Chuyên đề: Sóng âm vật lí 12

doc 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4814Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Sóng âm vật lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Sóng âm vật lí 12
Tỉnh/TP: LÂM ĐỒNG
Tên các chuyên đề có thể xây dựng trong chương trình vật lí 12:
- DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
	- DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC.
	- SÓNG CƠ VÀ GIAO THOA SÓNG
	- SÓNG ÂM.
	- ĐOẠN MẠCH RLC NỐI TIẾP
	- MÁY ĐIỆN ( Máy phát điện, động cơ điện)
	- TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG
	.
CHUYÊN ĐỀ: SÓNG ÂM
VẬT LÍ 12
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề :
- Kiến thức về sóng âm là một phần nhỏ trong kiến thức của chương sóng cơ học được trình bày trong chương trình phổ thông nhằm hoàn thiện một cách tổng quát về sóng cơ học. Sóng âm là loại sóng gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của con người. Ở lớp 7, học sinh đã biết những kiến thức cơ bản về âm, nguồn âm, tần số, biên độ âm, độ cao, độ to. Nhưng chưa nắm được các đặc trưng của âm như âm sắc, cường độ âm, mức cường độ âm để giải thích được một số hiện tượng về sóng âm và ứng dụng trong thực tế về sóng âm, Trên cơ sở đó đề xuất phương án giúp học sinh nắm được bản chất vật lí của sóng âm để vận dụng vào việc giải thích các hiện tượng sóng âm và ứng dụng của sóng âm trong thực tế.
	Nội dung chuyên đề này đề cấp đến các nội dung sau:
	Nội dung 1:Âm, nguồn âm.
	Nội dung 2: Những đặc trưng của âm - Hiệu ứng Đốp-ple. 
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
1. Nội dung 1: Âm, nguồn âm.
1. Âm là gì?
 Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.
 Tần số của sóng âm cũng là tần số âm.
2. Nguồn âm
 Nguồn âm là vật dao động phát ra âm. 
 Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.
3. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm
 Âm nghe được (âm thanh) có tần số từ 16Hz đến 20000Hz.
 Âm có tần số dưới 16Hz gọi là hạ âm.
 Âm có tần số trên 20 000Hz gọi là siêu âm. 
4. Sự truyền âm
a) Môi trường truyền âm
 Âm truyền được qua các chất rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong chân không.
 Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len,  Những chất đó gọi là chất cách âm.
b) Tốc độ truyền âm
 Trong một môi trường, âm truyền với một tốc độ xác định. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường. 
 Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi còn tần số của âm thì không thay đổi.
 Nội dung 2: Những đặc trưng của âm - Hiệu Ứng Dopler
1. Tần số âm - Độ cao - Hiệu ứng Dopler.
a) Tần số:
Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.
Nhạc âm là âm có tần số xác định. Tạp âm là âm không có một tần số xác định.
b) Độ cao
 Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.
 Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.
c) Hiệu Ứng Dopler
Hiệu ứng Đốp-ple là sự thay đổi tần số của âm do máy thu nhận được so với tần số mà nguồn phát ra khi có sự chuyển động tương đối giữa nguồn và máy thu.
Gọi v là tốc độ truyền sóng của âm.
Khi nguồn âm đứng yên, người quan sát (máy thu) chuyển động với tốc độ vM so với nguồn âmthì tần số thu được là:
trong đó, f’ là tần số của âm mà máy thu nhận được, f là tần số âm do nguồn phát ra.
Dấu cộng (+) ứng với trường hợp người quan sát chuyển động lại gần nguồn âm.
Dấu trừ (-) ứng với trường hợp người quan sát chuyển động ra xa nguồn âm.
Khi nguồn âm chuyển động với tốc độ vS đối với người quan sát (máy thu) đứng yên, thì tần số thu được là 
Dấu trừ (-) ứng với trường hợp nguồn âm chuyển động lại gần người quan sát.
Dấu cộng (+) ứng với trường hợp nguồn âm chuyển động ra xa người quan sát.
