Chuyên đề Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

doc 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐA KAO
---—–---
CHUYÊN ĐỀ MÔN TV1- CNGD TỔ 1
“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”
Đa Kao, ngày 1 tháng 9 năm 2016
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Trong những năm học gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản điều chỉnh dạy học theo hướng đổi mới, văn bản cụ thể số 5842 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ngày 01/09/2011 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì còn chú ý đến dạy học phù hợp với đặc điểm của vùng miền, dạy học theo chuẩn KTKN, dạy theo hướng giảm tải như công văn 896, 5842.. phù hợp từng đối tượng học sinh. Đặt biệt trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
 Trong năm học 2013 - 2014, chủ trương của Phòng Giáo Dục triền khai ƯDCN cho các trường thuộc dự án sepuap dạy TV1 CNG. Để thực hiện tốt chương trình này giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu chương trình: Giúp các em đọc thông viết thạo, không tái mù, các em nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống ngữ âm của Tiếng Việt. Đối tượng của TV1- CNGD chính tả là cấu trúc ngữ âm, quy trình dạy, phần vần công đoạn dùng mẫu và lập mẫu. Ngoài ra cần phải chú trọng tuần 0 của môn Tiếng Việt là phần đầu tiên rất quan trọng sau 2 tiết học học sinh nắm được yêu cầu của bài học một cách nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.
Lần đầu các em tiếp xúc với các môn học, đặc biệt là môn Tiếng việt 1 CNGD phần âm, vì vậy, học sinh nhập tâm và ghi nhớ một cách máy móc bước đầu học đọc, học viết, học cách phân biệt nguyên âm, phụ âm, cách dùng mẫu, lập mẫu, luạt chính tả, nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, một số em chỉ đọc vẹt chưa nắm vững các chữ cái, âm, vần. Với yêu cầu của phần âm, các em phải đọc đúng âm, phải nắm bắt kiến thức một cách vững vàng, để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong phần âm thì các em mới học tốt được môn tiếng Việt. 
  Chính vì thế, vấn đề chúng tôi đặt ra làm sao giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm, yêu thích môn học, tập cho các em tính mạnh dạn trong học tập và khả năng sáng tạo, độc lập. Nhằm đưa ra một số biện pháp cũng như chia sẻ một số kỹ năng giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng việt 1CNGD. 
II.THỰC TRẠNG : 
1. Đối với giáo viên :
a/ Thuận lợi:
- 100 % Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn.
- Hầu hết giáo viên trong tổ khối tuổi đời và nghề còn trẻ, cơ bản được tham gia các lớp tập huấn do ngành, nhà trường và cấp trên tổ chức.
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy, luôn tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS và tình hình thực tế của nhà trường.
- Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo viên, SGK đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy Trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu của giáo viên.
Giáo viên không phải soạn bài tiết kiệm thời gian để giáo viên nghiên cứu bài dạy.
Tác phong sư phạm chững chạc, lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, luôn gần gũi giúp đỡ học
sinh.
b/ Khó khăn: 
 - Một số GV bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh.
 - Do đổi mới chương trình SGK mới nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc dạy
 - Một số giáo viên dạy học chưa phát huy tính tích cực của học sinh nhất là việc vận dụng phương pháp giảng dạy đối với môn Tiếng Việt 1 CNGD. Hoạt động dạy còn mang tính máy móc, rất dễ gây nhằm chán trong HS đặc biệt là đối với HS lớp 1.
2. Đối với học sinh :
1/ Thuận lợi: 
- Luôn được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo.
- Điều kiện cơ sở vật chất: Có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, phòng học sáng sủa, sạch sẽ thoáng mát, ĐDDH, tủ, SGK, vở viết, được cấp phát và trang bị đầy đủ.
2/ Khó khăn:
 - 100% HS là con em dân tộc thiểu số, vốn tiếng việt của các em còn hạn chế, đa số HS trao đổi bằng tiếng mẹ đẻ.
