Chuyên đề Chuyên đề Tiết 33 + 34: Tập làm văn bài viết số 2 - Văn biểu cảm thời gian 90 phút

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1479Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Chuyên đề Tiết 33 + 34: Tập làm văn bài viết số 2 - Văn biểu cảm thời gian 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Chuyên đề Tiết 33 + 34: Tập làm văn bài viết số 2 - Văn biểu cảm thời gian 90 phút
TIẾT 33 + 34- TẬP LÀM VĂN
BÀI VIẾT SỐ 2 - VĂN BIỂU CẢM
THỜI GIAN 90 PHÚT
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm 1 bài văn biểu cảm hoàn chỉnh.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tự lực trong giờ làm bài.
4. Năng lực:
- Năng lực làm chủ, phát triển bản thân: giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, tự quản lí; sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thuần thục có hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
1- GV: Ma trận, đề, đáp án- biểu điểm,
1. Ma trận:
 Mức độ 
Nhận biết
Thông hiểu.
 Vận dụng
Chủ đề
 thấp
Cấp độ cao
Cộng.
ĐẶC ĐIỂM VĂN BIỂU CẢM
Nhận diện được phướng thức biểu đạt của đoan văn và nêu được đặc điểm của chung của phương thức biểu cảm.
Hiểu rõ cảm xúc của một cá nhân về 1 đối tượng trong văn biểu văn 
Hiểu và nêu được những một số biểu hiện của cách biểu cảm trong văn biểu cảm.
Số câu 
Số điểm
 1
 2
2
 3
3
 5
TẠO LẬP VĂN BẢN
Viết được bài biểu cảm về một đối tượng trong đời sống dựa trên kiểu bài và đoạn văn biểu cảm đã biết.
Số câu 
Số điểm
1
 5
1
 5
Tổng
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
1
 2
 20
2
 3
 30
1
 5
 50
4
 10
 100
2. Đề bài:
Học sinh đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 vào giấy kiểm tra.
Đoạn văn: “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cánh nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim no mồi chạm vào đâu cũng kiếm được những con sâu xám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ như hoa.
 Chỉ cần một làn gió nhẹ hoặc một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng trông thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trờ về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư: cây gạo đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.” (Vũ Tú Nam)
Câu 1 (2,0 điểm): Đoạn ăn được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Hãy nêu cách hiểu của em về phương thức biểu đạt đó?
Câu 2 (1,0 điểm):
Nội dung đoạn văn là cảm xúc của ai? Cảm xúc đó hướng vào đối tượng nào trong đoạn văn?
Câu 3 (2,0 điểm): 
Đọc kĩ câu văn và trả lời câu hỏi: “Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư: cây gạo đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.”
- Phép tu từ nào được tác giả dùng để cảm nhận về cây gạo? Tác dụng của phép tu từ đó?
- Hãy cho biết câu văn nói tới vai trò nào của cây gạo?
Câu 4 (5,0 điểm):
Dựa vào cảm nhận của Vũ Tú Nam về cây gạo và đặc điểm văn bản biều cảm, hãy nêu cảm nghĩ về một loài cây em yêu.
III. Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2,0 điểm):
- Mức tối đa (2,0): 
+ Học sinh nêu được đúng phương thức biểu đạt, trình bày mạch lạc, (0,5 điểm): Đoạn văn được trình bày theo phương thức biểu cảm.
+ Nêu được cách hiểu về phương thức biểu cảm (1,0); nêu được có 2cách biểu cảm (0,5)
- Mức chưa tối đa (0,5, 1,0): Học sinh nêu chưa đủ ý. Mới nêu được phương thức biểu đạt, hoặc đặc điểm biểu cảm.
- Mức chưa đạt; nêu chưa đúng hoặc không làm.
Câu 2 (1,0 điểm): 
- Mức tối đa (1,0): học sinh nhận ra đó là cảm xúc của tác giả (cá nhân) (0,5); hiểu rõ cảm xác trong đoạn hướng tới đối tượng cây gạo. (0,5)
- Mức chưa tối đa (0,5); Học sinh chỉ nêu được 1 trong 2 ý trên.
- Mức chưa đạt; Nêu sai hoặc chưa làm bài.
Câu 3 (2,0 điểm):
- Mức tối đa (2,0):
+ Học sinh hiểu rõ phép tu từ và tác dụng của phép tu từ được dùng trong câu văn (1,0): Phép nhân hóa làm cho cây gạo trở nên gẫn gũi, sinh động mang dáng vẻ của con người.
+ Học sinh hiểu được cây gạo có những vai trò gì (1,0): làm tiêu báo hiệu cho những con đò, cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Hoặc cây gạo như bến quê, như nguồn cội...)
- Mức chưa tối đa 0,5, 1,0: Nêu chưa đầy đủ ý 1 hoặc ý 2 nêu trên.
- Mức chưa đạt: Chưa nêu đúng hoặc chưa làm bài.
Câu 4 (5,0 điểm):
* Tiêu chí nội dung: (4,0 điểm)
A, Mở bài:
- Mức tối đa (0,5): Dẫn dắt, nêu đối tượng, cảm xúc chung về đói tượng.
- Mức chưa tối đa (0,25): Nêu được 1 trong các ý trên.
- Mức chưa đạt: Chưa nêu đúng hoặc không làm.
B. Thân bài.
- Mức tối đa (3,0): 
+ Học sinh trình bày được cảm nghĩ chung, khái quát về đối tượng – loài cây (0,5): Ví dụ: Dáng vẻ, vị trí, nguồn gốc,...
+ Bộc lộ được cảm nhận trước đặc điểm tiêu biểu của loài cây: (1,0)
+ Cảm nhận về vai trò, ý nghĩa, công dụng của loài cây: (1,0)
+ Kể 1 kỉ niệm của bản thân hoặc người thân với loài cây: (0,5)
- Mức chưa tối đa: 0,5; 1,0,.... Học sinh chưa trình bày được đầy đủ các ý trên, tùy từng ý đạt được mà giáo khảo cho điểm, có thể cho điểm lẻ từng ý đến 0,25 điểm.
- Mức chưa đạt; làm không đúng hoặc chưa làm.
C. Kết bài:
- Mức tối đa (0,5): Khẳng định cảm xúc; Liên hệ, bày tỏ mong muốn...
- Mức chưa tối đa; Nêu được 1 trong các ý trên.
* Tiêu chí về hình thức: (1,0)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Mức tối đa: Viết được bài văn biểu cảm có đủ bố cục 3 phần Mở bài; Th©n bài; Kết bài: Các ý phần thân bài sắp xếp hợp lí theo mạch cảm xúc của cá nhân; Chữ viết sạch sẽ, không có lỗi về chính tả.
- Mức không đạt; Chưa đầy đủ bố cục cho bài văn, chưa rõ cảm xúc; chữ xấu, sai chính tả, tẩy xóa quá nhiểu hoặc làm lạc kiểu bài.
2. Tính sáng tạo (0,5 điểm):
- Mức tối đa (0,5): Bài làm đạt các yêu cầu sau: 1. Biết trình bày cảm nghĩ về 1 đối tượng theo cách của riêng mình, sử dụng các phép tu từ để diễn đạt về đối tượng; 2. Ngôn ngữ sáng tạo, chọn lọc, sử dụng yếu tố miêu tả đúng lúc, đúng chỗ để thể hiện cách biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp một cách hợp lí.
 - Mức chưa tối đa (0,25): Bài văn đạt được một trong 2 ý trên.
- Mức không đạt: Chưa thể hiện được yêu cầu đề, hoặc tả loài cây.
3. Mạch cảm xúc (0,25):
- Mức tối đa: Học sinh biết nêu cảm nghĩ một cách mạch lạc, cá ý quan hệ chặt chẽ.
- Mức chưa đạt: Chưa biết sắp xếp mạch cảm xúc, viết theo cách tùy tiện.
C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:
Phân tích, giải quyết vấn đề, Động não: suy nghĩ.
D. Hoạt động dạy học:
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bịcủa học sinh : Giấy nháp, giấy kiểm tra.
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Nêu vấn đề
Hoạt động 2: học sinh làm bài
IV. Củng cố: 
 - GV Giáo viên thu bài nhận xét giờ làm bài của HS : ý thức làm bài, cách thức thực hiện.
V. Hướng dẫn học bài
 - Về nhà học bài, ôn lại kiến thức văn biểu cảm.
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ TẬP LÀM VĂN SỐ 2, VĂN BIỂU CẢM, LỚP 7
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT
Học sinh đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến 4 vào giấy kiểm tra.
Đoạn văn: “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cánh nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim no mồi chạm vào đâu cũng kiếm được những con sâu xám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ như hoa.
 Chỉ cần một làn gió nhẹ hoặc một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng trông thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trờ về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư: cây gạo đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.” (Vũ Tú Nam)
Câu 1 (2,0 điểm): Đoạn văn được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Hãy nêu cách hiểu của em về phương thức biểu đạt đó?
Câu 2 (1,0 điểm):
Nội dung đoạn văn là cảm xúc của ai? Cảm xúc đó hướng vào đối tượng nào trong đoạn văn?
Câu 3 (2,0 điểm): 
Đọc kĩ câu văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư: cây gạo đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.”
- Phép tu từ nào được tác giả dùng để cảm nhận về cây gạo? Tác dụng của phép tu từ đó?
- Hãy cho biết câu văn nói tới vai trò gì của cây gạo?
Câu 4 (5,0 điểm):
Dựa vào cảm nhận của Vũ Tú Nam về cây gạo và đặc điểm văn bản biều cảm, hãy nêu cảm nghĩ về một loài cây em yêu.
---- Hết -----
Họ và tên học sinh:...........................................; Lớp;..............................................
Chữ kí giáo viên coi kiểm tra:..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_NGU_VAN_7.doc