Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Tin học 7 - Phan Thanh Hùng

pdf 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 641Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Tin học 7 - Phan Thanh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Tin học 7 - Phan Thanh Hùng
 Người thực hiện: Phan Thanh Hùng-THCS Hải An Trang: 1 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI LĂNG 
 TRƯỜNG THCS HẢI AN 
BÁO CÁO KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ 
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH” 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 
Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp 
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và 
vận dụng kiến thức kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một 
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự 
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển 
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa 
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh 
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ” 
Nghị quyết 29-NQ/TW yêu cầu đổi mới căn bản hình thức và phương pháp 
thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng coi trọng phát triển năng lực 
học sinh. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục cần từng bước theo các 
tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công 
nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối 
kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh 
giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội. 
Trong những năm trở lại đây, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các 
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Các phương pháp dạy học tích cực, 
dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp “bàn tay nặn bột”..., 
một số kỹ thuật dạy học tích cực như động não, khăn trải bàn, lược đồ đồ tư 
duy..., không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm 
vững và vận dụng chúng còn nhiều hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Đại 
đa số giáo viên chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến 
trình tổ chức hoạt động dạy học. Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ 
thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa mạnh 
dạn trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương 
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học 
và tài liệu hổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự 
học ở nhà của học sinh còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả. Phần lớn giáo viên, 
những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng 
và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt 
động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có sự cố gắng nhưng việc 
 Người thực hiện: Phan Thanh Hùng-THCS Hải An Trang: 2 
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được 
hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho 
học sinh.Việc tăng cường hoạt động học tập cả thể và học tập hợp tác còn hạn 
chế, chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh 
trong quá trình dạy học. 
Xuất phát từ những lí do đó,Tôi mạnh dạn chọn chuyên đề “ Đổi mới phương 
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ” thông qua chủ đề tích hợp: 
“MỘT SỐ HÀM TRONG CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH ” 
B. THỰC TRẠNG DẠY TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI AN: 
 1. Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, đặc biệt lãnh đạo nhà trường, 
môn Tin học đã được đưa vào dạy học đúng theo chương trình của môn tự chọn 
tin học theo quy định của Bộ GD&ĐT. 
 - Bản thân được đào tạo đúng chuyên môn và được tham gia các lớp tập 
huấn đổi mới phương pháp dạy học. 
 - Đa số các em học sinh ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá và hứng thú 
với môn tin học. 
 - Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng đổi mới, kênh hình và kênh 
chữ chứa đựng những kiến thức khoa học cơ bản và hệ thống nên học sinh có 
thể lĩnh hội kiến thức một cách logic, ngắn gọn và khái quát. 
 - Phòng Tin học có 16 máy được kết nối mạng Lan, Internet tốc độ cao 
thuận lợi cho hoạt động dạy học bộ môn cũng như các môn học khác. 
 2. Khó khăn: 
 - Học sinh mới được làm quen với phương pháp học tập, thói quen tự giác 
học tập chưa cao. 
 - Năng lực học không đồng đều giữa các đối tượng học sinh, còn nhiều 
học sinh có ý thức tiếp nhận kiến thức còn hạn chế 
 - Hầu hết các em chưa có máy vi tính ở nhà nên việc tự học, tự nghiên cứu 
thêm kiến thức của học sinh còn hạn chế. 
 - Số lượng máy tính, phòng tin học chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học bộ 
môn(2-3em/máy). 
 Người thực hiện: Phan Thanh Hùng-THCS Hải An Trang: 3 
C. NỘI DUNG: 
Tên chủ đề: MỘT SỐ HÀM TRONG CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH 
Bài dạy minh họa: Tiết 3- Sử dụng các hàm để tính toán. 
Người thực hiện: Phan Thanh Hùng, Giáo viên THCS Hải An 
I. MỤC TIÊU (chung cho cả chủ đề) 
1. Kiến thức: 
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN 
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ 
tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức. 
- Biết hàm là một dạng đặc biệt của công thức đã được xây dựng sẵn. 
- Biết hai cách nhập hàm: Gõ từ bàn phím như công thức hoặc sử dụng nút 
lệnh trên thanh công thức. 
- Viết đúng cú pháp và tính toán được kết quả đối với các hàm SUM, 
AVERAGE, MAX, MIN. 
- Sử dụng được địa chỉ khối làm tham số của hàm. 
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính 
- Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn 
giản 
- Rèn luyện việc nhập công thức. 
- Sử dụng được địa chỉ khối 
- Lựa chọn được hàm thích hợp để tính toán trong trường hợp cụ thể 
- Sử dụng được hàm MAX, MIN để xác định được giá trị lớn nhất, nhỏ 
nhất 
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn Tin học 
- Nghiêm túc, tìm tòi. 
