiệm trong hệ thống chính trị các cấp. - Nghiêm túc tổ chức thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ và quy định về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong tình hình hiện nay. Nếu kết quả thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, tuyên dương; Nếu thực hiện kém, tiêu cực, gây hậu quả thì xử lý theo pháp luật. - Xã hội hoá công tác văn hoá theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá và giá trị di sản thiên nhiên trên địa bàn, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy Nghệ An phát triển nhanh và bền vững. - Xếp loại cụm di sản văn hoá và di sản thiên nhiên, hình thành các tuor du lịch trong tỉnh với các tuor du lịch trong khu vực Bắc miền Trung và cả nước. Lấy các trung tâm du lịch của tỉnh, như: Nam Đàn, Cửa Lò, Thành phố Vinh, Nghĩa Đàn, Con Cuông làm điểm xuất phát và hướng dẫn du khách tham quan. * Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải: - Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn. - Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội, về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng. - Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan, - Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế. - Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục Câu 5: ”Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Em hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo em, cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử ? Trả lời: Hai câu nói trên là của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau. Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay. * Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết: - Người dạy phải là người yêu thích lịch sử. - Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt. - Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp. - Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính
Tài liệu đính kèm: