Chuyên đề Phương pháp so sánh quy luật di truyền liên kết với quy luật di truyền phân ly độc lập. Cách giải bài tập di truyền liên kết

doc 22 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5030Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Phương pháp so sánh quy luật di truyền liên kết với quy luật di truyền phân ly độc lập. Cách giải bài tập di truyền liên kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Phương pháp so sánh quy luật di truyền liên kết với quy luật di truyền phân ly độc lập. Cách giải bài tập di truyền liên kết
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
 	Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại, có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế và xã hội loài người, giúp học sinh có kiến thức sau này ứng dụng trong sản xuất và đời sống sau này. Trong hệ thống chương trình Sinh học cấp THCS nói chung và Sinh học lớp 9 nói riêng, bên cạnh những kiến thức thuộc về lí thuyết được mô tả còn có mảng kiến thức không kém phần quan trọng là bài tập sinh học.
	Mặt khác sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Đồng thời việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng. Nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự chiếm lĩnh tri thức. Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ học sinh ngày càng tăng nhanh chóng, nhu cầu học tập các môn học ngày càng nhiều. Bộ môn Sinh học trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Nhiều nội dung trước đây (từ năm 2005 trở về trước) thuộc chương trình lớp 11 và 12 thì hiện nay (theo chương trình thay sách giáo khoa từ 2002 - 2003) lại được đưa vào chương trình lớp 9. Chính vì vậy bộ môn Sinh học lớp 9 không những được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằm kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức lí thuyết của học sinh.
 2. Cơ sở thực tiễn
	Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THCS Yên Lạc, tôi nhận thấy học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng trong việc học tập bộ môn. Phần lớn các em coi đây như một môn học phụ nên không dành nhiều công sức học tập một cách nhiệt tình. Nhất là đối với lớp 9 lại là lớp cuối cấp trung học cơ sở,các em phải chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 trung học phổ thông với ba môn công cụ là Ngữ văn,Toán và Tiếng Anh. Chính vì áp lực như vậy nên dường như cả phụ huynh và học sinh đều không mấy chú ý đến bộ môn Sinh học nói chung và chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Bên cạnh đó thì yêu cầu giải bài tập trong đề thi học sinh giỏi các cấp lại rất cao, đặc biệt là bài tập về các quy luật di truyền. Có thể nói không có đề thi học sinh giỏi nào lại thiếu đi phần kiến thức này.
Bên cạnh đó khả năng tư duy, ghi nhớ còn rất hạn chế, học sinh còn nhiều vướng mắc, lúng túng trong giải bài tập, đặc biệt là bài tập có sự tư duy lôgic, cần sự tính toán nhanh nhạy hay những dạng bài tập na ná giống nhau để đánh lừa thì học sinh còn hay bị nhầm lẫn, trong đó có dạng bài tập về di truyền độc lập và di truyền liên kết. Vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây số lượng học sinh của trường đạt giải cấp Tỉnh còn chưa nhiều. Để đạt được mục tiêu cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi thì vấn đề chọn phương pháp giảng dạy cho học sinh ở đội tuyển là rất cần thiết và quan trọng. 
 	Xuất phát từ thực trạng đó tôi muốn tìm một giải pháp giúp các em học sinh không bị nhầm lẫn khi gặp dạng bài tập quy luật di truyền, đồng thời giúp học sinh giải bài tập quy luật di truyền một cách tự tin và thành thục nên tôi mạnh dạn viết chuyên đề: “Phương pháp so sánh quy luật di truyền liên kết với quy luật di truyền phân ly độc lập. Cách giải bài tập di truyền liên kết ”. 
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
 - Thông qua bài giảng kiến thức cơ bản giúp học sinh hiểu và nắm vững, khắc sâu kiến thức, hiểu và so sánh quy luật di truyền liên kết với quy luật di truyền phân ly độc lập, đồng thời nhận dạng được bài tập quy luật di truyền liên kết. Qua đó học sinh cũng khắc sâu kiến thức lí thuyết về quy luật di truyền độc lập của Menđen và quy luật di truyền liên kết của Moocgan. Cách giảng này khác với giảng dạy đại trà trên lớp.
 - Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho đồng nghiệp và học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
 - Hướng dẫn học sinh phương pháp so sánh quy luật di truyền liên kết với quy luật di truyền phân ly độc lập, đồng thời nhận dạng được bài tập quy luật di truyền liên kết. dựa trên cơ sở lí thuyết đã học.
 - Rèn kỹ năng giải bài tập quy luật di truyền liên kết, từ đó nâng cao khả năng tư duy trừu tượng và phân tích của học sinh.
2. Khách thể nghiên cứu
 - Học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Yên Lạc
 - Giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 9.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Tìm hiểu thực trạng khi giảng dạy học sinh giỏi môn Sinh lớp 9 ở nội dung quy luật di truyền độc lập của MenĐen và quy luật di truyền liên kết của Moocgan.
 - Phân tích kiến thức cơ bản là cơ sở cho việc xây dựng các phương pháp giải bài tập cũng như cách nhận dạng bài tập để tránh nhầm lẫn.
 - Phương pháp nhận dạng quy luật di truyền liên kết của Moocgan.
 - Kiểm chứng các giải pháp đã đưa ra trong chuyên đề vào thực tiễn giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí thuyết
 Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài: SGK- SGV Sinh học 9, Cẩm nang ôn luyện Sinh học, Phương pháp giải bài tập Sinh học, các đề thi học sinh giỏi của các tỉnh ...
2. Điều tra cơ bản
 - Điều tra chất lượng học tập của học sinh:
 + Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 9
 + Hình thức kiểm tra: kiểm tra viết so sánh quy luật di truyền liên kết với quy luật di truyền phân ly độc lập, giải bài tập quy luật di truyền liên kết của Moocgan thông qua bài học, bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết.
 - Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên:
 + Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy môn Sinh học trong trường và một số đồng nghiệp trường bạn.
 + Dự một số giờ thao giảng.
3. Phương pháp thực nghiệm
 - Dạy trong thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi
 - Lồng ghép dạy trong các tiết học về các thí nghiệm của MenĐen và Moocgan.
PHẦN II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
A. Kiến thức cơ bản về quy luật di truyền liên kết của Moocgan:
- Nội dung: Di truyền liên kết là hiện tượng các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể hình thành nhóm gen liên kết, cùng phân li và cùng tổ hợp trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Số nhóm gen liên kết thường tương ứng với số nhiễm sắc thể đơn trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
- Thí nghiệm: Moocgan cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho ruồi đực F1 lai phân tích với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được FB có tỉ lệ kiểu hình là: 1 xám, dài : 1 đen, cụt
Giải thích thí nghiệm:
Bước 1: Quy ước gen: 
 - Vì P thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt và F1 toàn thân xám, dài.
- Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
 - Thân xám là trội, ký hiệu: A, thân đen là lặn, ký hiệu: a
 - Cánh dài là trội, ký hiệu: B, cánh cụt là lặn, ký hiệu: b
 (F1 dị hợp tử 2 cặp gen (tức Aa, Bb)
Bước 2: biện luận xác định kiểu gen P:
Trong lai phân tích: FB phân ly theo tỷ lệ: 1 Xám, Dài : 1 Đen, Cụt (tỷ lệ 1 : 1) chứ không phải là 1 : 1 : 1 : 1 , mặc dù đây là phép lai phân tích của 2 cặp tính trạng.
 FB có 2 tổ hợp = 2 loại giao tử x 1 loại giao tử.
Trong khi đó ruồi cái đen, cụt (kiểu hình lặn) chỉ cho 1 loại giao tử ab , như vậy ruồi đực F1 phải cho cho 2 loại giao tử AB = ab = 50% ( khác với F1 cho 4 loại giao tử như trong phân ly độc lập của Menđen)
Như vậy: Trong quá trình phát sinh giao tử ở ruồi đực F1:
 ▪ Gen A và B đã di truyền (phân ly) cùng nhau do cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể kí hiệu là AB
 ▪ Gen a và b luôn di truyền (phân ly) cùng nhau phân ly cùng nhau do cùng nằm trên nhiễm sắc thể tương đồng còn lại, kí hiệu là ab 
Vậy 2 Tính trạng màu thân và độ dài cánh đã di truyền liên kết với nhau.
Điều đó chứng tỏ gen A và gen B , gen a và gen b phải cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể (tức AB và ab) hay còn gọi là liên kết gen. 
Vì vậy ta có kiểu gen P như sau:
 - P thuần chủng thân xám, cánh dài có kiểu gen: 
 - P thuần chủng thân đen, cánh cụt có kiểu gen: 
Bước 3: Lập sơ đồ lai:
P(t/c) : (xám, dài) x (đen, cụt)
Gp : AB ab 
 F1 : (xám , dài) 
.....................................................................................................................................
Lai phân tích: 
 F1 : ♂ (xám, dài) x cái (đen, cụt)
 G : 1/2 AB , 1/2 ab 1 ab
 FB : 1 : 1 
 Tỉ lệ kiểu hình : 1 xám, dài : 1 đen, cụt
Vậy: “ Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào”. 
B, Phân biệt định luật phân ly độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về 2 cặp tính trạng.
Di truyền phân ly độc lập
Di truyền liên kết
P (t/c): 
 AABB (V, T) x aabb (X, N)
Gp : 1 AB 1 ab
F1 : AaBb (100% vàng - trơn)
.....................................................................
Lai phân tích:
F1: AaBb (V,T) x aabb (X,N)
G: 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab 1ab 
FB : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
- Tỷ lệ kiểu hình: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
(4 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1 : 1 :1)
P(t/c): 
 (xám, dài) x (đen, cụt)
Gp: 1 AB 1 ab
 F1 : mm (100% xám , dài) 
.............................................................
Lai phân tích:
F1 ♂ (X, D) x ♀ (Đ, C)
 G : 1/2 AB , 1/2 ab 1 ab 
FB : 1 : 1 
- Tỉ lệ kiểu hình : 1 xám, dài : 1 đen, cụt
 (2 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1)
Di truyền phân ly độc lập
Di truyền liên kết
1, Trường hợp F1 x F1:
F1: AaBb (V,T) x F1: AaBb (V,T)
G: mỗi cơ thể cho 4 loại giao tử
 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab
F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Tỷ lệ kiểu hình: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
(4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 3 : 3 :1)
1, Trường hợp F1 x F1 (dị hợp – 2 gen trội cùng nằm trên 1 NST, 2 gen lặn cùng nằm trên 1 NST của cặp tương đồng): 
F1: (X, D) x (X, D)
G : 1/2 AB , 1/2 ab 1/2 AB , 1/2 ab
F2: 1 : 2 : 1 
Tỉ lệ kiểu hình :
 3 xám, dài : 1 đen, cụt
 (2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3 : 1)
Di truyền phân ly độc lập
Di truyền liên kết
2, Trường hợp: 
F1: AaBb (V,T) x F1: AaBb (V,T)
G: mỗi cơ thể cho 4 loại giao tử
 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab
F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Tỷ lệ kiểu hình: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
(4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 3 : 3 :1)
2, Trường hợp: mỗi NST có 1 gen trội và 1 gen lặn (của cặp tương đồng):
F1: (X, D) x (X, D)
G: 1/2 Ab , 1/2 aB 1/2 Ab , 1/2 aB
F2: 1 : 2 : 1 
Tỉ lệ kiểu hình : 1 xám, cụt : 2 xám, dài : 1 đen, dài
(3 loại kiểu hình với tỷ lệ 1: 2 : 1)
Di truyền phân ly độc lập
Di truyền liên kết
3, Trường hợp: 
F1: Aabb (V, N) x aaBb (X, T)
G: 1/2 Ab , 1/2 ab 1/2 aB , 1/2 ab
F2: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb 
1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
(4 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1)
3, Trường hợp: 1 NST có 1 gen trội và 1 gen lặn, 1 NST có 2 gen lặn (của cặp tương đồng): 
F1: (X, C) x (Đ, D)
G: 1/2 Ab , 1/2 ab 1/2 aB , 1/2 ab 
F2: 1 : 1 : 1 : 1 
1 Xám, Dài : 1 Xám, Cụt : 1 Đen, Dài : 1 Đen, Cụt 
(4 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1)
C, Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết
1, Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền liên kết
1.1,Nhận dạng dựa vào thông tin đề bài cho
- Khi đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau thì các gen di truyền độc lập.
- Khi đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên cùng một cặp NST à các gen di truyền liên kết.
1.2, Nếu đề bài cho hoặc có thể xác định đầy đủ các yếu tố sau đây:
 * Lai 2 hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội ,lặn.
 * Ít nhất 1 cơ thể đem lai dị hợp về 2 cặp gen.
 * Tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ của lai 1 cặp tính trạng của quy luật Menđen là : 100% , 3 : 1 ; 1 : 2 : 1 ; 1 : 1
1.3, Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen trở lên nằm trên 2 cặp NST tương đồng.
 * Nếu kiểu gen đó tự thụ phấn (hoặc tự giao phối) , cho ở đời con lai 16 tổ hợp.
 * Nếu kiểu gen đó lai phân tích cho tỉ lệ con lai là : 1 : 1 : 1 : 1 .
 Trong các trường hợp đó, có thể suy ra rằng: Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen chỉ tạo có 4 loại giao tử ngang nhau, tức phải có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
2, Cách giải bài tập
 Cũng giống như các giai đoạn của bài toán thuộc quy luật Menđen, giải bài tập di truyền liên kết cũng gồm 3 bước:
 2.1, Bước 1 : Quy ước gen giống như ở quy luật Menđen.
 2.2, Bước 2: Xác định kiểu gen bố, mẹ (P)
 - Trước hết phải xác định bài toán thuộc quy luật di truyền liên kết hoàn toàn.
 - Chọn 1 kiểu hình phù hợp ở con lai để phân tích kiểu liên kết gen và kiểu gen của bố, mẹ .
 Lưu ý :Kiểu hình được chọn để phân tích, cần chú ý đến kiểu hình do ít kiểu gen quy định ‎ (kiểu hình càng có nhiều tính trạng lặn càng dễ phân tích)
 2.3, Bước 3: Lập sơ đồ lai và giải quyết các yêu cầu khác của đề bài.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Cho 2 dòng ruồi dấm thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Dòng 1 có kiểu hình thân xám, mắt trắng, Dòng 2 có kiểu hình thân đen, mắt đỏ. Hãy bố trí thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân ly độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng thân xám, mắt đỏ là trội hoàn toàn so với thân đen, mắt trắng. 
Giải:
A, Phương pháp xác định:
Cho dòng 1 thân xám, mắt trắng thuần chủng lai với dòng 2 thân đen, mắt đỏ thuần chủng thu được F1 toàn thân xám, mắt đỏ (dị hợp 2 cặp gen Aa và Bb)
Quy ước gen: A: thân xám a: thân đen
 B: mắt đỏ b: mắt trắng.
Ta có 2 phương pháp xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân ly độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Đó là:
- Cho F1 tự phối
- Cho F1 lai phân tích.
* Trường hợp 1: Cho F1 tự phối (F1 ♂ x F1 ♀) 
+ Nếu F2 thu được có 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 9 : 3 : 3 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)
+ Nếu F2 thu được có 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 3 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)
* Trường hợp 2: Cho F1 lai phân tích
+ Nếu FB thu được có 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 1 : 1 : 1 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)
+ Nếu FB thu được có 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ là 1 : 1 thì các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)
B, Chứng minh:
* Trường hợp 1: Cho F1 tự phối (F1 ♂ x F1 ♀) 
F1: ♂ AaBb (thân xám, mắt đỏ) x F1: ♀ AaBb (thân xám, mắt đỏ)
G: 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab
F2: 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1 (aabb)
Tỷ lệ kiểu hình: 9 thân xám, mắt đỏ: 3 thân xám, mắt trắng: 3 thân đen, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt trắng
 (4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 3 : 3 :1)
Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)
Nếu: 
F1: (thân xám, mắt đỏ) x F1 (thân xám, mắt đỏ)
GF1 : 1/2 AB , 1/2 ab 1/2 AB , 1/2 ab
 F2: 1 : 2 : 1 
Tỉ lệ kiểu hình : 3 thân xám, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt trắng
 	(2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3 : 1)
Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)
* Trường hợp 2: Cho F1 lai phân tích
F1: AaBb (thân xám, mắt đỏ) x aabb (thân đen, mắt trắng)
G: 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab 1ab 
FB : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
- Tỷ lệ kiểu hình: 1 thân xám, mắt đỏ: 1 thân xám, mắt trắng: 1 thân đen, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt trắng.
(4 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1 : 1 :1)
Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (phân ly độc lập)
Nếu: Cho F1 lai phân tích
F1 : ♂ (thân xám, mắt đỏ) x ♀ (thân đen, mắt trắng)
 	G : 1/2 AB , 1/2 ab 1 ab 
 FB: 1 : 1 
- Tỉ lệ kiểu hình : 1 thân xám, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt trắng
 	(2 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 1)
Chứng tỏ các cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (di truyền liên kết)
Bài 2: Ở bướm tằm, hai tính trạng kén trắng, hình dài là trội hoàn toàn so với hai tính trạng kén vàng, hình bầu dục. Hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nói trên nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng.
 Đem giao phối riêng rẽ 3 con bướm tằm đực mang các kiểu gen khác nhau, nhưng đều có kiểu hình kén trắng, dài với 3 con bướm tằm cái đều có kiểu hình kén vàng, bầu dục. Kết quả ở mỗi phép lai được ghi nhận như sau:
 1, Ở cặp lai 1: cho đồng loạt các con mang kiểu hình của bố.
 2, Ở cặp lai 2: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén trắng, bầu dục.
 3, Ở cặp lai 3: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén vàng, dài.
 Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.
(Sách phương pháp giải bài tập sinh học – Ng văn Sang, Ng thị Thảo Vân)
Giải:
Nhận dạng bài toán: đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên cùng một cặp NST à các gen di truyền liên kết.
Qui ước : A: kén màu trắng a: kén màu vàng
 B: hình dài b: hình bầu dục
Bướm tằm bố trong 3 phép lai đều mang tính trạng trội là kén trắng, dài. Các bướm tằm mẹ trong 3 phép lai đều có kiểu hình kén màu vàng, hình bầu dục có kiểu gen là: , chỉ tạo ra 1 loại giao tử ab nên kiểu hình ở bướm tằm con tại ra ở mỗi phép lai phụ thuộc vào loại giao tử tạo ra từ bướm tằm bố.
1, Xét cặp lai 1:
Toàn bộ các bướm tằm con mang kiểu hình của bố có kiểu hình kén trắng, dài. 
Suy ra bố chỉ tạo 1 loại giao tử duy nhất là AB . 
Nên bướm tằm bố có kiểu gen: 
Sơ đồ lai: 
 P: (Trắng, dài) x (vàng, bầu dục) 
 GP: AB ab
 F1 100% Trắng, dài 
2, Xét cặp lai 2: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén trắng, bầu dục.
 - Để con mang kiểu hình của bố có kiểu hình kén trắng, dài; bố phải tạo 1 loại giao tử AB.
 - Để con có kiểu hình kén trắng, bầu dục; bố phải tạo 1 loại giao tử Ab. Vậy bố có kiểu gen : 
Sơ đồ lai:
 P: Trắng, dài x vàng, bầu dục GP: 1/2 AB , 1/2 Ab 1 ab
 F1: : 
 50% Trắng, dài : 50% Trắng, bầu dục
3, Xét cặp lai 3 : Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén vàng, dài.
 - Để con mang kiểu hình của bố có kiểu hình kén trắng, dài; bố phải tạo 1 loại giao tử AB.
 - Để con có kiểu hình kén vàng, dài; bố phải tạo 1 loại giao tử aB 
Vậy bố có kiểu gen : 
Sơ đồ lai:
 P: Trắng, dài x vàng, bầu dục 
 GP 1/2 AB , 1/2 aB 1 ab
 F1 1 : 1 
 50% Trắng, dài : 50% vàng, dài
Bài 3: Ở 1 loài thực vật, khi lai 2 cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với thân thấp, hoa trắng thu được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 603 cây thân cao, hoa đỏ và 199 cây thân thấp, hoa trắng.
 A, Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 B, Cho cây F2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai?
(Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Thái Bình Năm học 2009-2010)
GIẢI
A, Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai :
* Xác định quy luật di truyền :
- Theo giả thuyết P thuần chủng thân cao, hoa đỏ lai với thân thấp, hoa trắng, F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ à tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng, à F1 dị hợp tử về 2 cặp gen
- Quy ước gen : gen A : thân cao ; gen a : thân thấp.
 Gen B : hoa đỏ ; gen b : hoa trắng.
F1 giao phấn thu được F2 gồm:
 + 603 thân cao, hoa đỏ : 199 thân thấp, hoa trắng xấp xỉ 3 : 1 à F2 gồm 4 tổ hợp = 2 loaị giao tử đực x 2 loại giao tử cái. Mỗi cơ thể1 đều dị hợp tử về 2 cặp gen đêu cho 2 loại giao tử nên 2 cặp gen quy định chiều cao thân và màu sắc hoa liên kết hoàn toàn. 
 à Quy luật di truyền chi phối phép lai :
 + Trội, lặn hoàn toàn (ở mỗi cặp gen).
 + Liên kết hoàn toàn (ở cả 2 cặp gen).
* Sơ đồ lai:
 - Xác định kiểu gen P: 
 + Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen: 
 + Cây t

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_HSG_Sinh_chuyen_de_ve_Di_truyen.doc