Chuyên đề Toán Lớp 3: Tìm x (Phần 1)

pdf 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 360Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Toán Lớp 3: Tìm x (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Toán Lớp 3: Tìm x (Phần 1)
1918
b.Các bài toán tìm x cơ bản:
Ví dụ 1: Tìm x biết: 482 + x = 1950
Phân tích: Số hạng đã biết là 482, số hạng chưa biết là x, tổng là
1950. Chúng ta đang muốn tìm x, tức là tìm số hạng chưa biết, ta
lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Bài làm: 482 + x = 1950
x = 1950 – 482
x = 1468.
Ví dụ 2: Tìm x biết: 823 – x = 342
Phân tích: Số bị trừ là 823, số trừ là x, hiệu là 342. Chúng ta đang
muốn tìm x, tức là tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Bài làm: 823 – x = 342
x = 823 – 342
x = 481
Ví dụ 3: Tìm x biết: x – 45 = 82
Phân tích: Số bị trừ là x, số trừ là 45, hiệu là 82. Chúng ta đang
muốn tìm x, tức là tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Bài làm: x – 45 = 82
x = 82 + 45
x = 127
Ví dụ 4: Tìm x biết: x × 4 = 232
Phân tích: Thừa số chưa biết là x, thừa số đã biết là 4, tích là 232.
Chúng ta đang muốn tìm x, tức là tìm thừa số chưa biết, ta lấy
tích chia cho thừa số đã biết.
Bài làm: x × 4 = 232
x = 232 : 4
x = 58
CHUYÊN ĐỀ 
THÁNG 10: 
TÌM X - LỚP 3 (PHẦN 1)
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10: TÌM X - LỚP 3 (PHẦN 1)
Kiến thức cần nhớ và các bài toán cơ bản
a. Kiến thức cần nhớ:
Các phép tính trong toán học:
Phép cộng: Số hạng + số hạng = tổng.
Phép trừ: Số bị trừ – số trừ = hiệu.
Phép nhân: Thừa số × thừa số = tích.
Phép chia: Số bị chia : số chia = thương.
Từ đó, chúng ta có:
Số hạng chưa biết= tổng – số hạng đã biết.
Số bị trừ = hiệu + số trừ.
Số trừ = số bị trừ – hiệu.
Thừa số chưa biết = tích: thừa số đã biết.
Số chia = số bị chia: thương.
Số bị chia = thương × số chia.
2120
Ví dụ 5: Tìm x biết: x : 5 = 35
Phân tích: Số bị chia là x, số chia là 5, thương là 35. Chúng ta đang
muốn tìm x, tức là tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.
Bài làm: x : 5 = 35
x = 35 × 5
x = 175
Ví dụ 6: Tìm x biết: 72 : x = 8
Phân tích: Số bị chia là 72, số chia là x, thương là 8. Chúng ta đang
muốn tìm x, tức là tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.
Bài làm: 72 : x = 8
x = 72 : 8
x = 9.
II. Phương pháp chia nhóm để đưa bài toán 
phức tạp về bài toán cơ bản:
a.Bài toán chỉ có phép cộng, trừ. 
Quy tắc: ghép với số ở bên trái.
Để hiểu thế nào là quy tắc ghép với số ở bên trái ta xét các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Tìm x, biết: 120 – x – 25 = 60
Phân tích: Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần đưa bài toán về
dạng cơ bản bằng cách chia làm 3 nhóm. Dễ thấy, vế phải là một
nhóm, vế trái chia làm 2 nhóm, vậy vấn đề x sẽ ghép với 120 hay 25
để tạo thành 1 nhóm? Theo quy tắc ghép với số ở bên tay trái, chúng
ta sẽ ghép x với số ở bên tay trái, tức là ghép với 120. Như vậy chúng
ta có thể chia nhóm như sau: 
120 – x – 25 = 60
Ta có, 120 – x là số bị trừ, 25 là số trừ, 60 là hiệu. Chúng ta đang cần
tìm nhóm chứa x, tức là tìm số bị trừ nên ta lấy hiệu cộng với số trừ.
120 – x = 60 + 25
120 – x = 85
Đến đây, chúng ta đã đưa được bài toán phức tạp về bài toán cơ bản.
Từ đó, chúng ta có lời giải của bài toán như sau:
Bài làm: 120 – x - 25 = 60
120 – x = 60 + 25
120 – x = 85
x = 120 – 85
x = 35.
Tương tự, ta xét các ví dụ sau:
Ví dụ 2: Tìm x biết: 100 – x + 2 – 5 = 12
Phân tích: Theo quy tắc trên ta nhóm như sau:
100 – x + 2 – 5 = 12
Ta có, 100 – x + 2 là số bị trừ, 5 là số trừ, 12 là hiệu. Chúng ta đang
cần tìm nhóm chứa x, tức là tìm số bị trừ nên ta lấy hiệu cộng với số
trừ.
100 – x + 2 = 12 + 5
100 – x + 2 = 17
Đến đây, ta áp dụng tiếp phương pháp chia nhóm, ta có chia nhóm
như sau:
100 – x + 2 = 17
Từ đó, chúng ta có lời giải của bài toán như sau:
2322
Bài làm: 100 – x + 2 – 5 = 12
100 – x + 2 = 12 + 5
100 – x + 2 = 17
100 – x + 2 = 17
100 – x = 17 – 2
100 – x = 15
x = 100 – 15
x = 85
b. Bài toán chỉ có phép nhân, chia
Quy tắc: ghép với số ở bên trái.
Ví dụ 3: Tìm x, biết: x × 2 : 3 = 18
Phân tích: Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần đưa bài toán
về dạng cơ bản bằng cách chia làm 3 nhóm. Dễ thấy, vế phải là
một nhóm, vế trái chia làm 2 nhóm, vậy vấn đề x sẽ ghép với 2 hay
3 để tạo thành 1 nhóm? Theo quy tắc ghép với số ở bên tay trái,
chúng ta sẽ ghép x với 2. Như vậy chúng ta có thể chia nhóm như
sau: 
x × 2 : 3 = 18
Ta có, x × 2 là số bị chia, 3 là số chia, 18 là thương. Chúng ta đang
cần tìm nhóm chứa x, tức là tìm số bị chia nên ta lấy thương nhân
với số chia.
Bài làm: x × 2 : 3 = 18
x × 2 = 18 × 3
x × 2 = 54
x = 54 : 2
x = 27
Ví dụ 4: Tìm x biết: 20 : x × 3 : 5 = 3
Phân tích: Theo quy tắc trên ta nhóm như sau: 
20 : x × 3 : 5 = 3
Ta có, 20 : x × 3 là số bị chia, 5 là số chia, 3 là thương. Chúng ta đang
cần tìm nhóm chứa x, tức là tìm số bị chia nên ta lấy thương nhân
với số chia.
Bài làm: 20 : x × 3 = 3 × 5
20 : x × 3 = 15
20 : x = 15 : 3
20 : x = 5
x = 20 : 5
x = 4. 
Bài tập Vận dụng:
Bài 1: Tìm x, biết:
a. x + 71 = 124. b. x – 15 = 130.
c. 151 – x= 17. d. 7 × x = 49.
e. x : 5=712. . 120 : x= 3.
Bài 2: Tìm x, biết:
a.45 + x + 7 = 124 b. x – 12 – 5 = 10
c. x – 15 – 5 = 7 d. 120 – x– 5 = 10
e. 49 + x – 3 – 8 = 75 f. 145 – x + 3 – 8 = 24
Bài 3: Tìm x, biết:
a. 9 × x : 2 = 18 b. 7 × x : 2 × 3 = 21
c. 8 : x × 4 = 16 d. 16 : x : 2 × 3 = 6
e. 10 × x : 4 = 5 f. 5× x × 7 = 350
Bài 4: Tìm x, biết:
a. 59 – x – 4 + 10 = 20 b. 3 × x : 2 × 3 = 27
c. x – 12 – 3 + 4 = 15 d. 18 : x : 2 × 1 = 2
e. x – 56 – 12 = 105 f. x : 5 × 8 : 5 = 24
Thầy giáo Đỗ Duy hiếu
(Viện Toán học)
(Trung tâm Học Toán cùng thủ khoa hỗ trợ xây dựng đề cương Toán tiểu học)

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_toan_lop_3_tim_x_phan_1.pdf