Chuyên đề Một số phương pháp, kỹ thuật dạy học khắc phục trạng thái căng thẳng tâm lý cho học sinh - Nguyễn Tấn Phong

doc 23 trang Người đăng dothuong Lượt xem 845Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Một số phương pháp, kỹ thuật dạy học khắc phục trạng thái căng thẳng tâm lý cho học sinh - Nguyễn Tấn Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Một số phương pháp, kỹ thuật dạy học khắc phục trạng thái căng thẳng tâm lý cho học sinh - Nguyễn Tấn Phong
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG TÂM LÝ
CHO HỌC SINH.
&
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Cùng với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, hoạt động đổi mới giáo dục những năm gần đây đã tạo ra những thay đổi rất mạnh mẽ, đột phá... Dư luận xã hội rất quan tâm đến vấn đề này, tinh thần đổi mới đã có sự tác động tương đối sâu và rộng đến các cấp học, cũng như các đối tượng giáo dục. Hiệu quả thì cần phải có thời gian để đánh giá, thẩm định một cách chính xác. Dù sao thì đây cũng là một xu thế hiện đại - xu thế tất yếu.
 Tuy nhiên, có một thực tế là với sự thay đổi quá nhanh, liên tục và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Điều này đôi lúc gây khó khăn cho việc tiếp nhận thông tin và triển khai để thực hiện các nội dung đổi mới, từ cấp quản lý cho đến những người trực tiếp thực hiện công việc dạy và học. Giáo viên phải cố gắng, phụ huynh thì lo lắng, học sinh có vẻ hoang mang, căng thẳng. Đặc biệt là các em học sinh cuối cấp THPT.
 Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, hoạt động của học sinh được mở rộng, đa dạng hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, cao hơn. Hằng ngày, các em phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu trong học tập mà nhà trường, giáo viên đặt ra. Ngoài ra, những yêu cầu của các em về cuộc sống đối với lứa tuổi cũng cao hơn, cần các em giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập, tự giác hơn. Đến cuối cấp, học sinh còn phải đáp ứng yêu cầu học tập để tham dự kỳ thi TN THPTQG nhiều thay đổi. Học sinh THPT không thể tránh khỏi những áp lực nặng nề tác động từ nhiều phía đến quá trình học tập của các em, làm cho các em cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và chán nản với việc học tập của mình. Do vậy, hiện tượng căng thẳng tâm lý – (stress) luôn luôn nảy sinh trong quá trình học tập.
 Chuyên đề này sẽ làm rõ khái niệm về căng thẳng tâm lý – (stress) và căng thẳng tâm lý trong học tập, cũng như ảnh hưởng của stress đến học tập của học sinh; đồng thời, cũng gợi ý một số giải pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm trợ giúp học sinh khắc phục trạng thái căng thẳng tâm lý trong quá trình học tập.
 Vì thế, chuyên đề sẽ tập trung vào 2 nội dung chính sau:
 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ (STRESS) VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP.
 II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ (STRESS) VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP.
 1. Khái niệm chung về căng thẳng tâm lý (stress).
 1.1. Căng thẳng (tâm lý).
(Bách khoa toàn thư Wikipedia).
 Căng thẳng, trong tiếng Anh là stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là "kéo căng". Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
 Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kỳ có hại.
 Stress có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống,[1] nhưng cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực.
 Theo sinh lý học và sinh học, căng thẳng là một phản ứng của cơ thể sống đối với stressor (nghĩa là "căng thẳng nguyên") như là điều kiện môi trường hay một kích thích tố (stimulus). Căng thẳng là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức. Sau một sự kiện áp lực, cách cơ thể đáp ứng với căng thẳng là thông qua sự kích hoạt hệ thần kinh giao cảm dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng đánh-hay-chạy.
 1.2. Tác động về mặt thể chất.
 Tình trạng stress kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch, thiếu ôxy ở các tổ chức.
 Tăng catecholamin trong những điều kiện nhất định gây tình trạng thiếu ôxy tổ chức, loạn dưỡng và hoại tử cơ tim, thành mạch.
Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh
Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...
Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...
Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng...
Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.
Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...
Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...
Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
 1.3. Tác động về mặt tinh thần.
 Song song với tác động về mặt thể chất, căng thẳng gây ra tác động cả về mặt tinh thần. Các biểu hiện của nó là:
Hay quên, mất trí nhớ
Căng thẳng, lo sợ
Mất ngủ, run rẩy.
 2. Căng thẳng tâm lý và stress trong học tập.
 2.1 Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của học sinh THPT.
Học sinh THPT là những lứa tuổi từ 16 đến 18 đang học từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là thời kỳ chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành. Có một số đặc điểm tâm lý cơ bản như sau:
Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng, giữa xương ống tay, ống chân, xương ngón tay, ngón chân đã dẫn đến sự thiếu cân đối. Các em rất lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ.
Sự phát triển về mặt sinh lý cũng như sự biến đổi căn bản về mặt cơ thể, với nét đặc trưng lớn nhất là sự phát dục đã dẫn đến nhiều biến đổi về mặt tâm lý
Điều kiện sống của các em cũng có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Trong gia đình, các em có sự tham gia tích cực vào các hoạt động và nhiệm vụ của gia đình giao cho. Các em thể hiện sự tích cực, chủ động và độc lập trong khi hoàn thành các nhiệm vụ như một người lớn.
Học sinh THPT có nhu cầu muốn mở rộng các mối quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn nhìn nhận mình một cách bình đẳng, không muốn bị coi là trẻ con như trước đây. Bên cạnh đó, người lớn lại không coi các em đã trở thành người lớn. Điều này có thể gây ra xung đột tạm thời giữa thiếu niên với người lớn.
Đời sống tình cảm của học sinh THPT sâu sắc và phức tạp hơn so với học sinh THCS. Các em rất dễ bị xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm mang tính bồng bột.
 2.2. Bản chất của stress trong quá trình học tập ở học sinh.
Stress là sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài. Trong học tập, học sinh chịu nhiều tác động , áp lực không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức môn học mà còn ở phương pháp giảng dạy, thái độ của giáo viên, Những điều đó đã tạo nên stress cho các em.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của học sinh:
 2.3.1. Các yếu tố khách quan-môi trường, tâm lý-xã hội:
 Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì môi trường xã hội cũng có thể mang đến nhiều bất lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách như: những tệ nạn tràn lan trong xã hội, nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc định hướng giá trị nhân cách, lối sống, quan hệ và học tập của các em học sinh. Tất cả những biến động của thời đại, đang liên tục tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong xã hội trong đó có cả học sinh, buộc các em phải đấu tranh để lựa chọn các động cơ mà thích ứng. Bản thân học sinh trong tương lai sẽ là nguồn nhân lực cho xã hội, họ đang cố gắng học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày một cao. Những yếu tố đó của môi trường, của thời đại đều có ảnh hưởng đến stress trong học tập của học sinh.
Kỳ vọng từ gia đình và xã hội càng phát triển thì áp lực học tập càng lớn.
 2.3.2. Các yếu tố chủ quan:
- Về mặt sinh lý: Bị mắc những chứng bệnh đau đầu, đau lưng khi ngồi vào bàn học, sức khỏe yếu
- Về mặt tâm lý:
 + Nhận thức của học sinh trước các tình huống học tập: Vốn hiểu biết đã có mâu thuẫn với nhiệm vụ học tập mới, khó trong khi trình độ nhận thức còn hạn chế, bất lực với khả năng học tập của mình
 + Thái độ của học sinh trước các nhiệm vụ của môn học đề ra: Thấy mình không có khả năng học, không hứng thú với môn học, không tìm ra được phương pháp học tập thích hợp
 + Cách thức đáp ứng của học sinh trước các nhiệm vụ học tập: Đứng trước một bài toán khó, cách ghi nhớ và vận dụng trí nhớ khi đứng trước một vấn đề, cách đương đầu và giải quyết với một nhiệm vụ học tập hay một vấn đề của cuộc sống, cách bố trí thời gian trong học tập, thi cử và nghỉ ngơi, ít dành thời gian cho việc giải trí, vui chơi
 3. Một số biện pháp có thể làm giảm stress cho học sinh.
- Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, các buổi thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào thi đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt động cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu cầu tâm lý của học sinh.
- Các hoạt động này sẽ kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình thành những kỹ năng phù hợp, những cảm xúc tích cực, kỹ năng sống cần thiết.
- Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi đua, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia các phong trào sẽ giúp các em hình thành tự tin, giảm stress đáng kể. 
 Căng thẳng tâm lý đối với học sinh là một trạng thái luôn tồn tại. Người GV cần phải nắm rõ nguyên nhân gây nên trạng thái căng thẳng tâm lý đó, để có thể có những trợ giúp chính xác cho HS của mình. Bên cạnh những giải pháp tâm lý tích cực nhằm giúp tháo gỡ những khó khăn cho các em. Một trong những giải pháp trong chuyên đề này xin gợi ý cho thầy, cô đó là: Sử dụng một số phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực, để phát huy tính năng động, sáng tạo của HS. Khi HS được khơi gợi lòng đam mê, thì chắc rằng việc lĩnh hội tri thức mới của các em sẽ trở nên thật đơn giản, nhẹ nhàng và đầy hiệu quả.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
SỬ DỤNG TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT.
 1. Phương pháp dạy học là gì?
          Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
          1.1. PPDH có ba bình diện:
          - Bình diện vĩ mô là quan điểm về PPDH. Ví dụ: Dạy học hướng vào người học, dạy học phát huy tính tích cực của HS,
          Quan điểm dạy học (QĐDH) là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. QĐDH là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của PPDH.
          - Bình diện trung gian là PPDH cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, trò chơi,  Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS. Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học (HTDH). Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội (như dạy học theo nhóm) cũng được gọi là các PPDH.
          - Bình diện vi mô là Kỹ thuật dạy học . Ví dụ: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật hỏi chuyên gia, kỹ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,...
          1.2. Kỹ thuật dạy học (KTDH): là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
          Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kỹ thuật dạy học như: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép, ... 
          Tóm lại, QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể. Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.
* Một số lưu ý:
          - Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau (Ví dụ: kỹ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận). 
          - Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõ ràng. Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, có trường hợp lại được coi là một KTDH.
          - Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từng môn học hoặc nhóm môn học.
          - Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. Ví dụ: Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công não,... 
 Dưới đây chúng tôi xin trình bày một số PPDH và KTDH có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thể sử dụng để giáo dục kỹ năng sống cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động GDHN, NGLL
2. Một số phương pháp dạy học có thể được sử dụng.
 2.1. Phương pháp dạy học nhóm.
* Bản chất:
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
* Quy trình thực hiện:
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: 
a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ.
- Giới thiệu chủ đề
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ các nhóm.
b. Làm việc nhóm:
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
* Một số lưu ý:
- Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS.
 - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
 - Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
 - Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
         + Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
         + Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
         + HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
         + Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
         + Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
         + Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
* Các kỹ thuật chia nhóm:
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:
a/ Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,...:
- GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6...(tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...)
- Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.
b/ Chia nhóm theo hình ghép
- GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có.
- HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.
- HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh.
- Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.
c/ Chia nhóm theo sở thích
GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,...
d/ Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.
Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,....
 2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
* Bản chất
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết. 
* Quy trình thực hiện:
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
- HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV. 
* Một số lưu ý 
- Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.
- Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng cho phép.
- Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.
 2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề.
         * Bản chất
          Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS  các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích HS tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
         * Quy trình thực hiện:
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị) ;
- So sánh kết quả các cách giải quyết ;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
* Một số lưu ý
Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lý, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chủ đề bài học 
- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS
- Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS
- Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS
- Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải
- Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.
Tổ chức cho HS  giải quyết, xử lí vấn đề/ tình

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_Mot_so_phuong_phap_ky_thuat_day_hoc_khac_phuc_trang_thai_cang_thang_tam_ly_cho_hoc_sinh_TH.doc