Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Khối 9

doc 36 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 12/07/2022 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Khối 9
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần A: Đặt vấn đề
I. Bối cảnh đề tài
2
II. Lí do chọn đề tài
2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
IV. Mục đích nghiên cứu
3
 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
3
Phần B: Nội dung
 Thực trạng của vấn đề
3
 Các biện pháp đã tiến hành
4
I. Câu điều kiện
4
 II.Một số hoạt động trong dạy câu điều kiện
12
 III.Một số dạng bài tập về câu điều kiện
17
Phần C: Kết luận
I. Bài học kinh nghiệm
30
II. Ý nghĩa của chuyên đề
30
 III. Khả năng ứng dụng triển khai
30
 IV. Những kiến nghị đề xuất
30
 V. Giáo án bài giảng 
32
 VI.Tài liệu tham khảo
36
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Bối cảnh của đề tài:
 Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ. Chủ trương mở cửa và hội nhập của nước ta đã tạo ra nhu cầu sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng cao đối với mọi đối tượng trong xã hội. Gắn liền với xu thế tất yếu đó, việc dạy – học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam được đòi hỏi ngày càng cấp bách, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận được một ngôn ngữ quốc tế. Bên cạnh đó tiếng Anh là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông . Chính vì thế, ở bậc THCS, việc hình thành cho học sinh thói quen học và phương pháp học đúng là rất cần thiết. Mục tiêu giúp các em học sinh rèn luyện bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và đạt khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và văn hoá thế giới.
II. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới gia tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày được quan tâm hơn. 
 Câu điều kiện trong Tiếng Anh là một phần ngữ pháp tương đối hấp dẫn và thú vị. Đồng thời nó cũng là một phần ngữ pháp trọng tâm cho việc phục vụ thi vào THPT và thi HSG của các em học sinh khối lớp 8, 9 theo chương trình SGK mới. Bên cạnh đó loại câu này là một phần rất quan trọng để giúp học tốt kỹ năng viết luận cho mỗi học sinh học môn Tiếng anh.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng anh lớp 8 và 9 tại trường THCS tôi thấy phương pháp dạy- học câu điều kiện truyền thống là : giáo viên là trung tâm còn học sinh chỉ thụ động ngồi nghe và ghi lại những gì giáo viên nói nên tiết học ngữ pháp trở nên rất nặng nề, các em học sinh thiếu tính sáng tạo tư duy trong quá trình học. Nhưng để tìm thấy một bộ sách tham khảo các phương pháp dạy câu điều kiện hiệu quả thì vẫn là vấn đề khó khăn đối với mỗi giáo viên . Bên cạnh đó có rất ít đồ dùng dạy học , giáo cụ trực quan phục vụ cho việc dạy về phần ngữ pháp này. Vậy làm thế nào để dạy câu điều kiện hiệu quả ? Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở và thôi thúc tôi viết chuyên đề này.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 9A năm học 2012 - 2013 để nghiên cứu. Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp tôi thấy phần lớn các em rất ngại khi được yêu cầu thực hành và làm bài tập về câu điều kiện nếu làm được thì còn nhiều sai sót và kết quả như sau:
	- Lượng học sinh : 30 em.
	- Chất lượng trước khi thực hiện chuyên đề : 
 Giỏi : 8 	 chiếm : 27 %
	 Khá : 10	 chiếm 33 %
	 TB : 10 	 chiếm 33 %
 Yếu : 2 	 chiếm 7 %
IV. Mục đích nghiên cứu :
Chuyên đề nhằm giúp hệ thống hoá toàn bộ về câu điều kiện như : các dạng cơ bản, dạng đặc biệt, những khái niệm và cách sử dụng đúng của từng loại của câu Bên cạnh đó giới thiệu một số hoạt động dạy và học về câu điều kiện . 
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
 Thực tế đã kiểm tra cho thấy trong sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 không có đầy đủ các dạng của câu điều kiện nên đối tượng học sinh khá, giỏi không có tài liệu để học mở rộng và nâng cao. Nếu học sinh có tìm đọc trong sách tham khảo thì cũng khó để hệ thống được kiến thức một cách logic và khoa học. Qua chuyên đề này tôi muốn cung cấp một số dạng câu điều kiện cơ bản và nâng cao dùng cho cả đối tượng học sinh đại trà và học sinh khá giỏi giúp học sinh dễ nhớ, dễ nhận biết khi làm bài tập về câu điều kiện. Bên cạnh đó tôi cũng xin mạnh dạn giới thiệu một số những kinh nghiệm nhỏ giúp cho việc dạy câu điều kiện đạt hiệu quả cao hơn.
PHẦN B : NỘI DUNG
*Thực trạng của vấn đề
Từ khi còn là học sinh, khi học phần ngữ pháp về câu điều kiện tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để nắm được và phân biệt được các loại câu điều kiện và làm thế nào để làm được các bài tập liên quan đến câu điều kiện đạt được kết quả cao. Chẳng hạn như: đó là câu điều kiện loại nào? Phải chia động từ ở thì nào? Hay làm thế nào để chuyển từ tình huống đã cho sang câu điều kiện? Đó là điều đã làm tôi ở thời điểm đó cũng như các em học sinh bây giờ gặp khó khăn trong quá trình học.
Tuy nhiên với chương trình SGK mới hiện nay, lấy người học làm trung tâm, luôn yêu cầu giáo viên và học sinh phải có tầm nhìn tích cực hơn trong quá trình dạy và học. Vì vậy học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và chủ động hơn, đồng thời giáo viên cũng đầu tư nhiều hơn nghiên cứu kĩ hơn cho mỗi bài giảng của mình để giúp việc học ngữ pháp bớt căng thẳng hơn. 
* Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề : 
 Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh THCS và ý thức tự rèn luyện của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong nói đúng, viết đúng và làm bài tập về câu điều kiện . Từ những khó khăn, những trải nghiệm trong quá trình học tập và giảng dạy, tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy câu điều kiện trong môn Tiếng Anh THCS” làm vấn đề nghiên cứu của mình. Sau đây là phần giới thiệu một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy câu điều kiện :
I. Conditional sentences ( CÂU ĐIỀU KIỆN)
1.Definition : ( Định nghĩa)
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
Mệnh đề nêu lên điều kiện ( IF - CLAUSE) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính ( MAIN- CLAUSE)
Ví dụ: If it rains , I will stay at home. 
 If – clause - Main clause 
Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa. 
Ví dụ: You will pass the exam if you work hard. 
 If you work hard, you will pass the exam. 
2. Types of conditional sentences (Các loại câu điều kiện)
2.1 . Conditional sentence type 0 ( Câu điều kiện loại 0)
Câu điều kiện loại 0 diễn tả một thói quen, một hành động, sự kiện luôn luôn đúng, hoặc đưa ra một định nghĩa, một chân lý. 
 Conditional sentence type 0
 If clause
 Main clause
If + Present simple tense
 Present simple tense
For example: 
If water reaches 100 degrees, it boils. 
(It is always true, there can't be a different result sometimes). 
If I eat peanuts, I am sick. 
(This is true only for me, maybe, not for everyone, but it's still true that I'm sick every time I eat peanuts)
Tất cả động từ trong câu (mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện) đều được chia ở thì hiện tại đơn.
Nếu diễn tả thói quen, trong mệnh đề chính thường xuất hiện thêm: often, usually, or always. Ví dụ:
I often drink milk if I do not sleep at night. 
I usually walk to school if I have enough time. 
Ví dụ:
If people eat too much, they get fat.
People die if they don't eat.
If babies are hungry, they cry.
2.2. Conditional sentence type 1 ( Câu điều kiện loại 1)
.Chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
 (Một hành động sẽ chỉ xảy ra trong tương lai nếu có một điều kiện nào đó chắc chắn được thoả mãn vào thời điểm đó. Tuy nhiên, do chúng ta không biết liệu điều kiện đó có xảy ra hay không (cho dù nhiều khả năng nó sẽ xảy ra), nên chúng ta dùng câu điều kiện loại 1 – câu điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.)
Example:
If he asks me to be her girlfriend, I will say yes!
 Conditional sentence type 1
 If clause
 Main clause
If + Present simple tense
S + will/ modal + V- inf
Example: If I find her address, I’ll send her an invitation.
(I want to send an invitation to a friend. I just have to find her address. I am quite sure, however, that I will find it.)
Example: If John has the money, he will buy a Ferrari.
(I know John very well and I know that he earns a lot of money and that he loves Ferraris. So I think it is very likely that sooner or later he will have the money to buy a Ferrari.)
2.3. Conditional sentence type 2: ( Câu điều kiện loại 2)
Câu điều kiện loại II còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
 Conditional sentence type 2
 If- clause
 Main clause
If + Past subjunctive
S + would / could / might  + verb
Example: If she were him, she would not do this.
Example: If I found her address, I would send her an invitation.
(I would like to send an invitation to a friend. I have looked everywhere for her address, but I cannot find it. So now I think it is rather unlikely that I will eventually find her address.)
Example: If John had the money, he would buy a Ferrari.
(I know John very well and I know that he doesn't have much money, but he loves Ferraris. He would like to own a Ferrari (in his dreams). But I think it is very unlikely that he will have the money to buy one in the near future.)
2.4. Conditional sentence type 3 ( Câu điều kiện loại 3)
Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
 Conditional sentence type 3
 If- clause
 Main clause
If + Past Perfect tense
 would have  
S + could have + past participle
 might have
Example: If I had found her address, I would have sent her an invitation.
(Some time in the past, I wanted to send an invitation to a friend. I didn't find her address, however. So in the end I didn't send her an invitation.)
Example: If John had had the money, he would have bought a Ferrari.
(I knew John very well and I know that he never had much money, but he loved Ferrari. He would have loved to own a Ferrari, but he never had the money to buy one.)
2.5. Mixed Conditionals (Câu điều kiện hỗn hợp)
a. Câu diễn đạt một giả thiết trái với quá khứ dẫn đến kết quả trái với hiện tại 
Past Unreal Conditional
Present Unreal Conditional.
Examples:
If I had won the lottery, I would be rich. 
(But I didn't win the lottery in the past and I am not rich now.)
If I had taken French in high school, I would have more job opportunities. 
(But I didn't take French in high school and I don't have many job opportunities.)
b. Câu diễn đạt một giả thiết trái với quá khứ dẫn đến kết quả trái với tương lai
Past Unreal Conditional.
Future Unreal Conditional.
Example:
If Mark had got  the job instead of Joe, he would be moving to Shanghai. 
(But Mark didn't get the job and Mark is not going to move to Shanghai.)
c. Câu diễn đạt một giả thiết trái với hiện tại dẫn đến kết quả trái với quá khứ
Present Unreal Conditional.
Past Unreal Conditional.
Examples:
If I didn't have to work so much, I would have gone to the party last night. 
 (But I have to work a lot and that is why I didn't go to the party last night)
d. Câu diễn đạt một giả thiết trái với tương lai dẫn đến kết quả trái với quá khứ
Future Unreal Conditional.
Past Unreal Conditional.
Examples:
If Donna weren't making us a big dinner tonight, I would have suggested that we go to that nice Italian restaurant. 
(But she is going to make us a big dinner tonight, and that is why I didn't suggest that we go to that nice Italian restaurant.)
e. Câu diễn đạt một giả thiết trái với tương lai dẫn đến kết quả trái với hiện tại.
Future Unreal Conditional.
Present Unreal Conditional
Examples:
If I were going to that concert tonight, I would be very excited. 
(But I am not going to go to that concert tonight and that is why I am not excited.)
If Sandy were giving a speech tomorrow, she would be very nervous. 
(But Sandy is not going to give a speech tomorrow and that is why she is not nervous.)
2.6. A number of expressions other than IF including : unless, providing that, so / as long as, on condition that, but for, in case, otherwise, even if, only if, when, suppose, what if and or ..... ( một số từ và cụm từ thay thế IF) 
  . If and When (When có thể thay thế if trong câu điều kiện loại 0)
If you heat water to 100 degrees Celsius, it boils.
When you heat water to 100 degrees Celsius, it boils.
 . Even if (Dẫu rằng, kể cả nếu như mà )
Even if we leave right now, we still won't catch the train.
Even if he comes here, I will not forgive him. 
 . Only if ( Chỉ khi mà ) nhấn mạnh điều kiện chặt chẽ hơn
These can be used only if there is an emergency
Nếu only if được đặt ở đầu câu mệnh đề điều kiện thì sẽ đảo ngữ ở mệnh đề chính 
Only if you like classical music is it worth coming tonight.
 . So / as long as, providing/ provided ( that) : ( Miễn là , với điều kiện là, chỉ cần ...) có thể được dùng thay thế if để nêu lên một điều kiện
You can stay here as long as you keep quiet.
Provided/Providing (that) the bills are paid, tenants will not be evicted.
 . Suppose / supposing ( giả sử, giả định rằng) , what if ( sẽ thế nào nếu như) được dùng thay if chủ yếu trong đàm thoại hàng ngày và được sử dụng thường không có mệnh đề chính
Suppose/supposing you won the lottery, what would you do?
Suppose/supposing you can't find a job?
What if you are not accepted to university? What will you do then?
 . Unless
Unless dùng để diễn đạt ý "if ... not": trừ khi, nếu .....không
My leg's broken. I can't stand up unless you help me. 
(I can't stand up if you don't help me.)
 . If it weren’t for / if it hadn’t been for, but for “ nếu không có”
Những cụm trên thường được sử dụng trong câu điều kiện loại 2 và 3 , theo sau là một cụm danh từ
If it weren't for Miguel, we wouldn't know what to do now. 
(Without Miguel...)
If it hadn't been for your foolishness, we wouldn't have got lost. (If you hadn't been such a fool...)
But for your help, I would have been in big trouble. (Without your help... / If you hadn't helped me...)
 . In case : ( Trong trường hợp)
I'll buy a sandwich in case I get hungry. 
(I'll buy a sandwich because I may get hungry later.)
I'll buy a sandwich if I get hungry. 
(I'll buy a sandwich when I get hungry.).
 . Or ( else) and Otherwise ( nếu không thì, không là)
We must be early or ( else) we won’t get a seat.
We had to take a taxi otherwise I would have been late
(If we hadn’t taken a taxi, I would have been late )
 . If in doubt, if possible, if necessary etc
If (you are) in doubt, consult a dictionary.
If necessary, you can call Jake at home.
I'd like a seat by the window if possible.
 . If so , If not (thay thế mệnh đề if và được hiểu theo từng ngữ cảnh cụ thể)
"According to the weather forecast, it might rain tomorrow." "If so, we'll go hiking another day."
I hope Peter gets here soon. If not, we'll have to start without him.
2.7. Inversion in condition clauses ( Đảo ngữ của câu điều kiện)
Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu để nhấn mạnh một thành phần hay ý nào đó trong câu. Đảo ngữ trong câu điều kiện thường được áp dụng cho mệnh đề “if” 
a. Điều kiện loại I
• Nếu trong câu có “should” ở mệnh đề “if“, thì đảo “should” lên đầu câu.
Ví dụ:
If he should ring , I will tell him the news.
→ Should he ring, I will tell him the news.
• Nếu trong câu không có “should”, chúng ta phải mượn “should”
If he has free time, he’ll play tennis.
→ Should he have free time, he’ll play tennis.
If she comes early, we’ll start.
→ Should she come early, we’ll start.
b. Điêu kiện loại II
• Nếu trong câu có động từ “were”, thì đảo “were” lên đầu.
Ví dụ:
If I were a bird, I would fly.
→ Were I a bird, I would fly.
They would answer me if they were here.
→ Were they here, they would answer me.
• Nếu trong câu không có động từ “were” thì mượn “were” và dùng “ to V”.
Ví dụ:
If I learned Russian, I would read a Russian book.
→ Were I to learn Russian, I would read a Russian book.
If they lived in Australia now, they would go swimming.
→ Were they to live in Australia now, they would go swimming.
c. Điều kiện loại III
• Đảo trợ động từ của thì quá khứ hoàn thành.
Ví dụ:
If he had trained hard, he would have won the match.
→ Had he trained hard, he would have won the match.
Chú ý: Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ:
Ví dụ: Had it not been so late, we would have called you.
Normal form
Inversion
If he should call, let me know.
Should he call, let me know.
If he were to ask for more money, it would be a problem.
Were he to ask for more money, it would be a problem.
If she had studied more, she would have passed the exam.
Had she studied more, she would have passed the exam.
2. 8. Biến thể của cụm động từ trong mệnh đề điều kiện ( if – clause)
Trong quá trình học và giao tiếp các bạn sẽ thấy câu điều kiện không phải lúc nào cũng tuân theo những quy tắc nhất định.
a. Đối với trường hợp đang xảy ra ngay trong hiện tại
 EX: If he is working, I won't disturb him.
 If you are doing exercises, I will wait.
 If I am playing a nice game, don't put me to bed.
b.Đối với trường hợp không chắc về thời gian của điều kiện có thật mà nhấn mạnh tính hoàn tất của nó
 EX: If you have finished your homework, I shall ask for your help.
c. Đối với câu gợi ý nhưng nhấn mạnh về điều kiện
 EX : If you would like to go to the library today, I can/will go with you.
d. Đối với câu đề nghị, gợi ý, bày tỏ ý kiến mang tính lịch sự
 EX : If I can help you, I will.
 If I must/have to take the oral test, I shall feel afraid.
 If you are going to go to University, you must study hard before an entrance examination.
II. Activities in teaching conditional sentences 
 ( Một số hoạt động trong dạy câu điều kiện)
1. Games ( Sử dụng trò chơi)
a. Matching games: ( Nối mệnh đề)
- Cách 1: Trong giờ dạy câu điều kiện , giáo viên có thể sử dụng trò chơi Matching games bằng cách cho học sinh chia học sinh thành hai dãy : Dãy thứ nhất chỉ đưa ra mệnh đề điều kiện, dãy thứ hai đưa ra mệnh đề chính sau đó yêu cầu học sinh đứng dậy đọc to mệnh đề của mình để tìm mệnh đề còn lại của học sinh ở dãy kia hoặc cầm những mẩu giấy có chứa những mệnh đề Nếu hoặc Thì; nhiệm vụ là phải ghép các mệnh đề đó sao cho tạo thành những câu Nếu –Thì có ý nghĩa. Trò chơi này vừa giúp học sinh sử dụng đúng thì của động từ trong từng mệnh đề của câu điều kiện vừa tạo ra một không khí lớp học sôi nổi , kích thích khiếu hài hước , sáng tạo của mỗi học sinh. 
-Cách 2: Giáo viên viết lên bảng hai cột sắp xếp không theo thứ tự từng mệnh đề của câu điều kiện và yêu cầu học sinh nối hai nửa câu để tạo thành câu điều kiện đúng, ví dụ:
 A
 B
1. If I have money
A. I would have passed the exam
2. If it rains
B. I would buy that car
3. If I had studied hard
C. She will stay at home
Cách 3: Giáo viên có thể đưa ra những tình huống gợi ý ở cột thứ nhất và những câu điều kiện đúng được sắp xếp không theo thứ tự ở cột thứ hai rồi yêu cầu học sinh nối ví dụ:
A
B
1. I want a new laptop and I have saved some money but not enough
a. If I had enough money, I would buy a new laptop.
2. I want a new car, but I don’t have any money 
b. If I were Jane, I would marry him
3. I’m not Jane, so I don’t marry him.
c. If I had known you were ill, I would have visited you.
4. I didn’t know you were ill, so I didn’t visit you.
d. If I had money, I will buy a new car.
b. Chain game
Trong t

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_anh_khoi_9.doc