CHUYÊN ĐỀ I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ. I. Đặc điểm dân số Việt Nam. a. Số dân. - Việt Nam là một quốc gia đông dân. Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người. Về diện tích, lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, còn về dân số nước ta đứng thứ 14 trên thế giới. Năm 2007 dân số nước ta là 85,1 triệu người. Gia tăng dân số. - Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985). - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhưng có xu hướng giảm dẫn đến năm 2003 chỉ còn 1,43 %. Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh do: + Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ. - Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở nước ta. Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,12 % thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi 1,52 % cả nước là 1.43 %. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất 1.11 %, Tây Bắc cao nhất 2,19 % ( 1999). * Hậu quả của việc dân số đông và tăng nhanh. 1. Tích cực: + Dân số đông và tăng nhanh làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào, trẻ đó là vốn quý để phục vụ các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng. + Nhân lực dồi dào, giá rẻ và thị trường rộng lớn kích thích các ngành sản xuất trong nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài. 2. Tiêu cực. * Gây sức ép lên vấn đề kinh tế + Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gia tăng + Tốc độ phát triển kinh tế chậm. + Tiêu dùng lớn nên tích luỹ để đầu tư phát triển kinh tế ít. * Gây sức ép lên vấn đề xã hội. + Dân số đông tăng nhanh nên dịch vụ y tế, giáo dục chậm được nâng cao về chất lượng. Số y bác sỹ, số giường bệnh, số giáo viên, lớp học/1000 dân còn thấp. Thu nhập bình quân/người thấp, chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao tệ nạn xã hội theo đó tăng lên. Nền sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của mọi tầng lớp nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng. * Gây sức ép lên vấn đề môi trường. + Dân số đông tăng nhanh dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để sản xuất nên cạn kiệt + Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững như: thiên tai, dịch bệnh. = > Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Cơ cấu dân số. - Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân nước ta cao trong một thời gian dài nên nước ta có cơ cấu dân số trẻ. - Năm 1999 cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta như sau: Nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động từ 0- 14 tuổi là: 33.5 % giảm so với những năm trước. Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động từ 15- 59 tuổi là: 58,4%. Nhóm tuổi trên độ tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên là: 8,1%. Hai nhóm tuổi trên đều tăng so với những năm trước. - Dân số từ 0 – 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này. - Cơ cấu giới tính của dân số. + Ở nước ta tỉ số giới tính ( số nam so với 100 nữ) của dân số đang thay đổi. Tác động của chiến tranh kéo dài làm cho cấu giới tính mất cân đối ( Năm 1979 là 94,2) vì nam thường đi chiến trận nhiều hơn, lao động nặng nhọc, nguy hiểm hơn và thường sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn ( Năm 1999 là 96,9). +Tỉ số giới tính ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư . Tỉ số này thường thấp ở những nơi có các luồng xuất cư và cao ở các nơi có những luồng nhập cư. Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm có các luồng xuất cư di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước do có tỉ lệ nhập cư cao nên tỉ số giới tính cao rõ rệt. Bài tập về nhà và thực hành. 1. Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979-1999 ( %0.) Năm Tỉ suất 1979 1999 Tỉ suất sinh 32,5 19,9 Tỉ suất tử 7,2 5,6 - Tính tỉ lệ ( %) gia tăng tự nhiên của dân số các năm và nêu nhận xét - Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979- 1999. Gợi ý trả lời Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. + Đối với vấn đề kinh tế. Tiêu dùng ít hơn có tích luỹ để tái đầu tư phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nên giải quyết tốt việc làm cho số dân . + Đối với vấn đề xã hội: Giáo dục. y tế, mức sống- thu nhập. + Đối với vấn đề môi trường. Thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Dưới độ tuổi lao động giảm dẫn đế số trẻ em giảm giảm sức ép lên các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường còn chứng tỏ tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm, cơ cấu dân số đang dần tiến tới ổn định. Câu 2 - Tính tỉ lệ % gia tăng tự nhiên của dân số là lấy tỉ suất sinh – tỉ suất tử. Trước khi trừ đổi đơn vị ra phần trăm - Gợi ý vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Vẽ đường tỉ suất sinh và tỉ suất tử phần chênh lệch giữa hai đường biểu diễn là tỉ lệ gia tăng tự nhiên. II. Mật độ dân cư và phân bố dân cư. 1. Mật độ dân cư và phân bố dân cư. + Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới. Năm 2003 là 246 người / km2 ( Thế giới là 47 người / km2). + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều do nhiều nhân tố: - Nhân tố tự nhiên như: Khí hậu, nước, địa hình, đất đai, khoáng sản, sinh vật. - Nhân tố kinh tế, xã hội, lịch sử: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, vấn đề chuyển cư. + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi. - Đồng bằng chỉ chiếm có 1/4 diện tích nhưng lại tập trung tới 80% dân số. - Trung du, miền núi có tới 3/4 diện tích chỉ có 20% dân số. + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị. Năm 2003 có 26 % dân cư sống ở thành thị, 74 % dân số sống ở nông thôn. +. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam. - Phía Bắc có lịch sử định cư lâu đời hơn nên MĐDS cao hơn phía Nam. - Thí dụ: ĐBSH có MĐDS là 1179 người / km2, ĐBSCL là 420 người / km2 ( 2002). +. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều trong phạm vi nhỏ. - Trong cùng 1 khu vực ở ĐBSH dân cư tập trung đông nhất ở Hà Nội, thưa ở rìa phía Bắc và Tây Nam. - ĐBSCL tập trung đông ở ven sông Tiền và sông Hậu thưa ở đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Phân tích hậu quả của việc phân bố dân cư không đều. Tích cực. Đồng bằng và các thành phố lớn dân cư tập trung đông, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn thuận lợi việc hình thành các trung tâm công nghiệp và dịch vụ. Tiêu cực. + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều gây khó khăn cho sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên trong nước cũng như mỗi vùng kinh tế. - Ở đồng bằng đất chật người đông thừa lao động tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, bình quân lương thực và GDP/người thấp. - Ngược lại ở trung du miền núi dân cư thưa, đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu lao động để khai thác nhất là lao động có kĩ thuật TNTN bị lãng phí trong khi đời sống của đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn cần được nâng cao. + Mặt khác quá trình đô thị hoá không đi đôi với quá trình công nghiệp hoá nên tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao. Ở nông thôn lao động dư thừa ra thành phố tìm việc làm tạo nên sức ép về vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường đô thị Biện pháp khắc phục. + Phân bố lại dân cư thực hiện chương trình di dân xây dựng vùng kinh tế mới. + Có chính sách ưu đãi với lao động kĩ thuật lên canh tác ở trung du miền núi. + Phân công lại lao động theo ngành và theo lãnh thổ. - Ở nông thôn: Xây dựng các cơ sở chế biến tiểu thủ công nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá các loại hình nông nghiệp chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá. - Ở thành thị phát triển các trung tâm công nghiệp và dịch vụ. III. Quá trình đô thị hoá. - Mức độ đô thị hoá và trình độ đô thị hoá ở nước ta còn thấp. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng qua các năm nhưng không đều và còn chậm. Giai đoạn tăng nhanh nhất là từ 1995-2003 số dân thành thị tăng 5931,4 nghìn người, tỉ lệ dân đô thị tăng 5.05 % điều này cho thấy quy mô đô thị hoá ở nước ta ngày càng mở rộng nhưng so với thế giới vẫn còn rất thấp. - Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị còn mang tính chất xen cài trong lối sống, trong quan hệ kinh tế và không gian đô thị. - Các đô thị ra đời trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp , dịch vụ hành chính, ít đô thị phát triển dựa vào sản xuất công nghịêp. - Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các đô thị còn kém phát triển. Các đô thị thường có quy mô nhỏ, phân bố không đều tập trung ở đồng bằng ven biển. Bài tập rèn kĩ năng Cho bảng số liệu về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta thời kì 1985- 2003. Năm Tiêu chí 1985 1990 1995 2000 2003 Số dân thành thị ( Nghìn người) 11360,0 12880,3 14938,1 18771,9 20869,5 Tỉ lệ dân thành thị (%) 18,97 19,51 20,75 24,18 25,80 Vẽ biểu đồ thể hiện thích hợp thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta thời kì 1985- 2003 Cho nhận xét . Gợi ý trả lời. Vẽ biểu đồ cột đường kết hợp. Số dân thành thị cột, tỉ lệ dân thành thị đường. Hai trục tung. Nhận xét dựa vào phần III. Đô thị hoá IV. Vấn đề lao động và việc làm. 1. Nguồn lao động. + Nguồn lao động nước ta bao gồm những người trong trong độ tuổi lao động ( Nước ta quy định nam từ 15 – 60, nữ từ 15- 55 tuổi) có