- Tích cực trong hoạt động nhóm 
- Hợp tác, đoàn kết. 
4. Năng lực cần phát triển 
- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác. 
- Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực tính toán 
 Người thực hiện: Phan Thanh Hùng-THCS Hải An Trang: 4 
II. CẤU TRÚC CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ VÀ MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN 
Tên các bài của 
chủ đề theo 
PPCT cũ 
Tên các bài 
của chủ đề 
theo cấu trúc 
mới 
Cấu trúc nội dung 
bài học mới 
theo chủ đề 
Nội dung Tích 
hợp, liên môn 
Định hướng các năng lực cần 
phát triển cho HS 
- Bài 4: Sử dụng 
các hàm để tính 
toán(2 tiết) 
- Bài thực hành: 
Bảng điểm của 
lớp em(2 tiết) 
- Bài tập(1 tiết) 
Tiết 1: Hàm và 
cách sử dụng 
hàm trong 
chương trình 
bảng tính 
1.Tìm hiểu về hàm, 
lợi ích của hàm. 
 - Nhận biết: HS biết được hàm là gì 
- Thông hiểu: HS chỉ ra được lợi ích của việc sử dụng 
hàm trong chương trình bảng tính 
2.Cách nhập hàm - Nhận biết: HS biết cách nhập hàm theo cú pháp 
- Thông hiểu: HS biết các cách nhập hàm 
- Vận dụng: HS bước đầu thực hiện nhập hàm theo yêu 
cầu 
Tiết 2: Tìm 
hiểu một số 
hàm trong 
chương trình 
bảng tính 
3. Một số hàm cơ 
bản 
3.1 Hàm tính tổng - Nhận biết: 
. Biết cú pháp hàm SUM 
. HS nhận biết các kiểu biến trong hàm SUM 
- Thông hiểu: 
. HS chỉ ra và giải thích được cách sử dụng hàm SUM 
trong một tình huống cụ thể 
. Hiểu các cách nhập hàm SUM 
 Người thực hiện: Phan Thanh Hùng-THCS Hải An Trang: 5 
Tên các bài của 
chủ đề theo 
PPCT cũ 
Tên các bài 
của chủ đề 
theo cấu trúc 
mới 
Cấu trúc nội dung 
bài học mới 
theo chủ đề 
Nội dung Tích 
hợp, liên môn 
Định hướng các năng lực cần 
phát triển cho HS 
. Sửa lỗi sai trong hàm 
- Vận dụng thấp: 
. Sử dụng hàm SUM để tính toán thay công thức 
. Sử dụng hàm SUM để tính tổng bài toán đơn giản 
 3.2 Hàm tính trung 
bình cộng 
 - Nhận biết: 
. Biết cú pháp hàm AVERAGE 
. HS nhận biết các kiểu biến trong hàm 
- Thông hiểu: 
. HS hiểu được lợi ích của hàm AVERAGE so với 
công thức 
. Hiểu được các cách nhập hàm 
. Sửa lỗi sai trong hàm 
- Vận dụng: 
. Sử dụng hàm AVERAGE để tính toán bài toán đơn 
giản 
. Sử dụng hàm AVERAGE thay cho công thức 
 Người thực hiện: Phan Thanh Hùng-THCS Hải An Trang: 6 
Tên các bài của 
chủ đề theo 
PPCT cũ 
Tên các bài 
của chủ đề 
theo cấu trúc 
mới 
Cấu trúc nội dung 
bài học mới 
theo chủ đề 
Nội dung Tích 
hợp, liên môn 
Định hướng các năng lực cần 
phát triển cho HS 
3.3 Hàm xác định giá 
trị lớn nhất 
 - Nhận biết: 
. HS biết được ý nghĩa, cú pháp của hàm MAX 
. Biết các kiểu biến dùng trong hàm 
- Thông hiểu: 
. Biết cách sử dụng hàm MAX trong bài toán cụ thể 
. Sửa lỗi sai trong hàm 
- Vận dụng: 
. Sử dụng hàm MAX để tìm GTLN trong bài toán đơn 
giản 
. Sử dụng hàm MAX để tìm GTLN trong bài toán cụ 
thể 
 3.4 Hàm xác định giá 
trị nhỏ nhất 
 - Nhận biết: 
. HS biết được ý nghĩa, cú pháp của hàm MIN 
. Biết các kiểu biến dùng trong hàm 
-Thông hiểu: 
. Chỉ ra được sự khác nhau giữa hàm MAX, MIN 
. Sửa lỗi sai trong hàm 
 Người thực hiện: Phan Thanh Hùng-THCS Hải An Trang: 7 
Tên các bài của 
chủ đề theo 
PPCT cũ 
Tên các bài 
của chủ đề 
theo cấu trúc 
mới 
Cấu trúc nội dung 
bài học mới 
theo chủ đề 
Nội dung Tích 
hợp, liên môn 
Định hướng các năng lực cần 
phát triển cho HS 
- Vận dụng: 
. Sử dụng hàm MIN để tìm GTNN trong bài toán đơn 
giản 
. Sử dụng hàm MIN để tìm GTNN trong bài toán cụ 
thể 
 Tiết 3: Sử 
dụng các hàm 
để tính toán 
(Tiến hành 
báo cáo chủ 
đề) 
Một số hàm trong 
chương trình bảng 
tính 
Liên hệ các bài 
toán tính tổng như 
dãy số Fibonaci, 
số nguyên tố, 
các bài toán về địa 
lí: tính nhiệt độ 
trung bình trong 
một năm, dân 
số, xác định 
nhiệt độ cao nhất 
trong và thấp nhất 
trong năm . 
- Nhận biết: Biết được các hàm Sum, Average, Max, 
Min 
- Thông hiểu: Hiểu được các cách nhập hàm Sum, 
Average, Max, Min 
- Vận dụng: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết các 
bài toán cụ thể 
- Vân dụng cao: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết 
các bài toán nãy sinh trong thực tiễn 
 Tiết 4,5 Kiểm tra đánh giá 
năng lực HS thông 
qua một số bài tập 
thực hành 
- Vận dụng: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết các 
bài toán cụ thể 
- Vân dụng cao: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết 
các bài toán nãy sinh trong thực tiễn 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 8 
III. GIÁO ÁN MINH HỌA CÁC TIẾT DẠY TRONG CHỦ ĐỀ 
Tiết 1: 
HÀM VÀ CÁCH SỬ DỤNG HÀM 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Biết hàm là một dạng đặc biệt của công thức đã được xây dựng sẵn 
- Biết hai cách nhập hàm: Gõ từ bàn phím như công thức hoặc sử dụng nút lệnh 
trên thanh công thức 
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN 
 2. Kỹ năng: 
- Viết đúng cú pháp và tính toán được kết quả đối với các hàm SUM, 
AVERAGE, MAX, MIN. 
- Sử dụng được địa chỉ khối làm tham số của hàm 
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn tin học. 
- Tự giác, tích cực. 
- Tự tìm tòi, suy luận. 
4. Năng lực hướng đến 
 - Nhập được các hàm để thực hiện các tính toán theo yêu cầu 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 
1.Phương pháp dạy học: 
- Nêu vấn đề, gợi mở 
- Bàn tay nặn bột 
- Hoạt động nhóm 
- Giải quyết vấn đề 
2. Kỹ thuật dạy học: 
- Chia nhóm 
- Giao nhiệm vụ 
- Đặt câu hỏi 
- Động não 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 9 
III.CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên: máy tính, máy chiếu. 
2.Học sinh: SGK, xem bài trước ở nhà. 
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước nhập công thức vào ô tính. 
- Áp dụng nhập công thức tính tổng các ô từ A1->D1: lần lượt cho các số: 
7,11,13,17 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hàm trong chương trình bảng tính 
(Đặt câu hỏi nêu vấn đề, tạo tình huống xuất phát cho HS, giải quyết vấn đề) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 
GV Tạo tình huống xuất phát. 
- Đặt vấn đề nghiên cứu chủ đề 
- Chiếu VD lên màn chiếu yêu cầu HS thực hiện . 
VD1. Viết công thức tính tổng cho các ô sau: A1, 
A2, A3, A5 với lần lượt các số 3,5,7,11. 
HS: thực hiện bằng công thức 
GV: Chốt lại bằng cách sử dụng hàm 
Sử dụng công thức: 
VD1: =A1+A2+A3+A5 
Sử dụng hàm: 
=SUM(A1,A2,A3,A5) 
=SUM(A1:A3,A5) 
VD2: Viết công thức tính trung bình cộng các ô sau: 
A1, A2, A3, A5 
HS: thực hiện bằng công thức 
GV: Chốt lại bằng cách sử dụng hàm 
Sử dụng công thức: 
VD1: 
=(A1+A2+A3+A5)/4 
Sử dụng hàm: 
=AVERAGE(A1,A2,A3,A5) 
=AVERAGE(A1:A3,A5) 
Yêu cầu HS đưa ra kết luận hàm là gì? 
HS: Nhận xét 
GV: Chốt lại, và đưa ra một số VD tính toán trong 
thực tế để HS nhận biết sử dụng hàm có lợi ích như 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 10 
thế nào. Như tính tổng một dãy số, tính điểm trung 
bình của em theo từng môn cũng như trung bình học 
kì. 
GV: Đặt vấn đề về cách nhập hàm 
1. Hàm trong chương trình 
bảng tính. 
- Hàm là một số công thức 
được định nghĩa từ trước. 
- Hàm được sử dụng để thực 
hiện tính toán theo công thức 
với các giá trị dữ liệu cụ thể. 
- Sử dụng hàm có sẳn giúp 
cho việc tính toán nhanh 
chóng và thuận tiện hơn. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cách nhập hàm . 
 (Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm. Sử dụng phương pháp “bàn tay 
nặn bột”, kỉ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 
GV: - Chia lớp học thành 4 nhóm 
 Chiếu lại công thức ở VD1 và VD 
- Cho HS hoạt động nhóm nghiên cứu viết 
các bước nhập hàm ở 2 VD trên vào ô tính, 
- Đại diện 2 nhóm lên thực hiện cả lớp 
quan sát, so sánh với kết quả của nhập 
công thức. 
HS: Thực hiện 
GV: Mời 2 nhóm còn lại nhận xét, so sánh 
kết quả của nhập hàm và nhập công thức. 
HS: Kết quả giống nhau 
GV: Từ đó HS nhận ra cách nhập hàm 
GV: Chốt lại. 
HS: Ghi bài 
GV: Ngoài cách nhập hàm vào ô tính ta có 
thể nhập ở đâu? 
HS: 
GV: Gọi HS chốt lại cách nhập hàm 
2. Cách nhập hàm 
* Các bước nhập hàm vào ô tính: 
+ Chọn ô cần nhập hàm. 
+ Gõ dấu = 
+ Gõ tên hàm theo cú pháp của hàm. 
+ Nhấn Enter. 
* Ngoài ra có thể nhập hàm vào 
thanh công thức 
 (Insert Function) 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 11 
3. Củng cố. 
1.Hàm là gì? Nêu các cách nhập hàm? 
3. Các bước nhập hàm. 
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. 
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
- Yêu cầu 4 nhóm, nghiên cứu SGK mỗi nhóm tìm hiểu về cú pháp của hàm, công 
dụng, cho ví dụ minh họa, đặt một số câu hỏi để tiết sau trao đổi thảo luận. 
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. 
 ............................................................................................................................. 
Tiết: 2 
TÌM HIỂU MỘT SỐ HÀM TRONG CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH 
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN 
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, 
cũng như địa chỉ các khối trong công thức. 
2. Kỹ năng: 
- Viết đúng cú pháp hàm 
- Ghi lại kết quả thảo luận nhóm 
3. Thái độ: 
 Tích cực, trung thực, khách quan, hợp tác nhóm 
4. Năng lực hướng đến 
- Dự đoán được các hàm sẽ dùng để giải bài tập 
- Vận dụng các hàm đã học để giải một số bài tập trong thực tiễn 
- Tự tìm hiểu thêm các hàm khác trong chương trình bảng tính. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC. 
1.Phương pháp: Thảo luận nhóm, bàn tay nặn bột, giải quyết vấn đề 
2.Kỹ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ nhóm, kiểm tra, lược đồ tư duy 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên. Giấy A0. Bút xạ, hướng dẫn HS thao tác trên phần 
mềm bản đồ tư duy, đăng nhập tài khoản trên trang web Edmodo.com 
2. Chuẩn bị của học sinh. 
- Cú pháp các hàm 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 12 
- Ví dụ 
- Bộ câu hỏi 
- Bài tập được giao 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 
1.Kiểm tra bài cũ. 
- Hàm là gì? Lợi ích của hàm? 
2. Bài mới. 
Hoạt động 1.Tìm hiểu các hàm 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG KIẾN 
THỨC 
GV: 
- Định hướng các nội dung cần báo cáo 
- Yêu cầu các nhóm tìm ra phương án trình 
HS: 
- Thảo luận, tìm phương án 
- Nhóm trưởng phân công thư ký, người báo cáo và 
bảo vệ kết quả nghiên cứu. 
- Áp dụng các hàm vào làm bài tập vận dụng. 
- GV: Quan sát, trợ giúp 
I. Các hàm cơ bản 
Tìm hiểu các hàm: Sum, 
Average, Max, Min 
Hoạt động 2. Các nhóm hoàn thành công việc nhóm mình. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN 
THỨC 
- HS: tiếp tục làm việc theo nhóm. 
- GV: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm 
- Kiểm tra tiến trình thực hiện của các nhóm, điều 
chỉnh các câu hỏi, câu trả lời 
- HS Các nhóm họp thống nhất nội dung, hoàn thành 
báo cáo. 
- GV: Yêu cầu các nhóm nộp báo cáo. Trình chiếu kết 
quả của HS lên màn hình (Nếu còn thời gian thì thảo 
luận kết quả của một số nhóm). 
II. Tiến hành thí 
nghiệm. 
3. Củng cố. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 13 
- Chuẩn bị tốt nội dung báo cáo, các câu hỏi và yêu cầu trao đổi thảo luận trong 
tiết sau 
- Các nội dung báo cáo được trình bày trên Word hoặc Powerpoint, nộp bài lên 
trang web Edmodo 
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. 
 ............................................................................................................................. 
 ............................................................................................................................. 
Tiết 3: Tiết dạy chủ đề 
SỬ DỤNG HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN(TT) 
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN 
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, 
cũng như địa chỉ các khối trong công thức. 
2. Kỹ năng: 
- HS trình bày, báo cáo kết quả của nhóm mình. 
- Đặt câu hỏi và trả lời 
- Áp dụng hàm có sẳn để giải quyết các bài toán trong thực tiễn. 
3. Thái độ: 
 Trung thực, khách quan, hợp tác nhóm 
4. Năng lực hướng đến: 
- Vận dụng các hàm đã học để giải một số bài tập trong thực tiễn 
- Tự tìm hiểu thêm các hàm khác trong chương trình bảng tính. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC. 
1. PPDH chủ đạo: Dạy học theo dự án, giải quyết vấn đề. 
2. Kỹ thuật dạy học: Lược đồ tư duy, hỏi trả lời, động não. 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1.Giáo viên: 
Tổ chức lớp thảo luận, trao đổi 
2.Học sinh: 
Bài mới, trả lời các câu hỏi của nhóm bạn 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 14 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 
1. Bài cũ: 
2. Bài mới. 
Hoạt động 1. Trình bày sản phẩm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 
GV: Yêu cầu các nhóm trình bày sản 
phầm 
- Đại diện nhóm lên trình bày hàm tính 
tổng 
- Các nhóm khác hỏi 
- Nhóm trình bày trả lời 
GV: Các hàm khác tương tự như hàm 
SUM, chỉ đổi tên hàm 
GV: Yêu cầu các em nêu cú pháp 
chung của các hàm. 
HS: Trả lời 
GV: Chốt lại kiến thức các hàm thông 
qua bản đồ tư duy 
HS: Quan sát, ghi nhớ 
I. Một số hàm cơ bản trong chương 
trình bảng tính: 
1. Các gặp thường gặp 
a, Hàm tính tổng(SUM): 
- Cú pháp: = SUM(tên các biến) 
b. Hàm tính trung bình cộng(AVERAGE) 
- Cú pháp: = AVERAGE(tên các biến) 
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất(MAX) 
- Cú pháp: = MAX(tên các biến) 
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất(MIN) 
- Cú pháp: = Min(tên các biến) 
2. Cú pháp chung: 
= Tên hàm(tên các biến) 
Trong đó: 
- Biến có thể là giá trị số, địa chỉ ô, địa 
chỉ khối, có thể kết hợp giữa giá trị số, 
địa chỉ ô, địa chỉ khối 
- Biến được đặt cách nhau bởi dấu “,” 
Hoạt động 2: Vận dụng làm bài tập 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 
GV: Các em đã nắm chắc được kiến 
thức về các hàm chưa? 
II. Vận dụng các hàm để làm các bài 
tập: 
Thực hiện: Phan Thanh Hùng- Trường THCS Hải An Trang 15 
HS trả lời 
GV: Vậy các em hãy vận dụng kiến thức 
các hàm đã học vào giải quyết các bài 
tập sau: 
Bài tập 1: 
GV: Để thống kê tình hình đánh bắt hải 
sản trong những năm gần đây. Cán bộ 
phụ trách ngư nghiệp của xã lập mẫu 
như sau: 
Yêu cầu: Hãy giúp cán bộ ngư nghiệp xã 
tổng hợp các năm để hoàn thành báo 
cáo 
HS: Thực hiện theo nhóm 
GV: Gọi HS lên máy thực hiện 
 Gọi HS khác nhận xét 
 Chốt vấn đề, chuyển ý 
Bài tập 1: 
GV: Bộ phận y tế học đường của 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCHUYEN_DE_TIN_HOC_7.pdf