2. Cường độ và mức cường độ âm - Độ to
a) Cường độ âm
 Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
I =
 Đơn vị cường độ âm là W/m2.
b) Mức cường độ âm
 Đại lượng L = lg với I0 là chuẫn cường độ âm (âm rất nhỏ vừa đủ nghe, thường lấy chuẩn cường độ âm I0 = 10-12W/m2 với âm có tần số 1000Hz) gọi là mức cường độ âm của âm có cường độ I.
	Đơn vị của mức cường độ âm ben (B). Trong thực tế người ta thường dùng ước số của ben là đêxiben (dB): 1dB = 0,1B.
c) Độ to
 Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
 Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm dược. 
 Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.
3. Đồ thị dao động âm - Âm sắc:
a) Âm cơ bản và họa âm
 Khi một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0, 3f0, ... có cường độ khác nhau. Âm có tần số f0 gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất, các âm có tần số 2f0, 3f0,  gọi là các họa âm thứ 2, thứ 3,  Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó. Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm.
 Phổ của cùng một âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.
 Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nhạc âm ta được đồ thị dao động của nhạc âm đó.
b) Âm sắc
+ Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.
+ Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.
 Vậy, âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển
3. 1. Kiến thức
- Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm, sự truyền âm.
- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.
- Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm.
- Nêu được các đặc trưng của âm: sắctần số, mức cường độ âm và các hoạ âm,độ cao, độ to và âm của âm.
- Nêu được hiệu ứng Đốp-ple là gì và viết được công thức về sự biến đổi tần số của sóng âm trong hiệu ứng này.
3. 2. Kĩ năng
-Giải được các bài tập về sóng âm.
-Vận dụng các đặc trưng của âm để giải thích được một số hiện tượng trong đời sống có liên quan đến sóng âm.
-Biết được một số ứng dụng trong thực tế liên quan đến sóng âm ( hiệu ứng Doppler; Hộp cộng hưởng âm).
3. 3. Thái độ
-Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
-Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
-Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức.
3. 4. Năng lực có thể phát triển
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề 
Mô tả mức độ thực hiện 
trong chuyên đề
Năng lực thành phần
Nhóm năng lực
Nêu được định nghĩa sóng âm, nguồn âm, hạ âm, siêu âm, âm thanh.
- Độ cao, độ to, âm sắc, âm cơ bản, họa âm.
- Nêu được định nghĩa cường độ âm.
- Nắm được hiệu ứng Đôple
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
Chỉ ra được mối quan hệ giữa các đặc trưng vật lí với các đặc trưng sinh lí của âm (Tần số - Độ cao; Mức cường độ âm – Độ to; Đồ thị dao động âm – Âm sắc)
- Tốc độ truyền âm trong các môi trưởng rắn, lỏng, khí.
- Nắm được biểu thức tính mức cường độ âm.
- Mối liên hệ giữa âm cơ bản và họa âm.
- Nắm được biểu thức tính tần số của âm khi nguồn âm chuyển động hoặc máy thu chuyển động. 
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí 
- Vận dụng được biểu thức của định nghĩa cường độ âm tại một điểm cách nguồn một khoảng r.
- Giải được các bài tập cơ bản về mức cường độ âm.
- Giải được các bài toán tính tần số của âm khi nguồn âm chuyển động hoặc máy thu chuyển động.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Dùng tốc độ truyền âm để đo chiều sâu của giếng cạn nước.
- Giải thích được âm của các nốt nhạc tạo ra từ ống sáo.
- Dựa vào cảm nhận sóng âm của các loài vật trong tự nhiên để con người có thể tránh được thiên tai (sóng thần, động đất)
- Giải thích được cơ chế vật lí của máy bắn tốc độ trong giao thông.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
- Đặt ra những câu hỏi liên quan đến sóng âm, âm cao, âm trầm. 
- Đặt ra những câu hỏi về độ to của âm.
- Vì sao những nguồn âm khác nhau phát ra âm nghe được khác nhau.
