SỞ GD& ĐT TỈNH VĨNH PHÚC PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ PHÚC YÊN CHUYÊN ĐỀ DẠNG BÀI SO SÁNH CÁC VÙNG KINH TẾ TRONG BDHSG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Tác giả: Nguyễn Thị Liên Giáo viên: Trường THCS Lê Hồng Phong- Phúc Yên Năm học: 2015-2016 DẠNG BÀI SO SÁNH CÁC VÙNG KINH TẾ TRONG BDHSG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Nguyễn Thị Liên – GV trường THCS Lê Hồng Phong A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Chủ đề trong chương trình địa lý 9 rất đa dạng nhưng chủ yếu dạy và học theo bài độc lập, tuy nhiên một chủ đề có thể vận dụng các câu hỏi so sánh và không thể khác được đó là chủ đề “ Sự phân hóa lãnh thổ” trong chủ đề đó có một số nội dung được học ở nhiều vùng, kể cả các đặc điểm về tự nhiên, dân cư lẫn thế mạnh một số ngành kinh tế . Tuy nhiên. Với chủ đề này, nếu tiến hành giảng dạy theo hướng các bài độc lập nhau, thì thường có tình trạng giáo viên làm việc, thuyết trình là chủ yếu, đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng HSG, HS ít sôi động, ghi nhớ kiến thức có phần máy móc và thiếu linh hoạt bài thi của các em sẽ không đạt kết quả cao như mong muốn. Đề thi môn Địa lý thường bao gồm hai phần: phần lý thuyết (chiếm khoảng 65-70% tổng số điểm) và phần thực hành (chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm). Trong phần lý thuyết, yêu cầu học phải nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao gồm: Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tếTrong đó, Địa lý các vùng kinh tế của Việt Nam là phần có khối lượng kiến thức lớn nhất. Trong phần kiến thức này, trong đề thi học sinh giỏi có thể hỏi ở cả dạng lý thuyết và thực hành, với nhiều dạng câu hỏi lý thuyết từ dễ đến khó, từ dạng nêu, trình bày, phân tích, chứng minh đến dạng câu hỏi so sánh, giải thích. Để góp phần giúp giáo viên dạy học ôn thi và giúp học sinh làm bài thi môn Địa lý có chất lượng tốt hơn, tôi mạnh dạn đưa ra các dạng bài so sánh các vùng kinh tế trong BDHSG môn Địa lý 9, dưới dạng sưu tầm và dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân sơ bộ tổng kết các dạng câu hỏi lý thuyết chủ yếu và quy trình xử lí các dạng câu hỏi đó trong chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế. Chuyên đề được xây dựng dành cho đối tượng học sinh giỏi lớp 9, dự kiến dạy trong 10 tiết. II- NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 1- Nhiệm vụ nghiên cứu : - Góp phần cùng các đồng nghiệp có thêm các dạng câu hỏi để có thể tiến hành dạy phần địa lý các vùng kinh tế trong chương trình Địa lý 9 có hiệu quả hơn, đặc biệt trong BDHSG. - Giúp các em học sinh có thể tìm ra mối liên hệ giữa các đặc điểm kinh tế- xã hội giữa các vùng, tạo điều kiện để khắc sâu kiến thức. 2- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài được triển khai tại đội tuyển 9 trường THCS Lê Hồng Phong- Phúc Yên B. NỘI DUNG I- Thống kê, phân loại lượng kiến thức có thể dùng để so sánh: Để hình dung những kiến thức về địa lý vùng có thể dùng để so sánh, tôi đã tiến hành thống kê các kiểu kiến thức có trong từng bài. Cụ thể như sau: * Phần khái quát: - Vị trí địa lý của các vùng. - Quy mô lãnh thổ và dân số các vùng. * Phần đặc điểm nhân văn: -Tác dụng của việc phát triển kinh tế- xã hội ở Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên. - Đặc điểm chung về thành phần dân tộc, nguồn lao động ở Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên. - Đặc điểm dân số, dân cư của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. * Phần kinh tế: - Hiện trạng và khả năng phát triển cây công nghiệp giữa Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. -Tiềm năng, hiện trạng sản xuất lâm nghiệp và thuỷ điện của Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên. - Phát triển kinh tế biển giữa các vùng, trừ Tây Nguyên. - Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn giữa Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên. -Thế mạnh về khai khoáng giữa Trung du, miền núi phía Bắc với Đông Nam bộ. - Hiện trạng và ý nghĩa phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng ở Duyên hải Nam Trung Bộ với Bắc Trung Bộ. Từ những kiến thức cụ thể đó, chúng ta có thể phân loại các nhóm kiến thức có thể đưa ra để so sánh như sau: - Nhóm kiến thức về vị trí địa lý các vùng. - Nhóm kiến thức về các đặc điểm tự nhiên của các vùng. - Nhóm kiến thức về đặc điểm dân số, dân cư. - Nhóm kiến thức về tiềm năng phát triển 1 số ngành sản xuất. - Nhóm kiến thức về hiện trạng các ngành sản xuất (thế mạnh). II- Xác định nội dung địa lý có thể dùng để so sánh: Như đã trình bày đối với mỗi bài cụ thể, giáo viên cần xác định những kiến thức có thể so sánh được, qua đó để định lượng thời gian, khối lượng kiến thức và phương pháp phù hợp. Giáo viên cần phải xác định trước trong giáo án những nội dung ghi bảng quan trọng nhất, những kiến thức địa lý có liên quan nhiều nhất đến kiến thức đã học trước đó để làm cơ sở cho học sinh tự học và học theo phương pháp so sánh. Ví dụ: Trong bài Duyên hải Nam Trung Bộ, dựa trên cơ sở của bài Bắc Trung Bộ giáo viên có thể tổ chức cho học sinh so sánh theo các nhóm đối tượng sau: Điều kiện sản xuất ngư nghiệp Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Quy mô vùng biển Khí hậu Ngư trường Dân số Cơ sở hạ tầng Hiện trạng phát triển ngư nghiệp Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng Giải thích nguyên nhân Khả năng xuất khẩu Hoặc trong bài Đông Nam Bộ, để có thể dạy nhanh nhưng học sinh vẫn có thể khắc sâu kiến thức phần I, GV có thể tổ chức cho học sinh so sánh: Đặc điểm tự nhiên : Tây Nguyên Đông Nam Bộ Khí hậu Nguồn nước Vốn đất Khoáng sản Sinh vật Phần kinh tế biển cũng có thể so sánh theo hướng sau: Duyên hải Nam Trung Bộ Đông Nam Bộ Các tài nguyên biển Các ngành kinh tế biển đã có Ngành kinh tế biển chủ đạo Hướng phát triển Rõ ràng, việc xác định những kiến thức cơ bản của các phần được đem ra so sánh là cơ sở để giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu, chọn các loại đồ dùng dạy học có liên quan để phục vụ cho việc học tập của học sinh. Để tăng cường sự hoạt động của các em, việc xây dựng hệ thống tiêu chí so sánh cần phải do các em chủ động đề xuất, giáo viên chỉ bổ sung, thống nhất và yêu cầu các em từ các tiêu chí đó, rút ra những điểm giống- khác, hơn-kém, thuận lợi- khó khăn để thấy được nét đặc trưng của từng vùng. III- Các dạng câu hỏi so sánh Địa lý vùng kinh tế và gợi ý trả lời Câu hỏi 1: Vì sao ở Bắc Trung Bộ lựa chọn cơ cấu nông -lâm- ngư nghiệp kết hợp? Nông nghiệp ở đây khác nông nghiệp Trung du, miền núi Bắc Bộ ở những điểm nào? Ngư nghiệp ở đây có gì giống và khác so với Trung du, miền núi Bắc Bộ? Gợi ý trả lời - Vì lãnh thổ hẹp ngang, trên bề ngang đó có 4 kiểu địa hình, đòi hỏi phải kết hợp mới mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững. - So sánh: * Nông nghiệp : + Quy mô sản xuất lương thực của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn, điều kiện tự nhiên khó khăn hơn . + Cơ cấu nông nghiệp ở 2 vùng đều đa dạng, ngoài cây lương thực còn có cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. Tuy nhiên cây công nghiệp ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là các cây nhiệt đới. * Ngư nghiệp : + Sản lượng thuỷ sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn. + Tất cả các tỉnh của Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển ngành này + Cả 2 vùng đều gặp khó khăn về khí hậu, thời tiết trong việc phát triển thủy sản. Câu hỏi 2: Có sự khác nhau nào trong sản xuất nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên? Gợi ý trả lời Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, quế). Vùng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè. Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu). Vùng có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê. - Nguyên nhân: Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu. Câu hỏi 3: So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa 2 vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Gợi ý trả lời 1. Giống nhau a. Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế - Đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các ngành kinh tế biển đều chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của mỗi vùng. - Triển vọng phát triển còn lớn do khai thác chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. b. Các điều kiện phát triển - Tài nguyên biển phong phú, đa dạng có thể phát triển đầy đủ các ngành kinh tế biển: + Nhiều bãi cá, tôm và các loại hải sản. + Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ phát triển du lịch biển. + Có các loại khoáng sản biển. + Có điều kiện xây dựng hệ thống cảng biển để phát triển dịch vụ hàng hải. - Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, làm muối...). - Cả hai vùng đều đã bước đầu xây dựng được hệ thống hạ tầng - kĩ thuật phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển: + Các cơ sở đánh bắt và chế biến. + Hệ thống các cảng biển. + Mạng lưới đô thị biển và dịch vụ du lịch. c. Các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu - Đều phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu. - Các ngành đã được phát triển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển. 2. Khác nhau a. Vai trò của kinh tế biển - Đông Nam Bộ: vai trò của kinh tế biển ngày càng được nâng cao, nhất là sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa (năm 1986). - Duyên hải Nam Trung Bộ: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. b. Các điều kiện phát triển - Đông Nam Bộ: + Lợi thế hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ: Có các mỏ dầu khí lớn tập trung ở thềm lục địa. Vùng này chiếm phần lớn trữ lượng và sản lượng dầu khí của cả nước. Câu hỏi 4: So sánh sự giống và khác nhau về điều kiện và hiện trạng phát triển ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Gợi ý trả lời 1. Giống nhau a. Điều kiện phát triển - Thuận lợi: + Tất cả các tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm ven bờ với nhiều loại hải sản quý, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt thủy sản. + Có các cửa sông, đầm phá thuận lợi để nuôi thủy sản nước lợ. Có thể phát triển nuôi tôm trên cát. +Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. + Bước đầu xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản: các cảng biển, các cơ sở chế biển thủy sản, hệ thống giao thông.... + Thị trường tiêu thụ trong và ngoài vùng rộng lớn. + Cả hai vùng đều có chính sách chú trọng, khuyến khích phát triển thủy sản. - Khó khăn: + Chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...gây khó khăn cho việc nuôi trồng và hạn chế số ngày ra khơi đánh bắt, phải di chuyển ngư trường. + Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp. Nguồn lao động có trình độ hạn chế, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề cao. + Cơ sở vật chất và hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém về chất lượng, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đe dọa bởi thiên tai. b. Hiện trạng phát triển - Đều phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh. - Sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên, nhất là thủy sản nuôi trồng. - Trong cơ cấu ngành thủy sản, đánh bắt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm tỉ trọng, nuôi trồng đang có xu hướng tăng tỉ trọng. 2. Khác nhau a. Điều kiện phát triển - Thuận lợi: + Tài nguyên cho khai thác thủy sản: Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá lộng. Trữ lượng thủy sản ít hơn, không có các ngư trường lớn, chỉ nằm gần ngư trường vịnh Bắc Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang nên có điều kiện phát triển cả nghề lộng và nghề khơi. Vùng biển rất giàu có về tiềm năng thủy sản, có các ngư trường lớn. + Tài nguyên cho nuôi trồng thủy sản: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn Bắc Trung Bộ. + Người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ. - Khó khăn: Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và hiện tượng phơn về mùa hạ. Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, tình trạng khô hạn khá sâu sắc, nhất là vào mùa khô. b. Hiện trạng phát triển - Về quy mô sản lượng: + Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng trọng điểm thủy sản lớn thứ hai của nước ta (sau Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng thủy sản chiếm gần 27,4% của cả nước và lớn gấp 2,5 lần Bắc Trung Bộ. + Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (gấp 3 lần - năm 2005), nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng lại nhỏ hơn (1,3 lần). + Tốc độ tăng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhanh hơn: giai đoạn 1995 - 2005 sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ tăng 2,3 lần, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ tăng 1,8 lần. - Trong cơ cấu ngành thủy sản: Ở Bắc Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng khá lớn: 26,4% tổng sản lượng thủy sản của vùng (năm 2005) và đang tăng nhanh. Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 7,8% tổng sản lượng thủy sản của vùng và tăng chậm. Câu hỏi 5: So sánh việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Gợi ý trả lời 1. Giống nhau a. Quy mô và vai trò - Đây là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta. - Mức độ tập trung hóa tương đối cao. Các khu vực trồng cây công nghiệp ở hai vùng khá tập trung trên quy mô rộng lớn, thuận lợi hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. b. Hướng chuyên môn hóa - Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm được hình thành từ lâu. Dưới thời Pháp thuộc đã có các đồn điền cà phê, chè, cao su... - Đều chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm. - Cả hai vùng đều đạt hiệu quả cao với hướng chuyên môn hóa này. Hai vùng đều đứng đầu cả nước về 1 loại cây công nghiệp lâu năm và đóng góp quan trọng cho xuất khẩu. c. Điều kiện phát triển - Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất và khí hậu. Tuy nhiên khó khăn lớn của cả hai vùng là tình trạng thiếu nước về mùa khô. - Dân cư có truyền thống, kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm. - Dân cư thưa thớt, lao động chất lượng còn thấp, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. - Tuy đang được nâng cấp và đầu tư, nhưng cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng đều thiếu thốn, chất lượng thấp. - Nhận được sự quan tâm của Nhà nước thông qua chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, các cơ sở công nghiệp chế biến... - Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn. Các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê...) đã xâm nhập vào nhiều thị trường rộng lớn và cả thị trường khó tính trên thế giới 2. Khác nhau a. Quy mô - Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai ở nước ta, sau Đông Nam Bộ; có các vùng chuyên