 -Sự bất đồng ngôn ngữ giữa GV và HS cũng là một trong những khó khăn trong việc tiếp thu, nắm bắt kiến thức nhất là môn TV1 CNGD.
- Các em từ Mầm non lên nên chưa bắt nhịp được môi trường học tập mới.. Các em còn rụt rè, thiếu mạnh dạn.
- Do đổi mới chương trình môn tiếng việt 1 công nghệ giáo dục nên các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu chương trình mới, đa số các em chưa nắm bắt được ngữ âm, chưa định hình phân tích được đâu là nguyên âm đâu là phụ âm, chương trình còn quá sức với các em, việc nắm chắc luật chính tả là một thử thách đối học sinh. 
- Đa số gia đình các em hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa sự đầu tư và thiếu quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.
- Hầu hết các em chưa có góc học tập ở nhà.
Trước những tồn tại và thực trạng nêu trên, tổ khối 1 xây dựng chuyên đề: “Một số kỹ năng giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục”.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
1. Phân tích sư phạm.
* Nội chương trình phân môn TV1CNGD số tiết thống kê như sau:
a. Kiến thức nền : Từ tuần 01 -> tuần 9:
Tên bài
Số tiết quy định
Ghi chú 
Lí thuyết
Luyện tập
- Tổ chức và kiểm soát tiết học
7
3
Tuần 0
* Bài 1: Tiếng
10
2
Tuần 1, 2
- Bài: Tách lời ra từng tiếng
2
2
Tuần 1, 2
- Bài: Tiếng giống nhau.
2
Tuần 1
- Bài: Tiếng khác nhau - Thanh
2
Tuần 1
- bài : Tách tiếng thanh ngang ra hai phần
2
Tuần 1
- Bài : Tiếng có một phần khác nhau
2
Tuần 2
Tên bài
Số tiết quy định
Ghi chú 
Lí thuyết
Luyện tập
* Bài 2: Âm (Phụ âm/ nguyên âm)
64
2
Tuần 2 -> 8
- Phân biệt phụ âm - nguyên âm
4
2
Tuần 2
- Âm: ch;d;đ;e; ê;
12
Tuần 2,3
- Luật chính tả e; ê
2
Tuần 4
-Âm:g;h;i;gi;kh;l;m;n;ng;nh;o;ô;ơ;
p - ph;r;s;t;th;v;x;y;
46
Tuần 4 -> 8
(2 tiết /1 bài)
	b) Nội dung bài học:
1. Củng cố nâng cao kĩ năng đọc cho HS.
- Thông qua 40 bài yêu cầu HS nắm vững, đọc đúng âm, thuộc bảng chữ cái, biết phân biệt nguyên âm, phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, biết về luật chính tả. 
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giúp học sinh lớp 1 nắm vững được âm trong tiếng việt 1.
 - Nhằm giúp học sinh lớp 1 nắm vững âm trong quá trình giảng dạy TV1 CNGD trước hết giáo viên cần nắm được:
- Giúp học sinh nắm vững được âm, giáo viên cần chú ý 2 vấn đề then chốt:
+ Làm cho học sinh thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo.
+ Làm cho học sinh nắm được và có kĩ năng về các âm trong tiếng việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, biết về luật chính tả.
- Giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu dạy âm trong tiếng việt 1.
- Giáo viên phải hiểu rõ khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức của trẻ em. Bởi vì khả năng nhận thức của học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng, người giáo viên tiểu học cần phải hiểu trẻ em với đầy đủ nghĩa của nó, mới có thể tiến hành dạy âm thành công.
1.1. Dựa vào thực trạng của giáo viên và học sinh để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc trưng môn TV1- CNGD. Qua 2 tiết dạy với 4 việc
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm.
T giới thiệu âm mới/d /.
Phân tích tiếng/da/.
Vẽ mô hình hai phần tiếng /da/
Việc 2: Viết chữ ghi âm.
Giới thiệu chữ “d” in thường.