khả năng lao động , có nghĩa vụ lao động và những người ngoài độ tuổi lao động trên nhưng vẫn tham gia lao động gọi là lao động dưới và trên độ tuổi. + Năm 2003 nước ta có 41,3 triệu lao động trong đó khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2 %, khu vực nông thôn chiếm 75,8 %. + Số lao động nước ta qua đào tạo chỉ chiếm 21,2 % trong đó có 16,6 % có trình độ công nhân kĩ thuật và trung học chuyên nghiệp, số còn lại là cao đẳng đại học , trên đại học. Số chưa qua đào tạo chiếm 78,8 %. + Lực lượng lao động nước ta dồi dào tăng nhanh , mỗi năm bình quân nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động. * Ưu điểm của nguồn lao động nước ta. - Lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật , năng động, linh hoạt với cơ chế thị trường. - Lao động đông, dồi dào, giá rẻ, thị trường rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Lực lượng lao động tập trung đông ở ĐBSH, ĐNB, và các thành phố lớn thuận lợi cho hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thuận lợi cho các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao phát triển. * Tồn tại của nguồn lao động. - Lao động nước ta hạn chế vể thể lực và trình độ chuyên môn gây khó khăn cho việc sử dụng lao động - Lao động phân bố chưa hợp lí dẫn đến đồng bằng và thành phố lớn thừa lao động gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm nhưng trung du, miền núi nhiều tài nguyên lại thiếu lao động khai thác. 2. Sử dụng lao động. - Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội của đất nước số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991-2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Năm 2003 lao động hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 59,6 % giảm 11,9 % so với năm 1989; khu vực công nghiệp – xây dựng là 16,4 % tăng 5,2 % so với năm 1989 và chiếm tỉ lệ thấp nhất; khu vực dịch vụ là 24% tăng 3,7 % so với năm 1989. - Việc sử dụng lao động theo các thành phân kinh tế cũng có những biến chuyển. Phần lớn lao động nước ta làm trong khu vực ngoài quốc doanh 90,4 %; khu vực nhà nước chỉ chiếm 9,6 %. 3. Vấn đề việc làm. .- Nguồn lao động dồi dào tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. - Do đặc điểm của mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thời gian thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn. Năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sư dụng ở nông thôn là 77,7 % . Vì vậy dân cư nông thôn bỏ ra thành phố tìm việc làm rất nhiều. - Ở thành thị dân cư tập trung đông trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị tương đối cao khoảng 6%. * Các giải pháp giải quyết việc làm. - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để vừa tạo thêm việc làm vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động đến xây dựng kinh tế mới. - Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình giảm sự gia tăng dân số để đi đến cân đối giữa quy mô nguồn lao động với khả năng thu hút lao động của nền kinh tế . - Đối với nông thôn: Đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống: mây tre đan, mộc, khảm trai, thêu ren - Đối với thành thị: Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động thu ngoại tệ. Câu hỏi và bài tập kĩ năng. Cho bảng số liệu thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ( %) Năm Thành phần 1985 1990 1995 2002 Khu vực nhà nước 15,0 11,3 9,0 9,6 Các khu vực kinh tế khác 85,0 88,7 91,0 90,4 1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ( %). 2. Nêu nhận xét về sự thay đổi trên. CHUYÊN ĐỀ II: ĐỊA LÍ KINH TẾ. Bài 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta thoát ra cuộc khủng hoảng từng bước ổn định và phát triển. Từ đó đến nay nền kinh tế có ba sự chuyển dịch lớn. Chuyển dịch cơ cấu ngành. + Thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP. - Tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp liên tục giảm; năm 1991 là 40,5 % đến năm 2002 chỉ còn 23% thấp hơn công nghiệp và dịch vụ. Đây là sự giảm về tỉ trọng còn giá trị tuyệt đối của nông nghiệp vẫn tăng do công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh hơn và chiến tỉ trọng cao hơn nhờ chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng lên nhanh nhanh nhất từ dưới 24 % năm 1991 lên 38,5 % năm 2002. Do chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế gắn liền đường lối đổi mới nên công nghiệp được khuyến khích phát triển. - Tỉ trọng dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. Từ năm 1991 – 1996 dịch vụ tăng liên tục cao nhất là năm 1996 tỉ trọng lên tới gần 45 % nguyên nhân là do năm 1995 ta bình thường hoá với Mỹ tạo bối cảnh thuận lợi cho kinh tế đối ngoại phát triển. Từ năm 1996 trở lại đây có xu hướng giảm do 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực diễn ra và hoạt động kinh tế đối ngoại tăng chậm. Nay có xu hướng phục hồi. + Thay đổi trong nội bộ các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp tự túc, độc canh sang nền nông nghiệp hàng hoá. Từ tỉ trọng của ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn chuyển sang chú trọng đến ngành chăn nuôi. Trong công nghiệp xuất hiện nhiều ngành công nghiệp trọng điểm nổi bật là ngành dần khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùngphù hợp với thị trường. Trong dịch vụ đã đa dạng các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ cao hơn trước. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. - Đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp. Thí dụ: ĐBSH và ĐBSCL chuyên canh cây lương thực thực phẩm; Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chuyên canh cây công nghiệp. - Trong công nghiệp đã hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.cùng với các trung tâm dịch vụ tạo nên các vùng kinh t ế phát triển năng động. - Cả nước có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm. + Vùng kinh tế trọng điểm là vùng tập trung lớn về công nghiệp, thương mại dịch vụ nhằm thu hút những nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh đặc biệt là công nghiệp. + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Diện tích 15,3 nghìn km2 dân số 13 triệu người (2002) gồm 8 tỉnh ( Đọc át lát) + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Diện tích 27,4 nghìn km2 dân số 6 triệu người (2002) gồm 5 tỉnh ( Đọc át lát) + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Diện tích 28 nghìn km2 dân số 12,3 triệu người (2002) gồm 7 tỉnh ( Đọc át lát). c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Có 5 thành phần kinh tế: + Thành phần kinh tế Nhà nước. + Thành phần kinh tế tập thể + Thành phần kinh tế tư nhân + Thành phần kinh tế cá thể. + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài 1. Các thành phần kinh tế Tỉ lệ % Thành phần kinh tế Nhà nước. Thành phần kinh tế tập thể Thành phần kinh tế tư nhân Thành phần kinh tế cá thể. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tổng cộng 38.4 8.0 8.3 31.6 13.7 100 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế và cho nhận xét. Gợi ý trả lời. Vẽ biểu đồ tròn. Nhận xét: Nước ta có 5 thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất sau đó đến thành phần kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thấp nhất là thành phần kinh tế tập thể. ( Lấy số liệu chứng minh thành phần kinh tế Nhà nước gấp bao nhiêu lần thành phần kinh tế tập thể) ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Các nhân tố tự nhiên. Tài nguyên đất. - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghịêp. Có hai loại đất chính. - Đất phù sa có khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác. Phân bố tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL và đồng bằng ven biển miền Trung. - Đất Fe- ra-lit chiếm diện tích 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du miền núi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su. - Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp nước ta. - Ngoài ra còn có các loại đất xám phù sa cổ, đất lầy thụt và đất mặn, chua phèn. Nếu cải tạo hợp lí và sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng diện tích đất nông nghiệp. Tài nguyên khí hậu. + Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thuận lợi: Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cây xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ 2-3 vụ lúa và rau màu trong năm, nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. - Khó khăn: Sâu bệnh, sương muối, nấm mốc thiệt hại mùa màng. + Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo bắc – nam, theo mùa, theo độ cao. - Thuận lợi: Tạo nên nhiều vùng miền khí hậu khiến cho nước ta có thể trồng hệ cây trồng vật nuôi đa dạng từ các loại cây cận nhiệt ôn đới, đến nhiệt đới. Cơ cấu mùa vụ phong phú, đa dạng. - Khó khăn: Miền Bắc có mùa đông gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất ở Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng, miền núi có sương muối, sương giá vào mùa đông. Mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt , bão gió thất thường gây thiệt lớn cho mùa màng. Tài nguyên nước. + Thuận lợi: Có nguồn nước dồi dào mạng lưới dày đặc cả nước có 2360 con sông trên 10 km. Đi dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp 1 cửa sông. Các sông có giá trị về thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi dào cung cấp nước tưới cho nông nghiệp đặc biệt là mùa khô điển hì
Tài liệu đính kèm: