Chuyên đề Hệ thống câu hỏi và bài tập về đột biến

doc 35 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 12776Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hệ thống câu hỏi và bài tập về đột biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Hệ thống câu hỏi và bài tập về đột biến
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
-------------***------------
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC
Người thực hiện : Nguyễn Thị Phú
Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị : Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tên chuyên đề: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 12 tiết
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9
NĂM HỌC : 2015-2016
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
 	Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vị trí hết sức trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại,có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế và xã hội loài người.Trong hệ thống chương trình Sinh học cấp THCS nói chung và Sinh học lớp 9 nói riêng, bên cạnh những kiến thức thuộc về lí thuyết được mô tả còn có mảng kiến thức không kém phần quan trọng là câu hỏi và bài tập sinh học.
	Mặt khác sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Đồng thời việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng. Nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự chiếm lĩnh tri thức. Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ học sinh ngày càng tăng nhanh chóng, nhu cầu học tập các môn học ngày càng nhiều. Bộ môn Sinh học trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Nhiều nội dung trước đây (từ năm 2005 trở về trước) thuộc chương trình lớp 11 và 12 thì hiện nay (theo chương trình thay sách giáo khoa từ 2002-2003) lại được đưa vào chương trình lớp 9. Chính vì vậy bộ môn Sinh học lớp 9 không những được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằm kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức lí thuyết của học sinh.
 Di truyền và biến dị, một nội dung chủ yếu của di truyền học hiện đại, đã được đưa vào giảng dạy tại chương trình THPT và THCS. Những nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp cận một số khái niệm cơ bản về chọn giống và tiến hóa. Các đề thi đại học, cao đẳng gần đây( từ năm 2007), các đề thi HSG cấp tỉnh, một số đề thi Olimpic Sinh học Quốc gia và Quốc tế đều có nội dung liên quan tới phần Di truyền và biến dị. Vì vậy, việc xây dựng các công thức liên quan tới bài tập ở nội dung này có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện tư duy lôgic và kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề của học sinh. Sách giáo khoa, sách bài tập Sinh học thuộc chương trình THCS đã đưa ra nhiều công thức giúp học sinh giải quyết tốt các bài tập thuộc phần Biến dị. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa các dạng bài tập thuộc phần Biến dị là rất cần thiết cho việc học tập và ôn luyện thi của học sinh. Mặt khác, một số công thức phần Biến dị tuy đã được giới thiệu nhưng không được sử dụng có hiệu quả để khắc sâu kiến thức lý thuyết cho học sinh. Chính vì vậy, trong quá trình dạy đội tuyển HSG tôi đã hệ thống hóa kiến thức phần Biến dị vào sáng kiến kinh nghiệm “Hệ thống câu hỏi và bài tập về đột biến” với mục đích: 
 - Làm tài liệu tự bồi dưỡng cho bản thân
 - Làm tài liệu dạy cho học sinh ôn thi HSG và ôn thi vào các lớp chuyên Sinh.
 - Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ nhất và các dạng bài tập đột biến gen. 
 2. Cơ sở thực tiễn
	Trong chương trình sinh học THCS đặc biệt là chương trình sinh học 9 thì dạng bài tập nâng cao về nhiễm sắc thể( NST) và đột biến NST là một đề tài hay và khó đối với học sinh. Các dạng bài tập này có trong các đề thi học sinh giỏi các cấp, đặc biệt kiến thức phần di truyền biến dị theo chương trình đồng tâm các em sẽ phải gặp lại kiến thức này ở lớp 12 và chương trình thi đại học.
	Đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề này tuy nhiên qua một số năm tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG sinh học, tôi nhận thấy đây là những dạng bài tập nhiều năm có trong đề thi HSG tỉnh, đề thi vào chuyên Vĩnh Phúc, đề thi GVG tỉnh. Mặt khác dạng bài tập này khá khó và HS dễ bị nhầm lẫn vì vậy tôi muốn viết chuyên đề này đsinh THCS nhất và để phục vụ giảng dạy của bản thân, đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp và bồi dưỡng học sinh thi vào các trường chuyênTrong chuyên đề này do thời gian có hạn tôi chỉ mới đề cập đến một số dạng bài tập thường gặp trong các đề thi của tỉnh, đề thi vào trường chuyên Vĩnh Phúc và một số đề thi cấp tỉnh của các tỉnh (cụ thể là các dạng bài tập hay về đột biến) chứ không đi sâu nhiều dạng vì vốn hiểu biết còn có hạn. Và những dạng bài tập này thường gặp giúp rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh giúp các em có thể học để tham gia vào các kì thi HSG cũng như thi vào lớp 10 chuyên .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Nhằm trang bị cho học sinh đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 một cách có hệ thống về cơ chế đột biến ở cấp độ phân tử giúp cho học sinh có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài tập
 - Học sinh có kỹ năng vận dụng thành thạo các dạng bài tập đột biến cấp độ phân tử (gen) trong các đề thi học sinh giỏi.
 - Phát huy khả năng tư duy suy luận, phán đoán và tính linh hoạt của học sinh .
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.Phạm vi nghiên cứu:
 - Kiến thức lí thuyết và các dạng bài tập về đột biến .
2. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đội tuyển HSG môn Sinh học lớp 9.
 - Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 12 tiết
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
 - Nghiên cứu về hệ thống kiến thức lý thuyết về ADN, ARN, Protein, nhiễm sắc thể, các dạng đột biến và phương pháp giải bài tập về đột biến.
2. Phương pháp trao đổi đồng nghiệp :
 - Xin ý kiến các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy, xây dựng và hoàn thiện chuyên đề.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
 - Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của chuyên đề. 
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Cung cấp và giới thiệu tài liệu.
- Dạy kiến thức cơ bản.
- Từ kiến thức cơ bản để tìm ra các dạng câu hỏi lý thuyết liên quan đến đế thi và cách giải quyết.
- Từ kiến thức lý thuyết rút ra cách giải các dạng bài tập.
- Lựa chọn trong các đề thi các câu hỏi bài tập liên quan đến chương trình học để học sinh giải đề.
- Giáo viên đưa ra các đáp án chuẩn và thang điểm cho từng ý, từng câu rồi trao đổi chéo bài cho học sinh chấm chéo nhau. Cuối cùng giáo viên chấm và nhận xét, bổ sung các thiếu sót. 
 Cụ thể đối với học sinh và giáo viên như sau:
1. Đối với học sinh:
 Để nắm được kiến thức và đạt kết quả cao trong các kì thi chọn HSG, học sinh cần:
 - Nắm chắc kiến thức cơ bản .
 - Biết suy luận và đặt các câu hỏi vì sao? Câu hỏi so sánh từ lý thuyết và rút ra phương pháp giải bài tập.
 - Biết tìm tòi tài liệu tham khảo một cách hợp lý .
 - Cần cù chăm chỉ, chịu khó học tập trao đổi với bạn bè.
 2. Đối với giáo viên:
Cần thực hiện các nguyên tắc sau:
 - Nắm chắc kiến thức cơ bản, mạch kiến thức.
 - Biết mối liên hệ kiến thức giữa các chương, các bài.
 - Biết liên hệ kiến thức trong các bài, dự kiến các câu hỏi, tình huống có thể xảy ra trong đề thi và có phương pháp giải quyết các câu hỏi, các dạng bài tập.
 - Biết cách truyền thụ kiến thức cho học sinh dễ học, dễ nắm kiến thức.
 - Biết sưu tầm tài liệu đề thi các năm, các tỉnh.
 - Cung cấp tài liệu đề thi cho học sinh để học sinh làm quen dần với đề thi học sinh giỏi.
 - Luôn giao lưu trao đổi tài liệu, đề thi và kinh nghiệm với các giáo viên các trường, các huyện và các tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dạy đội tuyển.
 - Thường xuyên bám sát học sinh, liên hệ với gia đình học sinh, động viên thường xuyên cũng như góp ý cho học sinh về phương pháp học tập.
 - Thường xuyên tổ chức luyện đề, chữa đề thi, kiểm tra đánh giá một cách cụ thể sát sao.
 - Phân loại học sinh, chia ra các nhóm đối tượng ở các mức giỏi khá, trung bình để có biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ĐỘT BIẾN GEN
1. Khái niệm về đột biến gen:
 Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotit , xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử AND.
2. Nguyên nhân đột biến gen:
 - Do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ( tác nhân vật lí, hóa học).
 - Do ảnh hưởng của môi trường bên trong cơ thể (rối loạn hoạt động của tế bào).
Đã gây ra những rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của AND (sao chép nhầm).
 Dựa vào những nguyên nhân đó người ta có thể gây ra các đột biến gen trong thí nghiệm và sản xuất.
3. Các dạng đột biến gen:
 - Mất 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.
 - Thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.
 - Đảo vị trí 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.
 - Thay thế 1 hoặc 1 số cặp nucleotit này bằng 1 hoặc 1 số cặp nucleotit khác.
4. Vai trò của đột biến gen:
 - Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn tới biến đổi cấu trúc protein mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn tới biến đổi ở kiểu hình.
 - Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein, ví dụ : đột biên gen là mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ, đột biến ở lợn có đầu và chân sau dị dạng.
- Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.
 - Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật (đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa, đột biến làm lúa cứng cây và nhiều bông) và cho con người.
5. Tính chất của đột biến gen:
 - Đột biến gen cấu trúc biểu hiện thành một biến đổi đột ngột, gián đoạn về 1 hoặc 1 số tính trạng nào đó, trên 1 hoặc 1 số ít cá thể nào đó.
 - Đa số đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật, vì đột biến gen gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp protein, đặc biệt là đột biến ở các gen quy định cấu trúc các enzim. Một số đột biến gen trung tính (không có lợi, không có hại), một số ít đột biến gen có lợi là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
6. Hậu quả của đột biến gen:
- Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba mã hóa trong gen kể từ điểm bị mất hoặc thêm cặp nu. Hậu quả làm thay đổi toàn bộ các axit amin trong chuỗi axit amin của protein mà gen đó tổng hợp.
- Đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác chỉ làm thay đổi 1 bộ ba mã hóa axit amin trong gen, từ đó làm thay đổi 1 bộ ba mã sao trên mARN. Hậu quả làm thay đổi một axit amin trong chuỗi axit amin của protein mà gen đó tổng hợp.
- Đột biến đảo vị trí cặp nu sẽ làm thay đổi 1 hoặc 2 bộ ba mã hóa axit amin trong gen, từ đó làm thay đổi 1 hoặc 2 bộ ba mã sao trên mARN. Hậu quả làm thay đổi một hoặc hai axit amin trong chuỗi axit amin của protein mà gen đó tổng hợp, nếu đột biến đó không phải ở bộ ba kết thúc.
II. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
- Các khái niệm biến dị, biến dị di truyền, biến dị không di truyền, , biến dị đột biến, đột biến gen, đột biến NST, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST, thể dị bôi, thể đa bội.
- Nguyên nhân gây ra các dạng đột biến.
- Vai trò của đột biến gen, đột biến NST.
- Các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
- Cơ chế phát sinh thể dị bội, thể đa bội.
- Vì sao đột biến thường hại cho bản thân sinh vật nhưng lại được sử dụng trong chọn giống.
- Trong tạo đột biến thể đa bội người ta thường dùng chất hóa học nào là chủ yếu? Vì sao?
* Phân loại biến dị
B. CÁCH XÁC ĐỊNH BÀI TẬP ĐỘT BIẾN 
I. CÁCH XÁC ĐỊNH BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN.
1. Xác định sự thay đổi cấu trúc gen khi biết dạng đột biến và ngược lại xác định dạng đột biến khi biết sự thay đổi cấu trúc gen.
Dạng đột biến
Sự thay đổi cấu trúc gen
Mất 1 cặp nuclêôtit 
- Số nuclêôtit giảm đi 2.
- Chiều dài gen giảm đi 3,4 Å, khối lượng gen giảm đi 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit giảm đi 2. 
- Số liên kết hiđro giảm 2 (mất cặp A-T) hoặc giảm 3 (mất cặp G – X)
- Trình tự nuclêôtit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
Thêm 1 cặp nuclêôtit
- Số nuclêôtit tăng lên 2.
- Chiều dài gen tăng 3,4 Å, khối lượng gen tăng thêm 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit tăng lên 2. 