Hướng dẫn viết chữ “d” viết thường.
Đưa tiếng /da/ vào mô hình.
+ Thay âm đầu /d/ bằng các phụ âm đã học.
+ Thêm dấu thanh vào tiếng /da/ để được tiếng mới: da, dà,dá, dả, dã, dạ.
Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CNGD lớp 1”, tập một.
Việc 3: Đọc.
Đọc chữ trên bảng lớp.
Đọc sách “Tiếng Việt – CNGD lớp 1”, tập một.
Việc 4: Viết chính tả.
Viết bảng con.
Viết vở chính tả.
 1.2. Giải pháp.
 + Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của GV cần phải chuẩn mực, thân thiện.
 Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự.
 + Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. HS thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV- HS cần diễn ra nhịp nhàng.
 + Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho HS
 + Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài.
 + Giáo viên phải nắm bắt rõ luật chính tả.
 + Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt tổ chức các hoạt động trong từng việc.
 + Quan tâm tới các em HS nhận thức chậm trong lớp.
 + Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần ôn tập chú ý về các kỹ năng cần cũng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn. 
2. Phân loại đối tượng học sinh.
- Lập kế hoạch dạy học là việc làm không thể thiếu đối với bất cứ giáo viên nào khi đứng lớp, tuy nhiên giáo viên cần phải nghiên cứu, nắm vững mục tiêu bài dạy, bám sát vào phân phối chương trình, lịch báo giảng. Đặt ra các hoạt động hợp lí thể hiện rõ hoạt động của giáo viên - học sinh, có hoạt động cho đối tượng học sinh đạt và chưa đạt.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học bám sát yêu cầu bài dạy, hệ thống câu hỏi phải rõ ý, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với HS.
- Phân loại đối tượng HS theo nhóm và đặt tên nhóm khi tổ chức trò chơi.
- Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp hợp lí.
- Quan tâm khích lệ học sinh thường xuyên, tạo cơ hội để học sinh được chủ động tích cực thông qua giờ học và thực hành.
3. Giúp học sinh học tốt về âm.
- Có thể nói môn Tiếng Việt 1 CNGD là một môn học mới giúp học sinh nắm bắt được ngữ âm trong Tiếng Việt, trong phần âm là công cụ hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu chiếm tỉ lệ trọng yếu khi học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Vậy học sinh cần phải thuộc tất cả các chữ cái, giúp học sinh có khả năng tư duy sáng tạo trong các tiết học, lấy học sinh làm trung tâm, các em sẽ là người chủ động trong các tiết học.
- Do vậy khi dạy về phần âm giáo viên phải thực hiện được theo 4 việc thì học sinh sẽ học được cách làm việc theo trí óc, khi thực hiện được theo 4 việc, giáo viên có thể huấn luyện kĩ năng viết cho học sinh theo 4 mức độ. Viết được, viết đúng, viết đẹp, viết nhanh và đọc theo 4 mức độ to, nhỏ, nhẩm, ngậm.
Ví dụ: mẫu 1: 
 Từ âm a (N. âm), âm b (P. âm) --------->  ba.
Kết hợp với các dấu thanh         ---------> bà, bả, bạ, bá
Phân biệt tiếng /chữ (âm bờ, tiếng ba/ chữ bờ, chữ ba).
 Đến âm e (N. âm), xuất hiện các vấn đề (luật chính tả):
Đứng trước: a,o,ô,ơ, u, ư là âm cờ được ghi bằng chữ cờ (c).
Đứng trước chỉ riêng các âm e, i là âm cờ được ghi bằng chữ ka (k).
Đứng trước âm đệm: được ghi bằng chữ cu (q).
Đọc: cờ--k (tiếng k)/viết ka--k (chữ k), nhắc HS: âm cờ được ghi bằng con chữ ka
Đọc: cờ-oa- qua (tiếng qua)/viết cu-ua- qua (chữ qua), nhắc HS: âm cờ được ghi bằng con chữ cu.
