Chuyên đề Từ trường, cảm ứng từ Vật lí lớp 11

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Từ trường, cảm ứng từ Vật lí lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Từ trường, cảm ứng từ Vật lí lớp 11
CHỦ ĐỀ: TỪ TRƯỜNG – CẢM ỨNG TỪ
Stt
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
NHỮNG NĂNG LỰC CẦN BỒI DƯỠNG
ĐỊNH HƯỚNG
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
CÂU HỎI/ BÀI TẬP (công cụ đánh giá)
HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1
Từ trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì?
[Thông hiểu]
+ Từ trường là một dạng vật chất
Tồn tại xung quanh nam châm,xung quanh dòng điện và điện tích chuyển động.
+Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm ,dòng điện và các điện tích chuyển động trong nó.
+Để nhận biết sự tồn tại của từ trường người ta dùng nam châm thử.
K1. 
- Nêu được khái niệm từ trường. 
-Nhận biết được biểu hiện của từ trường trong các trường hợp cụ thể.
HĐ 1:
 Nghe giáo viên trình bày.
1.1-1
1.1-2
1.1-3
-Kiểm tra miệng.
- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm.
-Kiểm tra viết (15’;45’)
2
Định nghĩa về tương tác từ
[Thông hiểu]
Tương tác từ là tương tác giữa nam châm với nam châm,giữa nam châm với dòng điện,giữa dòng điện với dòng điện
K2:
Phân biệt tương tác từ với các loại tương tác khác
HĐ 2:
 Nghe giáo viên trình bày và nêu các ví dụ.
1.2-1
1.2-2
-Kiểm tra miệng.
- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm.
-Kiểm tra viết (15’;45’)
3
Định nghĩa Đường sức từ
[Thông hiểu]
- Để mô tả từ trường trong một miền không gian người ta dùng đường sức từ.
-Đường sức từ là đường được vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm trên đường ấy trùng với trục của nam châm thử đặt tại điểm ấy và có chiều đi từ nam sang cực bắc của nam châm thử
-Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
K1:
- Khái niệm về đường sức từ.
-Các tính chất của đường sức từ: 4 tính chất.
- Thế nào là từ trường đều.
 - Đặc điểm đường sức từ của từ trường đều.
P6:
- Nơi nào từ trường được coi gần đúng là từ trường đều.
HĐ 3:
-Nghe giáo viên trình bày và nêu các ví dụ.
-hình ảnh của đường sức từ được mô tả bằng từ phổ (có thí nghiệm minh họa)
1.3-1
1.3-2
-Kiểm tra miệng.
- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm.
-Kiểm tra viết (15’;45’)
4
Phát biểu được định nghĩa cảm ứng điện từ 
[Thông hiểu]
Cảm ứng từ tai một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực từ của từ trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực từ F tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ tại điểm đó và tích số I.l .
Trong đó :
-B là cảm ứng từ tại điểm ta xét.
-I là cường độ dòng điện.
- l là độ dài của đoạn dây mang dòng điện.
[Vận dụng]
+Xác định được độ lớn cảm ứng từ khi biết lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đăt vuông góc với đường sức từ:
+ Cảm ứng từ là một đại lượng vectơ : 
Vectơ có :
-Điểm đặt tại điểm đang xét
-Có phương trùng với phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đang xét.
-Chiều trùng với chiều từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử.
-Trong hệ SI, đơn vị đo cảm ứng là Tesla (T)
- K1:
-Định nghĩa về cảm ứng từ ,vec tơ cảm ứng từ. Đơn vị.
K2:
- Hiểu được véc tơ cảm ứng từ cả về ý nghĩa mặt định tính và định lượng
-Vận dụng cộng thức để giải các bài toán đơn giản.
-Giải thích được các đại lượng trong biểu thức.
Hđ 4:
+Làm thí nghiệm (hoặc mô tả thí nghiệm)
1.4-1
1.4-2
1.4-3
-Kiểm tra miệng.
- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm.
-Kiểm tra viết (15’;45’)
5
Nguyên lý chồng chất từ trường
Nếu tại một điểm trong gian có từ trường do nhiều dòng điện hoặc nhiều nam châm gây ra: ,...
Thì véc tơ cảm ứng từ tại đó là tổng hợp của các véc tơ thành phần:
-Biết sử dụng các quy tắc tổng hợp véc tơ để giải các bài toán đơn giản trong các trường hợp hai véc tơ thành phần:
+cùng phương,cùng chiều.
+cùng phương,ngược chiều.
+vuông góc nhau.
HĐ 3:
-Nghe giáo viên trình bày và nêu các ví dụ.
1.5-1
1.5-2
1.5-3
1.5-4
-Kiểm tra miệng.
- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm.
-Kiểm tra viết (15’;45’)
CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC.
Sau đây là một số câu hỏi, bài tập dùng làm công cụ kiểm tra đánh giá năng lực cần bồi dưỡng cho HS trong chủ đề . 
Nhóm K:
1.1-1. Từ trường là gì?
1.1-2. Làm sao để nhận biết được có sự tồn tại của từ trường.
1.3-1. cảm ứng từ là gì? Đơn vị.
1.2-1. Phát biểu nào sau đây là sai?
Lực từ là lực tương tác:
A. Giữa hai nam châm
B. Giữa hai điện tích đứng yên
C. Giữa hai dòng điện
D. Giữa một nam châm và một dòng điện
1.3-1. Đường sức từ là gì?
1.1-3. Nêu tính chất cơ bản của từ trường?
1.2-1. Nêu đặc điểm của đường sức từ?
1.3-1. Cho biết cảm ứng từ của nhiều dòng điện gây ra tại một điểm?
1.3-2 Phát biểu nào sau đây về đường sức từ là không đúng:
A. Tại một điểm bất kì trong từ trường có thể vẽ được một đường sức đi qua nó
B. Các đường sức từ là những đường không khép kín.
C. Các đường sức không cắt nhau 
D. Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn
P6:
Câu 1:Đường sức từ cho biết:
	A. hướng của từ trường tại một điểm nằm trên đường sức ấy.
	B. độ mạnh yếu của từ trường tại điểm đang xét.
	C. độ lớn lực từ tác dụng lên nam châm thử đặt trên đường ấy
	D. hướng của lực từ tác dụng lên nam châm thử đặt tại một điểm trên đường sức ấy.
Câu 2: Tại một điểm M nằm trong từ trường có 2 vec tơ cảm ứng từ , 
Viết biểu thức tính độ lớn của véc tơ cảm ứng từ tổng hợp tại M trong các trường hợp sau:
a) , vuông góc nhau
b) , cùng phương, cùng chiều
c) , cùng phương, ngược chiều
d) , hợp nhau một góc 
Áp dụng : Với B1 = 2.10-4 T, B2 =4.10-4 T.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay_hoc_theo_nang_luc.doc