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)
-Mô tả được các hiện tượng khi máy thu ở gần nguồn âm thì nhận được âm to hơn khi máy thu ở xa nguồn âm .
- Ở các rạp hát người ta thường ốp tường bằng các tấm nhung, dạ hoặc mặt tường lồi lõm để giảm phản xạ âm.
- Dùng kiến thức về sóng âm để giải thích về hiện tượng: Cảm nhận và phân biệt được hai đoạn nhạc cùng một nội dung và giai điệu do hai ca sĩ thể hiện.
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
- Mối liên hệ tỉ lệ nghịch giữa I và r2.
- Logarit thập phân
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm khảo sát những tính chất của âm
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
So sánh cường độ âm tại hai vị trí cách nguồn âm hai khoảng khác nhau.
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí 
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
- Mức cường độ âm và độ to của âm.
- Đồ thị dao động âm và âm sắc.
- Tần số và độ cao của âm
X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành) 
X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau,
-
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
- Ghi lại các nội dung hoạt động của nhóm.
- Ghi nhớ các kiến thức đã học.
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm)
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) một cách phù hợp
- Thảo luận nhóm về đồ thị của các nguồn âm do học sinh sưu tầm.
X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí 
Phân công công việc hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ : chọn nguồn âm, người làm thí nghiệm, báo cáo
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Xác định được trình độ hiện có của HS về mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý: tần số, tốc độ, cường độ âm, mức cường độ âm, phân biệt được độ cao, độ to, âm sắc thông qua các bài kiểm tra ngắn ở lớp, tự giải bài tập ở nhà
Đánh giá thái độ học tập của HS
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
Mỗi cá nhân tự lập kế hoạch và có sự cố gắng thự hiện kế hoạch: Tìm hiểu về sóng âm và những đặc trưng của âm, giải một số bài tập liên quan đền sóng âm
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
Việc nhận biết được sóng âm và các đặc trưng của sóng âm mà HS có thể phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn âm khác nhau, biết được các ứng dụng của sóng âm: máy đo tốc độ
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí 
HS có thể nhận biết được vai trò của sóng âm trong đời sống và biết cách hạn chế tiếng ồn không gây ra ô nhiễm tiếng ồn
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường 
Cảnh báo về những tác hại do tiếng ồn gây ra cho sức khỏe con người và từ đó có ý thức hơn trong việc hạn chế gây ra ô nhiễm tiếng ồn
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại 
HS hiểu được vai trò của sóng âm trong đời sống và xã hội, giúp học sinh có ý thức hơn trong việc trao đổi thông tin tránh gây ra những tương tác không đáng có khi giao tiếp.
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
4. Tiến trình dạy học
	4.1. Nội dung 1: Âm, nguồn âm ( 30 phút )
4.1.1. Hoạt động 1: 
Hoạt động 1.1 . Chiếu đoạn phim gồm các âm thanh tiếng đàn, tiếng chiêng, tiếng chuông: điền thông tin vào bảng
1. Đoạn phim đàn ghi ta
+ Do vật nào phát ra :
+ Độ cao tăng hay giảm :
+ Độ to tăng hay giảm :
2. Đoạn phim đánh chiêng :
+ Do vật nào phát ra :
+ Độ cao tăng hay giảm :
+ Độ to tăng hay giảm :
3. Đoạn phim tiếng chuông
+ Do vật nào phát ra :
+ Độ cao tăng hay giảm :
+ Độ to tăng hay giảm :
Nguồn âm là gì ?
Cơ chế lan truyền của sóng âm có gì khác với sóng truyền trên mặt nước ?
Hoạt động 1.2 : Cho học sinh làm thí nghiệm với thanh thép có độ dài giảm dần 
Học sinh hoạt động nhóm => Nhận xét về độ cao và cảm nhận được âm của từng nhóm ? giải thích
Tình huống hs sẽ nhầm lẫn độ to và độ cao : Khi thanh thép dài thì biên độ dao động lớn => độ to của âm lớn nhưng lại không cảm nhận được âm => mâu thuẫn. 
Như vậy cảm nhận được âm phụ thuộc vào tần số.
Vậy có thể chia sóng âm thành mấy loại, kể tên và cho ví dụ ?
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
2
Thực hiện nhiệm vụ
3
Báo cáo, thảo luận
4
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức
	4.1.2. Hoạt động 2: Nội dung 2: Những đặc trưng của âm - Hiệu Ứng Dopler
1. Tần số âm - Độ cao - Hiệu ứng Dopler.
Hoạt động 2.1 : Độ cao và tần số - Hiệu ứng Đốple :
Mở đoạn âm thanh của tiếng trống và tiếng chuông. Hs nhận xét về hai âm này.
Độ cao gắn liền với tần số ( Độ cao là đặc trưng sinh lí, còn tần số là đặc trưng vật lí )
Hoạt động 2.2 : Các em đang nghiên cứu tần số do các nguồn âm đứng yên phát ra. Liệu các nguồn âm chuyển động thì độ cao có thay đổi hay không ? ( Hs đã được kiểm chứng trước khi học : Giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị trước )
Giải thích âm nhận được tại máy thu phụ thuộc vào vận tốc tương đối giữa nguồn âm và máy thu.
GV dẫn dắt và đưa ra công thức hiệu ứng Đốp le.
Đưa ứng dụng hiệu ứng Đốp le và bài tập vận dụng ( Về nhà )
Tiết 2:
Hoạt động 2.2 : Cường độ âm, mức cường độ âm và độ to :
Tình huống : Chiếu đoạn phim về tiếng đàn ghita rồi tăng, giảm volume cho học sinh cảm nhận và cho biết đặc trưng nào đã thay đổi ? Vì sao ?
Hs nhận biết được độ to. 
+ Độ to phụ thuộc vào đại lượng vật lí nào ?
+ HS : Độ to phụ thuộc vào biên độ dao động âm ( năng lượng âm ).
+ Giữ nguyên volume các em ngồi ở các vị trí xa gần khác nhau thì độ to có khác nhau không ?
HS : Ở xa nguồn thì cảm nhận âm nhỏ và gần thì cảm nhận âm to hơn.
GV : Vậy độ to phụ thuộc vào năng lượng âm và khoảng cách từ nguồn đến vị trí cảm nhận âm.
Cường độ âm tại một điểm và viết biểu thức, đơn vị ?
Tình huống 2 : Ở THCS các em đã học độ to có đơn vị là Đêxiben nhưng I lại có đơn vị là W/m2 . Do đó độ to không thể gắn liền với cường độ âm I mà là gắn liền với một đại lượng khác. 
Nếu nguồn âm phát ra hạ âm mà thay đổi Volume thì độ to có thay đổi không ? 
HS : Vẫn không nghe 
Độ to còn phụ thuộc vào tần số.
Mức cường độ âm và biểu thức ( Giải thích rõ cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2 ứng với f =1000Hz)
Hoạt động 2.3 : chiếu đoạn phim lần lượt tiếng đàn ghita và tiếng kèn cùng một bài nhạc ( có đồ thị âm kèm theo ) HS cảm nhận và phận biệt tiếng đàn và tiếng kèn.
Đại lượng vật lí nào giúp ta phân biệt được chúng.
HS : Phát hiện đồ thị của 2 trường hợp là khác nhau.
Đồ thị dao động âm.
Về đặc trưng sinh lí thì gọi là âm sắc. Âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.
	4.2. Nội dung 2: 
Ghi chú: 	- Mỗi nội dung có thể gồm các hoạt động khác nhau
	- Mỗi hoạt động gồm 4 bước: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức.	
	- Trường hợp sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề thì 4 bước này được cụ thể theomột trong hai tiến trình xây dựng kiến thức như sau.