Kết hợp với các dấu thanh để có các tiếng tương tự.
Khi đọc các câu, từ (trong phần đọc ứng dụng) phải đọc trơn (Mẹ à, Dì Hoa chả kể gì cả), không đánh vần từng tiếng, nếu học sinh không đọc được là do học phần trước không kỹ, phải quay về các thao tác như những bài đầu.
Khi dạy, bắt buộc giáo viên phải phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi nói: các em đọc âm, vần, tiếng/ các em viết con chữ, viết chữ; âm cờ được ghi bằng con chữ cờ (c), con chữ ka (k), con chữ cu (q); đánh vần: cờ -a-ca; cờ- e- ke; cờ- ua- cua; cờ-oa- qua
 4. Phân loại hệ thống cấu trúc âm gắn với luật chính tả.
 Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm-chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà, má, mạ). Gồm 22 phụ âm và 11 nguyên âm (chỉ nguyên âm đơn, riêng khi dạy ở âm cờ có xuất hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vần sau này); dạy tiếng Việt là dạy chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, học sinh phải được nhìn, nghe và luyện phát âm đúng (khi giáo viên phát âm mẫu); điểm ngoại lệ là dạy những âm được ghi bằng hai, ba chữ cái: ch, kh, ng, ngh, gh, nh, ph, th(thường được dạy liền nhau để dễ phân biệt và gắn liền với luật chính tả: c- ch; g-gh; ng- ngh); nếu học sinh không nhớ giáo viên phải nói ra các âm được ghi bằng hai, ba chữ cái đồng thời thường xuyên cho học sinh nêu lại luật chính tả: g/gh, ng/ngh: tương tự cấu trúc như với c và k; riêng đối với những trường hợp như tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cũng bắt đầu được dạy từ giai đoạn này (sẽ đề cập ở phần sau). Về các giai đoạn sau này, nội dung dạy học cũng luôn được lặp lại, yêu cầu học sinh nhắc lại thường xuyên khi học các mẫu 2,3,4,5.  
Khi dạy các bài ở mẫu 3, giáo viên phải chú ý dạy phát âm đúng các vần (chủ yếu là cặp vần cùng một bài), các tiếng chứa vần (những bài có số vần cần học nhiều- chủ yếu là để học sinh dễ so sánh, nhận biết, giáo viên có thể giãn ra thành nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau). 
Như vậy, sau khi học 4 việc, học sinh đã được cung cấp bộ công cụ Tiếng Việt (về kiến thức về cấu trúc ngữ âm, luật chính tả) và hình thành kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Từ đó giúp các em học tốt hơn phân môn học vần nói riêng và môn tiếng Việt nói chung.
  5. Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học sinh.
 Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là một phần trong hình thức tổ chức học tập cần phải phong phú và đa dạng. Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh.
 6. Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến thức và tự chữa lỗi:
Có thể nói đây là một kỹ năng rất quan trọng giúp cho người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học.
Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em biết chia sẻ với nhau về kinh nghiệm học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những ham thích đến trường mà còn dần yêu thích môn học này.
V. THỰC HÀNH .	
Tiết 2,3: Tiếng việt
 §33, 34: Âm /d/
Mở đầu
T. Nhắc lại mẫu đã học :
H. Mẫu: /ba/. Phân tích /ba/- /bờ/ - /a/ - /ba/.
T. Bằng cách gì em nhận ra nguyên âm hay phụ âm ?
H. Bằng phát âm, xem xem luồng hơi đi ra tự do hay bị cản ?
T. Thay b ở mô hình bằng ch. Vẽ mô hình tiếng /cha/ lên bảng lớp.
H. Vẽ mô hình tiếng /cha/ vào bảng con.
T. Hãy nhắc lại các chữ đã học.
H. a, b, c, ch.
T. Hôm nay chúng ta học âm mới. Âm /d/ HS nối tiếp nhắc tên bài.
Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm
1a. T giới thiệu âm mới
T. (Phát âm) /da/.
1b. Phân tích tiếng
T. Phân tích tiếng /da/.
H. Phát âm lại /da/ theo 4 mức độ: T – N – N – T.
T. Phân tích tiếng /da/: 	/da/ - /dờ/ - /a/ - /da/.
H. Phân tích tiếng /da/ nhiều lần ( cá nhân, ĐT).
T. Tiếng /da/ có âm nào đã học? âm nào chưa học?
H. Âm /a/ đã học, âm /d/ chưa học.
T. Phát âm lại /d/.
H. Phát âm lại nhiều lần/d/.
T. Hãy nhận xét luồng hơi phát ra khi phát âm /d/?
H. Âm /d/ khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản.
T. Âm /d/ là nguyên âm hay phụ âm?
H. Âm/d/ là phụ âm. Vì khi phát âm luồng hơi ra bị cản.
T. /d/ là phụ âm
H. /d/ là phụ âm. 
1c. Vẽ mô hình.
T. Vẽ mô hình tiếng /da/.
H. Phần đầu là âm /d/ phần vần là âm /a/
T. Viết âm/a/ đã biết vào phần vần của mô hình.
H. Vẽ
Việc 2. Viết chữ ghi âm /d/.
2a. Giới thiệu chữ “d” in thường
T. Mô tả: chữ d gồm một nét cong kín bên trái, một nét sổ dài bên phải.
T. Viết mẫu lên bảng
2b. T hướng dẫn viết chữ “d” viết thường
2c. Đưa tiếng /da/ vào mô hình.
T. Đưa tiếng /da/ vào mô hình.
H. Vẽ mô hình tiếng /da/
T. Thay âm đầu /d/ bằng các phụ âm đã học.
H. ba, ca, cha
T. Thêm thanh vào các tiếng thanh ngang.
H. da. dà, dá, dả, dã, dạ
T. Đọc lại tiếng vừa viết
H. Đọc trơn, phân tích từng tiếng.
2d. Hướng dẫn H viết vở “ Em tập viế t- CGD lớp 1”, tập 1.
H. viết từng dòng vào vở Em tập viết.
T. Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H.
T. Có thể chấm một số bài, nhận xét, rút kinh nghiệm cả lớp.
Việc 3. Đọc
3a. Đọc chữ trên bảng lớp
3b. Đọc sách “TV-CGD lớp 1” tập 1.
Việc 4. Viết chính tả
4a. Viết bảng con( bảng lớp)
T. (phát âm) cá à, bà ạ, da cá
4b. Viết vở chính tả.
T. đọc cho H viết vào vở : - cá à?
 - dạ, cá, bà ạ!
H. đọc, phân tích từng tiếng, viết vào vở.
T. Có thể chấm một số bài, nhận xét, rút kinh nghiệm cả lớp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
TKT cùng giáo viên dự giờ giáo viên trong tổ khối để nắm được lực học của học sinh từ đó xây dựng lí thuyết phù hợp với nội dung đưa ra.
TKT cùng giáo viên thảo luận nội dung chuyên đề và bài dạy minh họa đưa ra phương pháp phù hợp với bài dạy.
Chuyên môn trường xây dựng lí thuyết. Đ/c Trần thị Vui, Rơ Yam K Khin người thực hiện tiết dạy minh họa.
Thời gian dạy ngày 13/9/2016 ( 2 tiết gồm 4 việc)
Qua quá trình giảng dạy, giúp HS biết âm. Đồng thời giúp GV trong khối nắm được quy trình bài dạy. Từ đó trong giờ học về âm giúp các em hứng thú học tập, giờ học diễn ra tự nhiên có hiệu quả.
Trên đây là chuyên đề : “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của chuyên môn, đồng nghiệp để giảng dạy môn Tiếng Việt được tốt hơn.
VI. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện kế hoạch mở chuyên đề của Phòng GD&ĐT Đam Rông. 
Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm và tình hình thực tế của nhà trường, trường Tiểu học Đa Kao xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề cấp cụm, chuyên đề «  Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục»  cụ thể như sau:
I. Mục đích – yêu cầu.
- Nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ Nhà giáo – CBQLGD trường học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông;
- Nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên theo chương trình mới của ngành: Đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp theo chương trình, đối với môn Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục.
- Làm cho học sinh thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo.
 - Làm cho học sinh nắm được và có kĩ năng về các âm trong tiếng việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, biết về luật chính tả.
- Giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu dạy âm trong tiếng việt 1.
II. Hình thức tổ chức.
- Thực hiện tiết dạy minh họa TV 1 CNGD tiết 33;34, Bài: “Âm d” sách Tiếng Việt 1 CNGD – Tập 1- tuần 3 – trang 24.
- Tổ chức thảo luận, góp ý, thống nhất về nội dung lý thuyết và các hình thức tổ chức, tiến trình, các phương pháp vận dụng của tiết dạy minh họa. 
- Hoàn chỉnh biên bản góp ý lý thuyết và tiết dạy minh họa;
- Tổ chức sơ kết chuyên đề cuối học kỳ I năm học 2016 – 2017;
- Phó hiệu trưởng xây dựng lý thuyết chuyên đề, gửi cho các tổ góp ý thống nhất nội dung chuyên đề.
- Phân công cho Tổ khối trưởng và GV tổ 1 chịu trách nhiệm soạn thảo bài dạy minh họa, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy.
III. Thời gian, địa điểm tổ chức.
Chuyên đề tổ chức vào lúc 8 giờ 00 phút ngày 13/9/2016;
Địa điểm tại: Trường TH Đa Kao;
IV. Thành phần tham dự.
- CBQL; toàn thể giáo viên trong trường;
- Khách mời dự chuyên đề: Chuyên viên Phòng giáo dục; CB quản lí chuyên môn, tổ khối trưởng các trường trong cụm 3 xã Đạ Tông; Đạ Long và ĐạmM’Rông.
V. Thời gian triển khai và thực hiện chuyên đề.
- Tuần 1: Suy ngẫm, tìm nội dung viết chuyên đề.
- Cuối tuần 1: Phân tích sư phạm và viết chuyên đề.
- Trước tuần 2: Lưu ý cho GV dạy tốt các bài liên quan đến các bài đã học từ bài 1 và hai bài của bài 2 (Âm: c, ch).
- Tuần 3 bắt đầu thực hiện: GV tư duy và lựa chọn kiến thức nền, kiến thức luyện tập, ôn tập và dạy thử nghiệm.
- Tuần 4, 5, 6,7, 8: Sau mỗi tiết dạy thực hành GV tổ chức kiểm tra, thống kê, phân loại kết quả học tập của HS theo các kĩ năng. Từ những kết quả đó GV lựa chọn, dự kiến các hoạt động của HS để tiếp tục áp dụng vào các tuần kế tiếp.
- Tuần 9: Kiểm tra và ghi chép kết quả HS đạt được.
- Sau tuần 9: Giáo viên viết báo cáo tổng kết chuyên đề, tổ chức rút kinh nghiệm.
VI. Kiến nghị: 
	1. Về phía nhà trường 
	- Chỉ đạo các khối tổ viết và thực hiện các chuyên đề liên quan đến nội dung bài học theo tinh thần đổi mới bằng cách cho các khối đăng ký nội dung chuyên đề ngay từ đầu tháng 1.
	- Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá việc áp dụng chuyên đề và tổ chức rút kinh nghiệm sau một thời gian áp dụng chuyên đề để điều chỉnh kịp thời cho các tổ khối. Từ đó có hướng chỉ đạo các khối tiếp tục thực hiện.
	- Chủ động liên hệ với các trường trong cụm để trao đổi kinh nghiệm về các chuyên đề đã và đang thực hiện.
- Tạo điều kiện về kinh phí để tiếp tục thực hiện chuyên đề tr

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_TIENG_VIET_1_CNGD.doc