Chuyên đề Toán Lớp 11 năm 2016 - Chương 1: Quan hệ song song

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 394Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Toán Lớp 11 năm 2016 - Chương 1: Quan hệ song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Toán Lớp 11 năm 2016 - Chương 1: Quan hệ song song
CHƯƠNG 1: QUAN HỆ SONG SONG
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG ĐƯỜNG THẲNG – MẶT PHẲNG
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Mặt bàn là mặt phẳng trong hình học không gian.
B. Mặt bàn là một phần mặt phẳng trong hình học không gian.
C. Mặt bàn là hình ảnh của mặt phẳng trong hình học không gian.
D. Mặt bàn là hình ảnh của một phần mặt phẳng trong hình học không gian.
Câu 2: Trong hình học không gian
A. Điểm luôn phải thuộc mặt phẳng.
B. Điểm luôn không thuộc mặt phẳng.
C. Điểm thuộc mặt phẳng đồng thời vừa không thuộc mặt phẳng.
D. Điểm có thể thuộc mặt phẳng, có thể không thuộc mặt phẳng
Câu 3: Trong hình học không gian
A. Hình biểu diễn của một hình tròn thì phải là một hình tròn
B. Hình biểu diễn của một hình chữ nhật thì phải là một hình chữ nhật. 
C. Hình biểu diễn của một góc thì phải là một góc bằng nó
D. Hình biểu diễn của một tam giác thì phải là một tam giác.
Câu 4: Trong hình học không gian
A. Hình biểu diễn của một hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình vuông thì phải là một hình bình hành.
B. Hình biểu diễn của một hình vuông thì phải là một hình vuông.
C. Hình biểu diễn của một hình thang vuông thì phải là một hình thang vuông.
D. Hình biểu diễn của nét khuất là vẽ nét liền.
Câu 5: Trong không gian
A. Hình biểu diễn của một hình tròn thì phải là một hình tròn.
B. Hình biểu diễn của một hình thoi thì phải là một hình thoi.
C. Hình biểu diễn của một hình thang vuông, hình thang cân thì phải là một hình thang.
D. Hình biểu diễn của nét trông thấy là vẽ nét đức đoạn.
Câu 6: Trong không gian
A. Qua 3 điểm xác định được một và chỉ một mặt phẳng.
B. Qua 3 điểm phân biệt không thẳng hàng xác định một mặt phẳng.
C. Qua 3 điểm phân biệt xác định được một và chỉ một mặt phẳng.
D. Qua 3 điểm phân biệt không thẳng hàng xác định một và chỉ một mặt phẳng.
Câu 7: Chỉ ra mệnh đề sai sau:
A. Qua 3 điểm không thẳng hàng xác định được duy nhất một mặt phẳng.
B. Bốn điểm trong không gian luôn đồng phẳng.
C. Hai đường thẳng cắt nhau xác định được duy nhất một mặt phẳng.
D. Hai đường thẳng song song xác định được duy nhất một mặt phẳng.
Câu 8: Trong không gian 4 điểm phân biệt, không đồng phẳng và không có 3 điểm nào thẳng hàng, khi đó số mặt phẳng đi qua 3 điểm trong số 4 điểm đó là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 9: Chỉ ra mệnh đề sai sau:
A. Qua 3 điểm không thẳng hàng xác định duy nhất một mặt phẳng.
B. Qua một đường thẳng và một điểm không thuộc nó, xác định duy nhất một mặt phẳng.
C. Qua hai đường thẳng xác định duy nhất một mặt phẳng.
D. Qua hai đường thẳng cắt nhau xác định duy nhất một mặt phẳng.
Câu 10: Trong không gian 4 điểm phân biệt, không đồng phẳng và không có 3 điểm nào thẳng hàng, khi đó số mặt phẳng đi qua 3 điểm trong số 4 điểm đó là:
A. 10	B. 11	C. 12	D. 13
Câu 11: Cho hình chóp S.ABCD có các cặp cạnh đối không song song. Gọi M là giao điểm AD và BC. Đường thẳng SM là giao tuyến của cặp mặt phẳng nào?