- Số liên kết hiđro tăng 2 (thêm cặp A-T) hoặc tăng 3 (thêm cặp G – X)
- Trình tự nuclêôtit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
Thay thế cặp nuclêôtit 
- Số nuclêôtit không đổi.
- Chiều dài và khối lượng gen không đổi
- Số liên kết hóa trị không đổi
- Số liên kết hiđro tăng 1 nếu thay cặp A – T bằng cặp G – X và giảm 1 nếu thay cặp G – X bằng cặp A – T hoặc không đổi nếu thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
- Chỉ thay đổi 1 cặp nuclêôtit trong trình tự gen.
2. Xác định đột biến gen khi biết sản phẩm prôtêin  tạo ra từ khuôn mẫu gen đột biến và ngược lại xác định sự thay đổi prôtêin  khi biết dạng đột biến gen. 
Dạng đột biến gen
Sự thay đổi trong cấu trúc prôtêin 
Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit
- Số lượng axit amin tăng lên nếu sự dịch chuyển các bộ ba làm bộ ba kết thúc không xuất hiện và giảm đi nếu sự dịch chuyển làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm. 
- Thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
Thay thế cặp nuclêôtit
- Số lượng axit amin không đổi nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa và làm xuất hiện bộ ba mã hóa mới.
- Số lượng axit amin tăng nếu đột biến xuất hiện ở bộ ba kết thúc và thay nó bằng bộ ba mã hóa.
- Số lượng axit amin giảm nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa và biến nó thành bộ ba kết thúc sớm. 
- Thành phần, trật tự sắp xếp axit amin không đổi khi bộ ba mới và bộ ba cũ cùng mã hóa 1 axit amin; chỉ thay đổi 1 axit amin nếu bộ ba mới và bộ ba cũ mã hóa 2 loại axit amin khác nhau.
II. CÁCH XÁC ĐỊNH BÀI TẬP ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ.
1. Xác định sự thay đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể khi biết dạng đột biến và ngược lại xác định dạng đột biến khi biết sự thay đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.
Dạng đột biến
Sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể
Mất đoạn nhiễm sắc thể
- Nhiễm sắc thể ngắn đi so với bình thường.
- Một số gen bị mất.
Lặp đoạn nhiễm sắc thể
- Nhiễm sắc thể dài hơn so với bình thường.
- Một số gen được tăng thêm bản sao trên nhiễm sắc thể đó.
- Hình thành vòng lặp đoạn khi tiếp hợp ở kì đầu I của quá trình giảm phân.
Đảo đoạn
- Một số gen trên nhiễm sắc thể đảo vị trí cho nhau.
- Hình thành vòng đảo đoạn khi tiếp hợp ở kì đầu I của quá trình giảm phân
Chuyển đoạn
- Vị trí của các gen trên các nhiễm sắc thể liên quan đến chuyển đoạn thay đổi.
- Hình thành cấu trúc tiếp hợp đặc trưng hình chữ thập khi tiếp hợp ở kì đầu I của quá trình giảm phân. 
Lệch bội
- Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào tăng hoặc giảm một hoặc một vài chiếc (nhỏ hơn bộ đơn bội n).
Đa bội
- Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào tăng gấp một số nguyên (x)lần bộ đơn bội n (x>2).
2. Xác định kết quả phép lai khi thực hiện phép lai cơ thể đột biến nhiễm sắc thể (chủ yếu là đột biến số lượng) lai với cơ thể đột biến khác hoặc cơ thể bình thường.
- Xác định giao tử mà thể đột biến có thể tạo ra:
TỈ LỆ CÁC LOẠI GIAO TỬ Ở CÁC KIỂU GEN DỊ HỢP
HOẶC ĐA BỘI THỂ THƯỜNG GẶP
Kiểu gen
Loại giao tử
Tỉ lệ các loại giao tử
4n
Hoặc
 2n + 2
AAAA
aaaa
AAAa
AAaa
 Aaaa
Tứ bội cho 1 loại : 2n 
Dị bội cho 1 loại:n+1 
6/6 AA
6/6 aa
3/6AA , 3/6 Aa
1/6AA , 4/6 Aa , 1/6 aa
 3/6 Aa , 3/6 aa
3n
Hoặc
 2n + 1
AAA
AAa
 A aa
 aaa
Tam bội cho 2 loại 
2n và n
Dị bội cho 2 loại 
n+1 và n- 1
3/6 AA , 3/6 A
1/6 AA , 2/6 A , 2/6 Aa , 1/6 a
 1/6 A , 2/6 Aa , 2/6 a ,1/6 aa
 3/6aa ; 3/6 a
- Viết sơ đồ lai.