Con đường 1: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề bằng suy luận lí thuyết
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, TN, bài tập, truyện kể lịch sử
2
Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
3
Giải quyết VĐ
3.1. Giải quyết VĐ nhờ suy luận lí thuyết, trong đó có suy luận toán học
- Suy đoán giải pháp GQVĐ:
* Xác định các kiến thức đã biết cần vận dụng.
* Xác định cách thức vận dụng các kiến thức này để đi tới câu trả lời.
- Thực hiện giải pháp đã suy đoán để tìm được kết quả.
3.2. Kiểm nghiệm kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết nhờ TN
- Xác định nội dung cần kiểm nghiệm nhờ TN:
* Phân tích xem có thể kiểm nghiệm trực tiếp nhờ TN kết quả thu được từ suy luận lí thuyết không?
* Nếu không được, suy luận lôgic từ kết quả này ra hệ quả kiểm nghiệm được nhờ TN.
- Thiết kế phương án TN để kiểm nghiệm kết quả đã thu được từ suy luận lí thuyết hoặc hệ quả của nó: cần những dụng cụ nào, bố trí chúng ra sao, tiến hành TN như thế nào, thu thập những dữ liệu TN định tính và định lượng nào, xử lí các dữ liệu TN này như thế nào?
- Thực hiện TN: Lập kế hoạch TN, lắp ráp, bố trí và tiến hành TN, thu thập và xử lí các dữ liệu TN để đi tới kết quả.
4
Rút ra kết luận
Đối chiếu kết quả TN với kết quả đã rút ra từ suy luận lí thuyết. Có 2 khả năng xảy ra:
- Nếu kết quả TN phù hợp với kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết thì kết quả này trở thành kiến thức mới.
- Nếu kết quả TN không phù hợp với kết quả đã tìm được từ suy luận lí thuyết thì cần kiểm tra lại quá trình TN và quá trinh suy luận từ các kiến thức đã biết. Nếu quá trình TN đã đảm bảo điều kiện mà TN cần tuân thủ và quá trình suy luận không mắc sai lầm thì kết quả TN đòi hỏi phải đề xuất giả thuyết. Quá trình kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết này sau đó sẽ dẫn tới kiến thức mới bổ sung, sửa đổi những kiến thức đã vận dụng lúc đầu làm tiên đề cho suy luận lí thuyết.
Những kiến thức vận dụng lúc đầu này nhiều khi là trường hợp riêng, trường hợp giới hạn của kiến thức mới. Qua đó, phạm vi áp dụng các kiến thức đã vận dụng lúc đầu được chỉ ra.
Con đường 2: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề theo con đường thực nghiệm:
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, TN, bài tập, truyện kể lịch sử
2
Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
3
Giải quyết VĐ 
3.1. Đề xuất giả thuyết
3.2. Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết nhờ TN
- Xác định nội dung cần kiểm tra nhờ TN:
* Phân tích xem có thể kiểm tra trực tiếp nhờ TN tính đúng đắn của giả thuyết đã đề xuất không?
* Nếu không được, suy luận lôgic từ giả thuyết ra hệ quả kiểm tra được trực tiếp nhờ TN.
- Thiết kế phương án TN để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết hoặc hệ quả của nó: cần những dụng cụ nào, bố trí chúng ra sao, tiến hành TN như thế nào, thu thập những dữ liệu TN định tính và định lượng nào, xử lí các dữ liệu TN này như thế nào?
- Thực hiện TN: Lập kế hoạch TN, lắp ráp, bố trí và tiến hành TN, thu thập và xử lí các dữ liệu TN để đi tới kết quả.
4
Rút ra kết luận
Đối chiếu kết quả TN với giả thuyết (hệ quả) đã đề xuất. Có 2 khả năng xảy ra:
- Nếu kết quả TN phù hợp với giả thuyết (hệ quả) đã đề xuất thì giả thuyết trở thành kiến thức mới.
- Nếu kết quả TN không phù hợp với giả thuyết (hệ quả) đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_Song_am.doc