A. (SAD) và (SBC)	B. (SAB) và (SCD)
C. (SAD) và (SCD)	D. (SAC) và (SBC)
Câu 12: Cho hình chóp S.ABCD có các cặp cạnh đối không song song. Gọi O là giao điểm AC và BD. Đường thẳng SO là giao tuyến của cặp mặt phẳng nào?
A. (SAD) và (SBC)	B. (SAB) và (SCD)
C. (SAD) và (SCD)	D. (SAC) và (SBD)
Câu 13: Cho hình chóp S.ABCD có các cặp cạnh đối không song song. Gọi I là giao điểm AB và DC. Đường thẳng SI là giao tuyến của cặp mặt phẳng nào?
A. (SAD) và (SBC)	B. (SAB) và (SCD)
C. (SAD) và (SCD)	D. (SAC) và (SBD)
Câu 14: Cho tứ diện ABCD, gọi E là trung  điểm của AB. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (ECD) và (ABC) là
A. ED	B. EC	C. EB	D. EA
Câu 15: Cho tứ diện ABCD, gọi E là trung  điểm của AB. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (ECD) và (ABD) là
A. ED	B. EC	C. EB	D. EA
Câu 16: Cho tứ diện ABCD, gọi E là trung  điểm của AB. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (ECD) và (ABD) là
A. ED	B. EC	C. EB	D. EA
Câu 17: Cho tứ diện ABCD, gọi E là trung  điểm của AB. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (ECD) và (BCD) là
A. BD	B. EC	C. ED	D. CD
Câu 18: Cho tứ diện ABCD, gọi E là trung  điểm của AB. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (ECD) và (ACD) là
A. AC	B. CD	C. ED	D. EC
Câu 19: Cho hìn h chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AD//BC; AD<BC). Gọi O là giao điểm của AC và BD. Khi đó SO là giao tuyến của mặt phẳng (SAC) và mặt phẳng:
A. (SBD)	B. (SCD)	C. (SAD)	D. (SBC)
Câu 20: Cho hìn h chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AD//BC; AD<BC). Gọi O là giao điểm của AB và CD. Khi đó SI là giao tuyến của mặt phẳng (SAB) và mặt phẳng:
A. (SBC)	B. (SBD)	C. (SAC)	D. (SCD)
Câu 21: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Khi đó SO là giao tuyến của mặt phẳng (SAC) và mặt phẳng 
A. (SCD)	B. (SBD)	C. (SAB)	D. (SBC)
Câu 22: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AD; K là giao BP và AN. Khi đó SK là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAN) và mặt phẳng (SBP).
A. (SCD)	B. (SPC)	C. (SBC)	D. (SBP)
Câu 23: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, P lần lượt là trung điểm của các cạnh SB, AD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và mặt phẳng (MPC) là
A. MC	B. PC	C.PM	D.AC
Câu 24: Cho tứ diện SABC và một điểm I trên đoạn SA; d là đường thẳng trong (ABC) cắt AB; BC tại J ; K. Giao tuyến của mặt phẳng (I,d) với mặt phẳng (SAB)
A. IK	B. JK	C.SK	D.SA
Câu 25: Cho tứ diện SABC và một điểm I trên đoạn SA; d là đường thẳng trong (ABC) cắt AB; BC tại J ; K; Gọi M là giao điểm IK và SB; N là giao điểm JK và CB. Giao tuyến của mặt phẳng (I,d) với mặt phẳng (SBC)
A. SM	B. MN	C.CM	D.SN
Câu 26: Cho hình lập phương ABCD.A/B/C/D/ , Cạnh AC cắt BD tại O; A/C/ cắt B/ D/ tại O/. Khi đó giao tuyến của hai mặt phẳng (ACC/A/) và (AB/D/) là
A. A/C/	B. B/D/	C. AO/	D. A/O
Câu 27: Cho hình lập phương ABCD.A/B/C/D/ , Cạnh AC cắt BD tại O; A/C/ cắt B/ D/ tại O/. Khi đó A/C là giao tuyến của hai mặt phẳng (ACC/A/) với mặt phẳng
A. (A/D/CB)	B. (B/D/DB)	C. (A/D/DA)	D. (A/O/OA)
-Hết-

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_toan_lop_11_nam_2016_chuong_1_quan_he_song_song.doc