canh lớn với mức độ tập trung hóa cao. - Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, với mức độ tập trung hóa thấp hơn. b. Hướng chuyên môn hóa - Tây Nguyên chuyên môn hóa sản phẩm cây công nghiệp lâu năm đa dạng: cà phê, cao su, chè... - Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là chuyên môn hóa cây chè. c. Điều kiện phát triển - Địa hình: + Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, mặt bằng rộng và tương đối phẳng, thích hợp xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy mô lớn. + Trung du miền núi Bắc Bộ: trung du và miền núi, bị chia cắt tương đối mạnh, ảnh hưởng tới mức độ tập trung hóa và quy mô các vùng chuyên canh. - Đất trồng: + Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích khá lớn, đất có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, thích hợp để phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều... + Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi, thích hợp với các cây chè, trẩu,sở... - Khí hậu: + Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, phân thành hai mùa: mưa và khô rõ rệt, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, nên bên cạnh việc trồng các loại cây nhiệt đới còn có thể phát triển cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè...). Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô. + Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao địa hình, nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (tiêu biểu là cây chè). Khó khăn của vùng là sương muối, rét hại vào mùa đông. - Dân cư và nguồn lao động: + Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất và là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, trình độ lao động cũng thấp hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, còn người dân Tây Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu... - Cơ sở vật chất - kĩ thuật và kết cấu hạ tầng: Nhìn chung, Tây Nguyên còn gặp khó khăn hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu hỏi 6: So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Gợi ý trả lời 1. Giống nhau a. Quy mô và vai trò - Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước cả về diện tích và sản lượng, cung cấp những sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực cho cả nước. - Có mức độ tập trung đất đai tương đối cao. Các khu vực trồng cây công nghiệp tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa. b. Hướng chuyên môn hóa - Đều có hướng chuyên môn hóa là cây công nghiệp lâu năm. - Đều đạt hiệu quả cao với hướng chuyên môn hóa này. c. Điều kiện phát triển - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Đất đỏ ba dan màu mỡ. Địa hình tương đối bằng phẳng với những mặt bằng khá rộng, thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh có quy mô lớn. + Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có sự phân hóa thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn về khí hậu của cả 2 vùng là mùa khô kéo dài và sâu sắc gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. + Nguồn nước khá phong phú với các hệ thống sông khá lớn (có giá trị về thủy lợi) và nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, thủy chế phân hóa theo mùa, sự hạ thấp mực nước ngầm vào mùa khô gây khó khăn cho công tác thủy lợi. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Ngay từ thời Pháp thuộc đã hình thành các đồn điền cao su và cà phê, nên có sự tích tụ cơ sở vật chất kĩ thuật và tích lũy kinh nghiệm sản xuất. + Dân cư có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp. + Đã hình thành hệ thống giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp. + Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. + Thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào việc phát triển cây công nghiệp. 2. Khác nhau a. Quy mô - Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước. - Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước. b. Hướng chuyên môn hóa - Đông Nam Bộ: cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, trong đó cao su là cây công nghiệp quan trọng nhất, cà phê đứng thứ hai (sau Tây Nguyên), là vùng chuyên canh điều lớn nhất. Ngoài ra còn có các cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía, đậu tương, bông, thuốc lá... - Tây Nguyên: ưu thế là cây công nghiệp lâu năm, trong đó cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất. Ngoài ra còn có cao su, chè... c. Điều kiện phát triển - Địa hình: + Đông Nam Bộ: là vùng đồi lượn sóng, khá bằng phẳng, chưa bị chia cắt mạnh bởi dòng chảy sông ngòi, độ cao phổ biến dưới 200m. + Tây Nguyên: gồm các cao nguyên xếp tầng, độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt khá phẳng với diện tích lớn, thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh có diện tích lớn hơn ở Đông Nam Bộ. - Đất đai: + Đông Nam Bộ: đất đỏ ba dan, đất xám phù sa cổ, thích hợp phát triển cả cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp
Tài liệu đính kèm: