Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 5 (Có đáp án)

pdf 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 2602Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 5 (Có đáp án)
 - 1 - 
CÁC DẠNG TOÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 
Dạng 1 : Số chẵn, số lẻ, 
bài toán xét chữ số tận cùng của một số 
Bài 1: 
a) Nếu tổng của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tích của chúng có thể là 1 số lẻ được không? 
b) Nếu tích của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tổng của chúng có thể là 1 số lẻ được không? 
c) “Tổng” và “hiệu” hai số tự nhiên có thể là số chẵn, và số kia là lẻ được không? 
 Giải : 
 a) Tổng hai số tự nhiên là một số lẻ, như vậy tổng đó gồm 1 số chẵn và 1 số lẻ, do đó 
tích của chúng phải là 1 số chẵn (Không thể là một số lẻ được). 
 b) Tích hai số tự nhiên là 1 số lẻ, như vậy tích đó gồm 2 thừa số đều là số lẻ, do đó 
tổng của chúng phải là 1 số chẵn(Không thể là một số lẻ được). 
 c) Lấy “Tổng” cộng với “hiệu” ta được 2 lần số lớn, tức là được 1 số chẵn. Vậy “tổng” 
và “hiệu” phải là 2 số cùng chẵn hoặc cùng lẻ (Không thể 1 số là chẵn, số kia là lẻ được). 
Bài toán 2 : Không cần làm tính, kiểm tra kết quả của phép tính sau đây đúng hay sai? 
a, 1783 + 9789 + 375 + 8001 + 2797 = 22744 
b, 1872 + 786 + 3748 + 3718 = 10115. 
c, 5674 ì 163 = 610783 
 Giải : 
a, Kết quả trên là sai vì tổng của 5 số lẻ là 1 số lẻ. 
b, Kết quả trên là sai vì tổng của các số chẵn là 1 số chẵn. 
c, Kết quả trên là sai vì tích của 1số chẵn với bất kỳ 1 số nào cũng là một số chẵn. 
Dạng 2: Kĩ thuật tính và quan hệ 
giữa các thành phần của phép tính 
Bài 1: Khi cộng một số tự nhiên có 4 chữ số với một số tự nhiên có 2 chữ số, do sơ suất 
một học sinh đã đặt phép tính như sau : 
 abcd 
 + eg 
 Hãy cho biết kết quả của phép tính thay đổi như thế nào . 
 Giải : 
Khi đặt phép tính như vậy thì số hạng thứ hai tăng gấp 100 lần .Ta có : 
 Tổng mới = SH1 + 100 x SH2 
 = SH1 + SH2 + 99 x SH2 
 =Tổng cũ + 99 x SH2 
Vậy tổng mới tăng thêm 99 lần số hạng thứ hai. 
Bài 2: Hiệu của 2 số là 33, lấy số lớn chia cho số nhỏ được thương là 3 và số dư là 3. Tìm 
2 số đó 
Giải : 
 Theo bài ra ta có 
Số nhỏ : | | 
 3 
Số lớn : | | | | | 
 33 
 - 2 - 
Số nhỏ là : (33 - 3) : 2 = 15 
Số lớn là : 33 + 15 = 48 
 Đáp số 15 và 48. 
Dạng 3 : Bài toán liên quan đến điều kiện chia hết. 
Bài 1 : Hãy thiết lập các số có 3 chữ số khác nhau từ 4 chữ số 0, 4, 5, 9 thoả mãn điều kiện 
a, Chia hết cho 2 
b, Chia hết cho 4 
c, Chia hết cho 2 và 5 
 Giải : 
a, Các số chia hết cho 2 có tận cùng bằng 0 hoặc 4. Mặt khác mỗi số đều có các chữ số 
khác nhau, nên các số thiết lập được là 
 540; 504 ; 940; 904 ; 450; 954 ; 950; 594 ; 490 ; 590 
b, Ta có các số có 3 chữ số chia hết cho 4 được viết từ 4 chữ số đã cho là : 540; 504; 940; 
904 
c, Số chia hết cho 2 và 5 phải có tận cùng 0. Vậy các số cần tìm là : 540; 450;490 ; 940; 
950; 590 . 
Bài 3: Thay x và y vào 1996 xy để được số chia hết cho 2, 5, 9. 
 Giải : 
 Số phải tìm chia hết cho 5 vậy y phải bằng 0 hoặc 5. 
 Số phải tìm chia hết cho 2 nên y phải là số chẵn 
Từ đó suy ra y = 0 . Số phải tìm có dạng 1996 ì 0. 
Số phải tìm chia hết cho 9 vậy (1 +9 + 9+ 6 + x )chia hết cho 9 hay (25 + x) chia hết cho 9 
.Suy ra x = 2. 
Số phải tìm là : 199620. 
Dạng 4 : Biểu thức và phép tính 
liên quan đến tính giá trị biểu thức 
Bài 1 : Cho hai biểu thức : 
 A = (700 x 4 + 800) : 1,6 
 B = (350 x 8 + 800) : 3,2 
Không tính toán cụ thể, hãy giải thích xem giá trị biểu thức nào lớn hơn và lớn hơn mấy 
lần? 
 Giải : 
 Xét ở A có 700 x 4 = 700 : 2 x 2 x 4 = 350 x 8 nếnố bị chia của cả hai biểu thức A 
và B giống nhau nhưng số chia gấp đôi nhau (3,2 : 1,6 = 2) nên A có giá trị gấp đôi B. 
Bài 2 : Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách thích hợp 
a, 17,58 x 43 + 57 x 17,58 
b, 43,57 x 2,6 x (630 – 315 x 2) 
c, 
281545
171645


d, 
4145552...10741
6,053103245679,0123018,0


e, 9,8 + 8,7 + 7,6 + . ..+ 2,1 – 1,2 – 2,3 – 3,4 - . . .- 8,9 
 Giải : 
 - 3 - 
a, 17,58 x 43 + 57 x 17,58 = 17,58 x 43 + 17,58 x 57 (tính giao hoán) 
= 17,58 x (43 + 57) = 17,58 x 100 = 1758 (nhân 1 số với 1 tổng) 
b, 43,57 x 2,6 x (630 – 315 x 2) = 43,57 x 2,6 x (630 – 630) = 43,57 x 2,6 x 0 = 0 
c, 
261545
171645


 = 
281545
17)115(45


 = 
281545
17451545


 = 
281545
281545


 = 
A
A
 = 1 
d, 
4145552...10741
6,053103245679,0123018,0


 = 
2
41419)551(
5310)6,03(4567)29,0(12318,0


 = 
4141928
53108,145678,11238,1


 = 
18
)53104567123(8,1 x
 = 
18
100008,1 x
 = 1000 
Dạng 5 : Các bài toán về điền chữ số vào phép tính 
Bài toán 1 : Thay mỗi chữ số bằng các chữ số thích hợp trong phép tính sau : 
a) 30ab c: abc = 241 
b) aba + ab = 1326 
 Giải : 
a) Ta viết lai thành phép nhân : 
 30abc = 241 x abc 
 30000 + abc = 241 x abc 
 30000 = 241 x abc – abc 
 30000 = (241 – 1) x abc 
 30000 = 240 x abc 
 abc = 30000 : 240 
 abc = 125 
b) Ta có : abab = 101 x ab 
 101 x ab + ab = 1326 
 102 x ab = 1326 
 ab = 13 
Bài 3 : Tìm chữ số a và b 
 1ab x 126 = 201ab 
 Giải : 
 1ab x ( 25 + 1) = 2000 + 1ab ( cấu tạo số) 
 1ab x 125 + 1ab = 2000 + 1ab (nhân 1số với 1 tổng) 
 1ab x 125 = 2000 (hai tổng bằng nhau cùng bớt đi 1 số hạng như nhau) 
 1ab = 2000 : 125 = 160 
 160 x 125 = 20160 
 Vậy a = 6; b = 0 
Dạng 6 : Các bài toán về điền dấu phép tính 
Bài 1: Hãy điền thêm dấu phép tính vào dãy số sau: 
 6 6 6 6 6 
để được biểu thức có giá trị lần lượt bằng : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 
 Giải: 
a, Bằng 0 : 
 - 4 - 
 ( 6 – 6 ) x ( 6 + 6 +6 ) 
 (6 – 6 ) : ( 6 + 6 + 6 ) ... 
b, Bằng 1 : 
 6 + 6 – 66 : 6 
 6 – ( 66 : 6 – 6 ) ... 
c, Bằng 2 : 
 ( 6 + 6 ) : 6 x 6 : 6 
 ( 6 x 6 : 6 + 6 ) : 6 
 6 : (6 x 6 : ( 6 + 6 )) ... 
d, Bằng 3 : 
 6 : 6 + ( 6 + 6 ) : 6 
 6 : ( 6 : 6 + 6 : 6 ) ... 
e, Bằng 4 : 
 6 – ( 6 : 6 + 6 : 6 ) 
 (6 + 6 + 6 + 6 ) : 6 ... 
g, Bằng 5 : 
 6 – 6 : 6 x 6 : 6 
 6 – 6 x 6 : 6: 6 ... 
h, Bằng 6 : 
 66 – 66 + 6 
 6 : 6 – 6 : 6 + 6 
 6 x 6 – 6 x 6 + 6 ... 
Dạng 7: Vận dụng tính chất của các phép tính 
để tìm nhanh kết quả của dãy tính . 
Bài 1 : Thực hiên các phép tính sau bằng cách nhanh nhất 
 a, 1996 + 3992 + 5988 +7948; 
 b, 2 x 3 x 4 x 8 x 50 ì 25 x 125; 
 c, (45 x 46 + 47 x 48) x (51 x 52 - 49 x 48) x (45 x 128 - 90 x 64) x (1995 x 1996 + 
1997 x 1998); 
 d, 
1996199519961997
198511199719961998
xx
xx


 Giải : 
a, Ta có : 1996 + 3992 + 5988 + 7984 = 1 x 1996 + 2 x 1996 + 3 x 1996 + 4 x 1996 
 = (1 + 2 + 3 + 4) x 1996 = 10 x 1996 = 19960 
b, 2 x 3 x 4 x 8 x 50 x 25 x 125 = 3 x 2 x 4 x 50 x 8 x 25 x 125 
 = 3 x (2 x 50) x (4 x 25) x (8 x 125) = 30 000 000. 
c, Ta nhận thấy : 
45 x 128 – 90 x 64 = 45 x (2 x 64) – 90 x 64 = (45 x 2) x 64 – 90 x 64 
 = 90 x 64 – 90 = 0 
Trong 1 tích có 1 thừa số bằng 0. Vậy tích đó bằng 0, tức là : 
(45 x 46 + 47 x 48) x (51 x 52 – 49 x 48) x (45 x 128 – 90 x 64) x (1995 x 1996 + 1997 x 
1998) = 0 
 - 5 - 
d, 
1996199519961997
198511199719961988
xx
xx


 = 
)19951997(1996
198511)11996(19961988


x
xx
= 
21996
19851111199619961988
x
xx 
 =
19962
199619961999
x
x 
 = 
19962
1996)11999(
x
x
 =
19962
19962000
x
x
 = 1000 
Dạng 8 : Sử dụng cấu tạo thập phân của số . 
Bài 1: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số,biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên trái số 
đó ta được một số lớn gấp 13 lần số đã cho . 
 Giải : 
Gọi số phải tìm là ab. Viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta dược số 9ab. Theo bài ra ta có : 
 9ab = ab x 13 
 900 + ab = ab x 13 
 900 = ab x 13 – ab 
 900 = ab x ( 13 – 1 ) 
 900 = ab x 12 
 ab = 900 : 12 
 ab = 75 
Bài 2: Cho số có 4 chữ số . Nếu ta xoá đi chữ số hàng chục và hàng đơn vị thì số đó giảm 
đi 4455 đơn vị. Tìm số đó. 
 Giải : 
 Gọi số phải tìm là abcd. Xoá đi chữ số hàng chục và hàng đơn vị ta được số ab. 
 Theo đề bài ta có 
 abcd – ab = 4455 
 100 x ab + cd – ab = 4455 
 cd + 100 x ab – ab = 4455 
 cd + 99 x ab = 4455 
 cd = 99 x (45 – ab) 
 Ta nhận xét tích của 99 với 1 số tự nhiên là 1 số tự nhiên nhỏ hơn 100. Cho nên 45 
– ab phải bằng 0 hoặc 1. 
 - Nếu 45 – ab = 0 thì ab = 45 và cd = 0. 
 - Nếu 45 – ab = 1 thì ab = 44 và cd = 99. 
Số phải tìm là 4500 hoặc 4499. 
Dạng 9 . Quy luật viết dãy số. 
Bài 1 : Viết tiếp 3 số : 
 a, 5, 10, 15, ... 
 b, 3, 7, 11, ... 
 Giải : 
a, Vì : 10 – 5 = 5 
 15 – 10 = 5 
 - 6 - 
 Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là : 
 15 + 5 = 20 
 20 + 5 = 25 
 25 + 5 = 30 
 Dãy số mới là : 
 5, 10, 15, 20, 25, 30. 
b, 
 7 – 3 = 4 
 11 – 7 = 4 
Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là : 
 11 + 4 = 15 
 15 + 4 = 19 
 19 + 4 = 23 
 Dãy số mới là : 
 3, 7, 11, 15, 19, 23. 
 Dãy số cách đều thì hiệu của mỗi số hạng với số liền trước luôn bằng nhau 
Bài 2 : Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau : 
a, 1, 3, 4, 7, 11, 18, ... 
b, 0, 2, 4, 6, 12, 22, ... 
c, 0, 3, 7, 12, ... 
d, 1, 2, 6, 24, ... 
 Giải 
a, Ta nhận xét : 
 4 = 1 + 3 
 7 = 3 + 4 
 11 = 4 + 7 
 18 = 7 + 11 
 ... 
 Từ đó rút ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (Kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng 
của hai số hạng đứng trước nó. Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau : 
 1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76,... 
b, Tương tự bài a, ta tìm ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) 
bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó. 
 Viét tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau. 
 0, 2, 4, 6, 12, 22, 40, 74, 136, ... 
c, ta nhận xét : 
 Số hạng thứ hai là : 3 = 0 + 1 + 2 
 Số hạng thứ ba là : 7 = 3 + 1 + 3 
 Số hạng thứ tư là : 12 = 7 + 1 + 4 
 . . . 
 Từ đó rút ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của 
số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy . 
 Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau. 
 0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ... 
d, Ta nhận xét : 
 Số hạng thứ hai là: 2 = 1 x 2 
 - 7 - 
 Số hạng thứ ba là : 6 = 2 x 3 
 số hạng thứ tư là: 24 = 6 x 4 
 . . . 
 Từ đó rút ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tích 
của số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy. 
 Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau : 
 1, 2, 6, 24, 120, 720, 5040, ... 
Dạng 10 . Tỉ số và tỉ số phần trăm 
Bài 1 : Một lớp có 22 nữ sinh và 18 nam sinh. Hãy tính tỉ số phần trăm của nữ sinh so với 
tổng số học sinh cả lớp, tỉ số phần trăm của nam sinh so với tổng số học sinh của cả lớp. 
 Giải : 
 Tổng số học sinh của lớp là : 22 + 18 = 40 (học sinh) 
 Tỉ số học sinh nữ so với học sinh của lớp là : 22 : 40 = 0,55 = 55% (
40
22
 = 
100
55
 = 55% ) 
 Tỉ số học sinh nam so với học sinh của lớp là : 18 : 40 = 0,45 = 45% 
 Đáp số : 55% và 45% 
Bài 2 : Một số sau khi giảm đi 20% thì phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm số mới để lại 
được số cũ. 
 Giải : 
 Một số giảm đi 20% tức là giảm đi 
5
1
 giá trị của số đó. 
Số cũ : | | | | | | 
Số mới : | | | | | 
 Vậy phải tăng số mới thêm 
4
1
 của nó tức là 25% thì được số ban đầu. 
Dạng 11 . Các bài toán về nhận dạng các hình 
Bài 1 : Cho tam giác ABC. Trên cạnh BC ta lấy 6 điểm. Nối đỉnh A với mỗi điểm vừa 
chọn. Hỏi đếm được bao nhiêu hình tam giác. 
 Giải : A 
 A 
 1 2 1 2 3 
 B C B D E C 
 A 
 1 2 3 4 5 6 7 
 - 8 - 
 B D E P G H I C 
 Ta nhận xét : 
- khi lấy 1 điểm thì tạo thành 2 tam giác đơn ABD và ADC. Số tam giác đếm được là 3 : 
ABC, ADB và ADC. Ta có : 1 + 2 = 3 (tam giác) 
- khi lấy 2 điểm thì tạo thành 3 tam giác đơn và số tam giác đếm được là 6 : 
ABC, ABD, ADE, ABE, ADC và AEC. Ta có . 1+ 2 + 3 = 6 (tam giác) 
Vậy khi lấy 6 điểm ta sẽ có 7 tam giác đơn được tạo thành và số tam giác đếm được là : 
 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 = 28 (tam giác) 
Cách 2 : 
 - Nối A với mỗi điểm D, E, , C ta được một tam giác có cạnh AD. Có 6 điểm như 
vậy nên có 6 tam giác chung cạnh AD (không kể tam giác ADB vì đã tính rồi) 
 Lập luận tương tự như trên theo thứ tự ta có 5, 4, 3, 2, 1 tam giác chung cạnh AE, 
AP, , AI. 
 Vậy số tam giác tạo thành là : 
 7 + 6 + 5 + 4 +3 +2 + 1 = 28 (tam giác). 
Bài tập 2 : Cho hình chữ nhật ABCD. Chia mỗi cạnh AD và BC thành 4 phần bằng nhau, 
AB và CD thành 3 phần bằng nhau, rồi nối các điểm chia như hình vẽ. 
Ta đếm đượcbao nhiêu hình chữ nhật trên hình vẽ? 
 B C 
 M N 
 E P 
 A D 
 Giải : 
 Trước hết Ta xét các hình chữ nhật tạo bởi hai đoạn AD, EP và các đoạn nối các 
điểm trên hai cạnh AD và BC. Bằng cách tương tự như tronh ví dụ 1 ta tính được 10 hình. 
 Tương tự ta tính được số hình chữ nhật tạo thành do hai đoạn EP và MN, do MN và 
BC đều bằng 10. 
 Tiếp theo ta tính số hình chữ nhật tạo thành do hai đoạn AD và MN, EP và BC với 
các đoạn nối các điểm trên hai cạnh AD và BC đều bằng 10. 
Vì vậy : 
Số hình chữ nhật đếm được trên hình vẽ là : 10 + 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 60 (hình) 
 Đáp số 60 hình. 
Dạng 12 .Các bài toán về diện tích các hình 
Bài 1 : Cho tam giác ABC vuông ở A có cạnh AB dài 24 cm, cạnh AC dài 32 cm. Điểm 
M nằm trên cạnh AC. Từ M kẻ đường song song với cạnh AB cắt BC tại N. Đoạn MN dài 
16 cm. Tính đoạn MA. 
 - 9 - 
 Giải : 
Nối AN. Ta có tam giác NCA có NM là 
đường cao vì MN AB nên MN cũng CA 
 C 
Diện tích tam giác NCA là 
 32 x 16 : 2 = 256 (cm2) 
Diện tích tam giác ABC là : 
 24 x 32 : 2 = 348 (cm2) 
Diện tích tam giác NAB là M N 
 384 – 256 = 128 (cm2) 
Chiều cao NK hạ từ N xuống AB là : 
 128 x 2 : 24 = 10
3
2
 (cm) A B 
Vì MN || AB nên tứ giác MNBA là hình thang vuông. Do vậy MA cũng bằng 10
3
2
 cm 
 Đáp số 10
3
2
 cm 
Bài 2 :Cho hình thang ABCD. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Tìm các cặp tam 
giác có diện tích bằng nhau. 
Ta có 3 cap tam giác có diện tích 
bằng nhau là 
S ADB = SABC 
(vì cùng đáy AB x chiều cao chia 2) 
SACD = SBCD 
SAID = SIBC 
Vì chúng đều là phần diện tích còn 
lại của 2 tam giác có diện tích bằng 
nhau và có chung 1 phần diện tích. 
(Tam giác ICD hoặc AIB) 
 A B 
 I 
D C 
Dạng 13 .Các bài toán về cắt ghép hình 
Bài 1 : Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình tam giác có diện tích bằng nhau ? 
 Giải : 
 Xuất phát từ nhận xét : 
 - Hai tam giác có cùng chiều cao và số đo của đáy bằng nhau thì bằng nhau. 
 - Hai tam giác có chung đáy và số đo của đường cao bằng nhau thì diện tích bằng 
nhau. A B 
 Ta giải bài toán trên . 
 Trước hết ta kẻ đường chéo AC để hình 
chữ nhật thành hai tam giác códiện tích 
bằng nhau. C D 
Bây giờ ta chia mỗi tam giác ABC và ADC thành hai tam giác có diện tích bằng nhau. 
Như vậy ta được một lời giải của bài toán. 
Cách 1 
 - 10 - 
 Chọn AC làm đáy chung của 2 tam 
 giác sẽ chia ra. Như vậy để được 2 tam A B 
giác bằng nhau có cùng đường cao hạ 
từ B (và từ D) xuống AC thì phải chia 
đáy AC thành 2 phần bằng nhau bởi O 
 điểm O. Nối BO và DO ta được các tam 
giác ABO, BOC, COD và DOA thoả C D 
mãn các điều kiện của đề bài. 
Cách 2 
Chọn 2 cạnh BC và AD làm đáy của 2 tam 
giác sẽ chia ra. Như vậy các tam giác được 
chia ra từ tam giác ABC có chung đường cao 
AB cho nên ta phải chia đáy BC thành 2 phần 
có số đo bằng nhau bởi điểm M.Tương tự 
chia AD bởi điểm N. Nối AM, CN ta được 4 
tam giác ABM, AMC, CAN và CND thoả 
 M 
 B C 
 A N D 
mãn điều kiện của đề bài 
Cách 3 
Chọn hai cạnh AB và CD làm đáy của tam 
giác sẽ chia ra. Như vậy các tam giác được 
chia từ tam giác ABC có chung đường cao 
CB thành 2 phần có số đo bằng nhau bởi 
điểm P. Tương tự ta chia CD thành 2 phần 
bởi điểm H. Nối CP và AH ta được 4 tam 
giác ACP, CPB, ADH, và AHC thoả mãn 
điều kiện đề bài. 
 B C 
 P H 
 A D 
Cách 4 
Phối hợp cách 1 và cách 2 
như hình vẽ 
Ngoài ra còn có thể chia theo các cách khác. 
Dạng 14 .Diện tích xung quanh, 
 diện tích toàn phần và thể tích các hình 
Bài 1 : Có 8 hình lập phương, mỗi hình có cạnh bằng 2 cm. Xếp 8 hình đó thành 1 hình 
lập phương lớn. Tìm diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập 
phương lớn. 
 Giải : 
8 hình lập phương ta xếp thành hình lập phương lớn bao gồm có 2 tầng mỗi tầng có 4 
hình lập phương nhỏ 
 Cạnh của hình lập phương nhỏ là 2 nên cạnh của hình lập phương lớn là : 
 2 x 2 = 4 (cm) 
 - 11 - 
Diện tích xung quanh là : 4 x 4 x 4 = 64 (cm2) 
Diện tích toàn phần là : 4 x 4 x 6 = 96 (cm2) 
Thể tích là : 4 x 4 x 4 = 64 (cm2) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCAC_DANG_TOAN_BD_HSG_LOP_5.pdf