Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục phần vần (Tập 2)

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục phần vần (Tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục phần vần (Tập 2)
PHÒNG GD-ĐT ĐAM RÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH ĐA KAO Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 Đạ Tông, ngày 25 tháng 10 năm 2016
CHUYÊN ĐỀ 
TIẾNG VIỆT 1 CNGD - PHẦN VẦN (TẬP 2)
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
 	- Chương trình tiểu học giúp các em có những hiểu biết ban đầu để các em ham thích các môn học. Các môn học ở tiểu học giúp HS : đọc thông, viết thạo, nói rõ ý, viết đúng câu, hiểu rõ quan hệ của bản thân với môi trường TN-XH.
 - Với đặc điểm HS chủ yếu là người dân tộc thiểu số của huyện Đam Rông nói chung và trường Tiểu học Đa Kao nói riêng thì việc dạy các môn học đạt theo Chuẩn KT-KN là một vấn đề rất khó, đặc biệt ở môn Tiếng Việt1-CNGD. Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học tôi đã nghiên cứu và đưa ra 1 số khó khăn mà khi chúng tôi dạy thực tế ở lớp và đề ra 1 số giải pháp giúp các em tiếp cận với môn Tiếng việt 1 công nghệ giáo dục (Tập 2) như sau:
II. THỰC TRẠNG
1. Đối với GV
a. Thuận lợi:
	- Cơ sở vật chất nhà trường có đủ phòng học 2buổi/ ngày.
	- Khối 1 có 2 giáo viên chủ nhiệm đều là những người nhiệt tình trong công việc, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do phòng đề ra, trong đó có một giáo viên đã dạy CNGD.
	Về chương trình dạy CNGD việc sử dụng kí hiệu thay cho lời nói của GV đỡ mất thời gian. Quy trình đọc và phân tích tiếng rất kĩ, HS học sôi nổi.
	b. Khó khăn:
- Do bất đồng ngôn ngữ giữa GV và HS.
- Do đổi mới chương trình mới nên GV cũng gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nội dung bài dạy.
- Thời lượng dạy học trên lớp không nhiều về nhà PHHS không biết kèm thêm để học sinh học bài ở nhà.
- GV mới còn nhiều lúng túng trong cách phát âm giữa mới và cũ, đôi khi còn hay nhầm lẫn.
- Kiến thức bài dài và khó, GV lại không khai thác tranh ảnh hay đồ dùng trực quan để HS hiểu.
2. Đối với HS
a. Thuận lợi:
- Sách vở hs được cấp đầy đủ.
- HS có độ tuổi đồng đều nhau, tập trung ở gần trường thuận tiện cho việc đi học
b. Khó khăn:
- Có một lớp ở phân trường Cil Múp có 7 HS khó khăn trong việc theo dõi của tổ khối. Lớp 1A ở trường chính co 39 HS số HS đông cũng là một khó khăn lớn trong việc kèm cặp HS đặc biệt là HS cần hỗ trợ
-Khối 1có 46 em đều là học sinh dân tộc thiểu số. Chưa nói thông thạo tiếng Việt. Bố mẹ chưa quan tâm đến việc học của các em, còn khoán trắng cho giáo viên và nhà trường.
-Còn 1 số em nhà xa hay vắng học (Thôn Đa Kao 1)
-Một số em chưa quen vói môi trường học tập mới ở tiểu học, phần lớn HS học chậm, không biết đọc, biết viết, chuyển sang học chương trình tiếng việt GDCN các em chưa nắm được bảng chữ cái. Cụ thể qua bảng thống kê sau:
STT
LỚP
SĨ SỐ
ĐỌC
VIẾT
Đọc tốt
Đọc chậm
Đọc yếu
Viết tốt
Viết chậm
Viết yếu
1
1A
39
10
10
19
9
11
19
2
1B
7
2
1
4
3
2
2
KHỐI 1
46
12
11
13
12
13
11
- Các em không có các đồ dùng cơ bản phục vụ cho việc học tập .
- Trình độ dân trí trong địa bàn trường quản lí và các vùng phụ cận chưa cao dẫn tới việc quan tâm cho con em học tập còn hạn chế.
- Một số em do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn; một số em do bố mẹ đi làm xa dẫn tới không có ai lo cho việc học hành của các em. Chính những điều đó đã làm cho việc học của các em ngày càng giảm sút.
-Trong quá trình viết các em chưa tự viết được bài, độ cao con chữ chưa chuẩn. Chưa tự nghe viết còn chủ yếu tập chép.
HS còn nhiều lúng túng khi vẽ mô hình, phân tích âm và từng phần để đưa vào mô hình, chưa nắm được nguyên âm, phụ âm
III. MÔT SỐ GIẢI PHÁP 
1. Giáo viên gương mẫu trong cách phát âm và viết:
Khi đọc bài gv cần hướng dẫn cụ thể và phát âm chuẩn, cho hs đọc lại nhiều lần
Khi viết mẫu cần cụ thể từng nét, hướng dẫn đúng độ cao từng con chữ.
2. Kiểm tra thường xuyên để uốn nắn cho học sinh:
GVCN thường xuyên kiểm tra, gần gũi các em học sinh hay mắc lỗi để động viên, khuyến khích các em, không để các em chán nản và phối hợp cùng với gia đình tìm biện pháp rèn riêng cho từng em.
3. Rèn kĩ năng đọc đúng
Cho hs đọc thật chuẩn và chính xác bài đọc . Cho cả lớp đọc, đọc cá nhân để phát hiện lỗi sai chỉnh sửa kịp thời 
4. Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Muốn viết chính tả tốt trước hết HS phải được luyện đọc nhiều và đọc đúng .
 - Xác định rõ từng em học sinh hay viết sai chính tả và các lỗi sai hay mắc phải, xếp những em này ngồi ở những vị trí bàn đầu để dễ quan sát và kiểm tra trong khi các em viết bài.
 - Sắp xếp những em hay viết sai chính tả ngồi gần những em HS đọc chuẩn, viết đúng chính tả để có thể giúp đỡ cho bạn
 - Trong các buổi phụ đạo học sinh viết chưa đạt chỉ chú trọng phần luyện viết và đọc 
 - GV chấm bài và sửa lại các lỗi sai cho HS thật tỉ mỉ, cẩn thận
 - HS CHT chưa biết viết gv phải cầm tay cho HS viết.
 5. Cụ thể trong bài dạy GV cần làm thêm 
 - Ở phần mở đầu: -GV cho HS ôn lại bài cũ có liên quan đến bài mới:Phân tích tiếng. Vẽ mô hình. Viết bảng con.
 - Ở việc1 đọc tiếng mới, phân tích vẽ mô hình kết hợp ôn lại vần đã học. Phân tích tiếng có âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối
 - Ở việc 2 GV cho HS viết bảng con 1 số từ trong vở Em tập viết trước khi cho HS viết lại bài trong vở “Em tập viết”
 - Ở việc 3 hướng dẫn HS đọc thêm câu ứng dụng trên bảng lớp trước khi đọc bài trong SGK.
 - Ở việc 4 GV hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp HS nhìn bảng lớp viết vào vở Chính tả.
 6. Thường xuyên thay đổi các hình thức học tâp.
Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép cho học sinh hệ thống kiến thức trong từng tiết học. Học bài mới ôn bài cũ
 IV. QUY TRÌNH DẠY VẦN
1.Mở đầu: GV cho HS nhắc lại vần đã học theo mẫu nào ?
Mẫu oa, vần có âm đệm và âm chính
Nhắc lại các vần đã học theo mẫu oa: oe, uê, uy, uơ.
GV giới thiệu: Vần có âm chính và âm cuối
2.Bài mới 
.Việc 1: Học vần mới
1a: Giới thiệu tiếng /lan/
1b : Phân tích tiếng /lan/
1c: Vẽ mô hình vần
1d: Tìm tiếng mới có mang vần mới học
Việc 2: Viết 
2a: Viết bảng con vần /an/, tiếng /lan/
2b: Hướng dẫn viết vở “ Em tập viết”.
Việc 3: Đọc
3a: Đọc chữ trên bảng lớp
3b: Đọc sách Tiếng việt CNGD lớp1-tập 2
Việc 4: Viết chính tả.
4a: Viết bảng con.
4b: Viết vở chính tả ( câu ứng dụng).
4c: Thu vở chấm bài, nhận xét để hs rút kinh nghiệm.
V. THỰC HÀNH ( Dạy tuần 12 bài: Vần an )
VI. KẾT LUẬN 
 Với phân môn Tiếng việt1-CNGD , trong quá trình giảng dạy giáo viên phải vận dụng các phương pháp giảng dạy một cách linh họat và sáng tạo. Để thực hiện tốt việc viết đúng, viết đẹp phải thấy được sự gắn kết, hỗ trợ và tác động lẫn nhau giữa các khâu đọc, nghe, nói, viết. Bởi vì giáo viên phải đọc, học sinh nghe rồi mới viết vào vở do đó giáo viên phải là người chuẩn mực trong tất cả các khâu trên. Ngoài ra giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì học sinh, có ý thức tìm tòi sáng tạo, phát hiện những cái mới, cái hay, cái tiến bộ để vận dụng hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình.
Đối với gia đình học sinh: Cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của trẻ.
Tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em cả về vật chất lẫn thời gian. 
- Đồng thời cần tăng cường khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong mọi tình huống. Vì có giao tiếp bằng tiếng việt các em mới hiểu được hết nghĩa của tiếng Việt. 
 - Trong các môn học khác GV luôn hướng học sinh nói thành câu đủ ý khi trả lời bài cho học sinh nói đúng , phát âm chuẩn, viết đúng giúp đỡ học sinh CHT cùng tiến bộ.
* Thời gian lên chuyên đề: 14h00phút ngày 8/11/2016.
*Thời gian áp dụng: Chuyên đề này áp dụng từ tuần 10 đến tuần 26 cuả năm học
 *Với thời gian dạy chưa nhiều rất mong được sự góp ý của lãnh đạo nhà trường, của các bạn đồng nghiệp để chúng tôi dạy tốt hơn.
Tổ khối trưởng	 Duyệt của chuyên môn Người thực hiện
Trần Thị Vui Rơ Yam K Khin

Tài liệu đính kèm:

  • docxCHUYEN_DE_TIENG_VIET_1_CNGD_TAP_2.docx