C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN.
I. CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN.
1. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen.
a. Phương pháp:
 - Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
 - Đột biến gen không thay chiều dài nhưng: 
    + Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng thay thế cặp A - T bằng cặp G - X
     + Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
b. Ví dụ minh họa: 
Bài tập 1:
 Gen A bị đột biến thành gen a có số liên kết hyđrô nhiều hơn gen A 1 liên kết nhưng chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định dạng đột biến?
Hướng dẫn:
 - Dựa vào chiều dài của 2 gen bằng nhau, nhưng số liên kết hyđrô của gen đột biến a nhiều hơn gen ban đầu A là 1 liên kết. 
 - Đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G – X.
Bài tập 2:
 Gen b bị đột biến thành gen B có số liên kết hyđrô ít hơn gen b 2 liên kết nhưng chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định dạng đột biến?
Hướng dẫn:
 - Dựa vào chiều dài của 2 gen bằng nhau, nhưng số liên kết hyđrô của gen đột biến B ít hơn gen ban đầu b là 2 liên kết. 
 - Đột biến thuộc dạng thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A – T.
Bài tập 3:
 Gen A dài 4080 Aº, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498  nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.
Hướng dẫn:
 - Đột biến không thay đổi chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit  này bằng cặp nuclêôtit khác
NA = 4080×2/3.4 = 2400.
A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 – 720×2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.
- Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.
- Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1 
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719×2 + 481×3 = 1438 + 1443 = 2881.  
Bài tập 4:
 Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.
Hướng dẫn:
 - Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.
 - Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3×390)/2 = 250.
Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.
Bài tập 5:
 Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.
Hướng dẫn:
1. Gen ban đầu 
- Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200.
2. Gen sau đột biến
- Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.104: 300 = 3600.
- Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600.
=> G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599.
2. Dạng đột biến làm thay đổi chiều dài của gen.
a. Phương pháp:
- Đây là dạng đột biến mất 1 hoặc 1 số cặp Nucleotit.
- Gọi x là số cặp A- T bị mất, y là số cặp G – X bị mất, n là số liên kết hydro bị mất. ( ĐK: x, y, n € N*)
+ Nếu mất x cặp A- T thì số liên kết hydro giảm đi 2n liên kết, chiều dài giảm đi 3,4x Å.
+ Nếu mất y cặp G – X thì số liên kết hydro giảm đi 3n liên kết, chiều dài giảm đi 3,4y Å.
Vậy, muốn tìm số cặp bị mất ta tính theo công thức: 2x + 3y = n.
b. Ví dụ minh họa: 
Bài tập 1:
Gen Z mất 8 liên kết hydro sau quá trình nhân đôi bất thường và làm chiều dài giảm đi 10,2 Å. Xác định dạng đột biến ?
Hướng dẫn:
- Ta có: Chiều dài giảm đi 10,2 Å sẽ mất số cặp nu: 10,2 Å : 3,4 Å = 3 cặp nu, số liên kết hydro giảm 8.
Như vậy sẽ có 4 trường hợp xảy ra:
- Mất 3 cặp A – T và thay 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T
- Mất 3 cặp G- X và thay 1 cặp A- T bằng 1 cặp G- X
- Mất 1 cặp A-T và 2 cặp G-X
- Mất 1 cặp G-X và 2 cặp A- T; thay 1 cặp G- X bằng 1cặp A- T
Bài tập 2:
Gen đột biến giảm 4 liên kết hydro so với gen ban đầu. Xác định dạng đột biến có thể xảy ra?
Hướng dẫn:
Ta có thể giải theo các bước sau:
Bước 1:
- Ta tăng dần số cặp A- T bị mất sao cho số liên kết hydro bị mất ≤ 4, rồi tìm số cặp G- X cần thay thế bởi cặp A- T( Cứ mỗi cặp G – X thay bằng một cặp A- t thì số liên kết 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_HSG_Sinh_9_BT_dot_biet_gen.doc